Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Dipa Ma Cuộc đời và Di huấn


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Dipa Ma Cuộc đời và Di huấn
  • Tác giả : Amy Schmidt
  • Dịch giả : Thiện Nhật
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 161
  • Nhà xuất bản : NXB Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2006
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000009526
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

Dipa Ma Cuộc đời và Di huấn

The life and legacy of a Buddhist master

Amy Schmidt

Thiện Nhật dịch

Thích Nhật Từ giới thiệu

NXB Phương Đông

Lời giới thiệu

Dipa Ma Cuộc đời và di huấn[của một bậc thầy Phật giáo] (The life and legacy of a Buddhist master) do Amy Schmidt sưu khảo và biên soạn là tác phẩm ký sự, kể về cuộc đời và sự nghiệp giáo hóa của một vị nữ thiền sư người Ấn Độ mà phương pháp hành thiền và cách giáo huấn của bà có ảnh hưởng sâu rộng ở thế giới phương Tây trong những thập niên cuối thế kỷ 20.

Tác phẩm gồm 3 phần với 13 chương. Phần một giới thiệu về gia thế vàcuộc đời bế tắt của Dipa Ma trước khi đến với thiền và con đường khai phóng hạnh phúc sau khi thực hành thiền minh sát. Phần hai là một tập hợp các nhận xét về Dipa Ma từ kinh nghiệm tiếp xúc hoặc học hỏi từ các đồ đệ, như để chia sẻ với người học Phật về nghệ thuật  đối diện và vượt qua khổ đau một nhẹ nhàng và hiệu quả thông qua phương pháp hành thiền. Các mô tả này gián tiếp cung cấp cho chúng ta một phương pháp luận hành trì vô cùng giản đơn nhưng có hiệu quả thiết thực về thiền minh sát. Người hành trì dưới sự hướng dẫn của Dipa Ma có khả năng thiết lập được cuộc sống mới với những chất liệu của an vui và hạnh phúc. Các nghệ thuật hành trì này được giới thiệu một cách cô đọng và có hệ thống trong chương 11 của phần 3, với mười bài thực tập hỗ trợ thiền minh sát, trong chương 12 với các câu hỏi nghi tình và những đáp án mang tính định hướng tâm linh rất ấn tượng.

Dipa Ma có nghĩa đen là Mẹ của Dipa, Mẹ của Ánh Sánh, sinh ngày 25-3-1921 tại miền đông Bengal, Ấn Độ, trong một gia đình Phật tử truyền thống Nam Tông. Thân phận khổ đau của một góa phụ ở tuổi tứ tuần, đối diện cái chết của hai người con, phải đóng vai vửa là mẹ vừa là cha của hai con gái, nhiều năm làm bạn với bệnh tật liệt giường, liệt chiếu, cuộc đời chìm nổi trong sầu đau và nước mắt, đã giúp cho Dipa Ma tìm kiếm con đường thiền định để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau của kiếp người.

Nhờ thực tập Thiền minh sát với thiền sư Anagarika Munindra, một bậc thầy thiền quán nổi tiếng, và đặc biệt là thiền sư Mahasi, bậc thầy lỗi lạc nhất ở Miến Điện vào thập niên 60, bà Dipa Ma đã vượt qua được thân phận khổ đau của một người phụ nữ nội trợ với nhiều bệnh tật và sầu cảm.

Ba thập niên tầm cầu con đường chuyển hóa của Dipa ma đã có được kết quả xứng đáng. Năm 53 tuổi, Bà đã chinh phục được các bệnh tật, nhu nhược và sầu não, trở thành một hành giả tráng kiện, rạng rỡ, tươi tắn, không sầu lo, không vướng bận, thảnh thơi, an lạc và vững chải. Từ năm 1966, tên tuổi của Dipa Ma trở nên quen thuộc với các hành giả thiền minh sát tại Rangoon và từ đó, ảnh hưởng của Bà lan rộng đến thế giới phương Tây qua vài lần thuyết giảng con đường thiền quán.

Thiền minh sát (vipassana) được Dipa Ma hướng dẫn chính là phương pháp thực tập truyền thống của Phật giáo, nhìn bằng cặp mắt quán chiếu để thấy một cách thấu đáo bản chất của thế giới hiện tượng là một quy trình vận động, thay đổi trong tự thân và thay đổi do hoàn cảnh (vô thường), vốn có thể kéo theo tiến trình được trở thành cái khác (becoming) không có thực thể bất biến (vô ngã), và dĩ nhiên phản ứng thiếu chánh niệm trước hai quy luật này tạo ra nổi khổ niềm đau. Phương pháp hướng dẫn của Dipa Ma tuy giản fdị nhưng thâm sâu, vì nó tuông trào từ kinh nghiệm hành vi và thực chứng của bản thân

Tác phẩm này dâng hiến cho cuộc đời tấm gương hoằng pháp của nữ tu sĩ trong thời đại mà vai trò đóng góp của phái yếu đã trở thành thế mạnh. Điều này giáng tiếp khẳng định rằng học thuyết bình đẳng nam nữ được Phật dạy chính là nghệ thuật giúp cho nữ giới vốn bị các truyền thống văn hóa cổ đại vùi dập có thể đóng góp tuệ giác và năng lực phục vụ của mình. Mong sao Phật giáo thế giới và Phật giáo Việt Nam có thêm nhiều nhân vật Dipa Ma để những mảnh đời bất hạnh được thấm nhuần ân phước của sự chuyển hóa thông qua sự hành trì lời Phật dạy.

Giác Ngộ, ngày 1-8-2006

Kính cẩn

Thích Nhật Từ

 

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Bồ Tát Quảng Đức ngọn lửa và trái tim
Bồ Tát Quảng Đức ngọn lửa và trái tim
Khái niệm về Bồ tát Quán Thế Âm
Khái niệm về Bồ tát Quán Thế Âm
Nghệ thuật diễn giảng xướng ngôn lễ hội Phật giáo
Nghệ thuật diễn giảng xướng ngôn lễ hội Phật giáo
Hương Hoa Vườn Giáo Pháp
Hương Hoa Vườn Giáo Pháp
Nguyên Thủy Phật giáo tư tưởng luận
Nguyên Thủy Phật giáo tư tưởng luận
Nghi thức sám hối sáu căn và hồng danh
Nghi thức sám hối sáu căn và hồng danh
Cuộc đời thánh tắng A Nan Đà
Cuộc đời thánh tắng A Nan Đà
Nghiệp và kết quả
Nghiệp và kết quả
Phật Việt Nam, dân tộc Việt nam
Phật Việt Nam, dân tộc Việt nam
Những điểm đặc sắc của Phật Giáo
Những điểm đặc sắc của Phật Giáo
Kinh An Ban Thủ Ý lược giải
Kinh An Ban Thủ Ý lược giải
A Dục Vương ASOKA cuộc đời sự nghiệp
A Dục Vương ASOKA cuộc đời sự nghiệp