Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Phật Giáo Miến Điện


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phật Giáo Miến Điện
  • Tác giả : Trần Quang Thuận
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 477
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2006
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12100000012605
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LỜI MỞ ĐẦU

          Tình hình chính trị và xã hội tại Miến Điện từ ngày dành lại chủ quyền, thoát khỏi ách đô hộ Anh năm 1948 đã gặp nhiều trở ngại. Aung San, nhà lãnh đạo kháng chiến Miến cùng 6 lãnh đạo phụ tá và hầu hết những nhân vật trong nhóm Ba Mươi Đồng Chí đã bị U Saw, ám sát vào tháng 7 năm 1947. U Nu, Ne Win và một số đồng chí khác trong Nhóm Ba Mươi Đồng Chí sống sót, tiếp tục sứ mạng dành độc lập. Ngày 4 tháng Giêng năm 1948 chính quyền Anh trao quyền độc lập cho Thủ Tướng U Nu, nhưng sự thống nhất của quốc gia Miến Điện gặp trở ngại: sắc tộc Karen trong thời gian dưới quyền cai trị của người Anh, một số đã cải đạo theo Tin Lành, được võ trang đòi tự trị; sắc tộc Shan, gốc Vân Nam đến định cư trong thời gian kháng chiến được cán bộ Cộng Sản hướng dẫn cũng võ trang đòi tự trị.

          U Nu là vị Thủ Tướng đầu tiên của nước Miến Điện độc lập sau Đệ Nhị Thế Chiến, là một Phật tử thuần thành, muốn theo gương Asoka đem giáo lý Phật để giải quyết những nan đề cấp bách. Năm 1952 ông đưa ra kế hoạch kiến thiết tám năm, gọi là Pyidawtha – kế hoạch mang lại hạnh phúc cho dân, nhằm tăng lợi tức của người dân từ 75 Mỹ Kim đến 200 Mỹ Kim mỗi tháng, dựa vào việc sản xuất lúa gạo, đồng thời ông lãnh trách nhiệm tổ chức Đại Hội Kết Tập Kinh Điển Lần Thứ Sáu. Đại Hội qui tụ nhiều học giả của hơn 30 quốc gia, xiển dương gia tài tư tưởng Phật giáo trước sự khủng hoảng tinh thần do các tổ chức Cơ Đốc Tây phương gây nên, sau hàng loạt chiến tranh cục bộ và cuối cùng là hai cuộc Đại Chiến. Thông điệp hòa bình của đạo Phật là liều thuốc cứu nhân loại ra khỏi con đường diệt vong do văn minh Cơ Đốc tạo ra. (Xem E. Benz: The Revival of Buddhism in Burma, tr. 78).

          Đại Hội khai mạc vào ngày Phật Đản năm 1954 trong Hội Trường, ở giữa là một ngôi chùa đặt tên là Kaba Aye (Chùa Hòa Bình Thế Giới). Trước mặt chùa là sảnh đường xây bằng đá hoa cương, nơi hội họp của 2,500 vị đại biểu các quốc gia trên thế giới, tượng trưng cho 2,500 đệ tử Phật thời Phật còn tại thế. Trong hội trường còn có các cơ sở khác như Tàng Kinh Các, trai phòng, nơi cư trú của chư tăng và phật tử hành hương, cơ sở ấn loát, động đá, ngôi đền thờ di vật cả hai đại đệ tử của Phật: ngài Xá Lợi Phất và ngài Mục Kiền Liên. Đại Hội kết thúc vào ngày trăng tròn, nhân lễ Phật Đản năm 1956, kỷ niệm 2500 năm sau khi Phật Thích Ca nhập diệt.

          Đại Hội thành công rực rỡ. Uy tín của Thử Tướng U Nu trong nước cũng như ngoài nước lên cao, trong tình trạng kinh tế Miến Điện xuống thấp: Kế hoạch Tám Năm không thành công. Kinh tế bế tắc gây xáo động chính trị, ngoài ra hai đảng Cộng sản Trung Hoa, Nga Sô gây áp lực liên miên tại biên giới làm cho tình trạng an ninh Miến Điện trở nên nghiêm trọng Giải pháp dân chủ với tinh thần Phật giáo của U Nu thất bại, Tướng Ne Win được quốc hội tín nhiệm thành lập chính phủ quân nhân lúc đầu trong 6 tháng, sau triển hạn thành 2 năm, dự trù tổ chức tổng tuyển cử năm 1960.

          Trong kỳ bầu cử năm 1960, U Nu lãnh đạo khối Phật giáo, đắc cử một cách vẻ vang, thành lập chính phủ dân sự. Tháng 10 năm 1962 ông đưa ra dự thảo đạo luật thành lập Quốc Giáo cho Quốc Hội thảo luận và biểu quyết, lấy Phật giáo làm quốc giáo và để trấn an những phần tử khác tôn giáo, ông chủ trương tự do tôn giáo, triệt để tôn trọng quyền tín ngưỡng của nhân dân. Quốc Hội chấp thuận với 324 phiếu thuận, 28 phiếu chống.

          Đạo luật mới gây nhiều xáo trộn. Bộ lạc Karen trong đó có nhiều tín đồ Tin Lành võ trang nổi dậy đòi tự trị. Bộ lạc Shan có nhiều liên hệ với Trung Hoa lục địa tăng áp lực quân sự ở biên giới. Quận đội Miến Điện do tướng Ne Win cầm đầu đứng lên đảo chánh, thành lập Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, giải tán tất cả đảng phái, thành lập Đảng Thực Thi Chương Trình Xã Hội Miến Điện (Burma Socialist Program Party), công bố cương lĩnh của Đảng, mệnh danh là Con Đường Miến Điện Tiến Tới Xã Hội Chủ Nghĩa (The Burmese Way to Socialism) và giải thích cương lĩnh ấy bằng văn kiên Hệ Thống Tương Quan giữa Người và Môi Sinh (The System of Correlation of Man & his Environment). Theo quan điểm trên, cuộc Cách Mang do quân đội đảm trách đều nằm trong truyền thống Phật giáo, đều tìm cầu giải thoát, không phải cho cá nhân mà cho tập thể và người thi hành nhiệm vụ không phải là chư tăng mà là quân đội, chư tăng trở lại với vai trò lãnh đạo tinh thần truyền thống, không xen vào lãnh vực chính trị, không lên đường, xuống đường! Chính phủ quân nhân Miến áp dụng hệ thống kiểm soát tăng già, kiểm tra tăng sĩ, mỗi nhà sư đều được cấp thẻ Tăng Tịch, đồng thời chấm dứt mọi khoản tài trợ làm áp lực để Giáo Hội phải đi theo đường lối của chính phủ. Năm 1980 Chính phủ và Giáo Hội tổ chức Đại Hội Tăng già với 1218 đại biểu Tăng già tham dự. Đại Hội chấp thuận 5 nguyên tấc chi phối đời sống của chư tăng:

  1. Giáo Hội Tăng già Miến Điện thuộc Phật giáo Nguyên Thủy Theravada.
  2. Giáo Hội Tăng già Miến Điện gồm 9 giáo phái, không được phép thành lập thêm.
  3. Không một tu sĩ nào được phép sống độc lập, ngoài Giáo Phái.
  4. Tăng chúng Miến Điện triệt để tuân hành kỷ luật Giáo Hội Tăng già.
  5. Giáo Hội Phật giáo Miến Điện nằm trong khuôn khổ luật pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Miến Điện.

          Đại Hội biểu quyết thông qua một văn kiện gọi là Qui Tắc Điều Hành Giáo Hội Tăng già được xem như Qui Chế của Giáo Hội Tăng già Miến Điện, trong đó qui định Tăng Chúng ở đơn vị Xã bầu đại diện cấp Xã. Các đại diện cấp Xã bầu đại diện Tỉnh. Đại diện cấp Tỉnh bầu đại diện vào Giáo Hội Quốc Gia, xem như là Quốc Hội Phật giáo. Quốc Hội Phật giáo năm năm họp một lần để thông qua đường lối, chính sách của Giáo Hội, đồng thời bầu ủy Ban Thường Trực gồm 300 đại biểu thay mặt Quốc Hội Phật giáo hoạt động thường xuyên, ủy Ban Thường Trực tuyền thỉnh Hội Đồng Tăng Trưởng gồm 45 vị, xem như thành phần chính phủ Phật giáo, điều hành tổ chức Giáo Hội. Đại Hội thông qua quyết định thành lập thêm hai trường Đại Học Phật giáo tại Rangoon và Mandalay. Đại Hội hoạch định chương trình hoằng pháp trong nước và hải ngoại. Thêm vào đó, chính phủ quân nhân do tướng Ne Win lãnh đạo còn triệu tập Đại Hội Nhân Dân, thông qua đạo luật thành lập các Tòa Án Phật giáo, dùng để xét xử các nhà sư vi phạm giới luật Phật, vi phạm luật pháp quốc gia; xét xử tranh chấp giữa chư tăng, giữa các chùa, giữa các Giáo Phái. Tòa án có quyền trục xuất chư tăng ra khỏi Giáo Hội nếu phạm trọng tội theo luật định.

          Những việc làm trên của chính phủ quân nhân Miến Điện, trên thực tế là tiếp tục cuộc vận động phục hưng Phật giáo của U Nu đã bị thất bại vì quá vội vã, vì quá hiền hòa, vì thiếu thực tế, vì đã hoàn toàn dựa vào lực lượng Tăng già, trong khi Tăng già Miến Điện vừa mới thoát khỏi gọng kềm cai trị của thực dân, chưa sẵn sàng, chưa có đường lối, kế hoạch, chưa có Chiến lược, chiến thuật thích ứng với hoàn cảnh mà lại rơi vào những tranh chấp, rơi vào hố sâu bảo thủ địa vị độc tôn tinh thần, thiếu sáng kiến, thiếu khả năng lãnh đạo, thiếu khả năng thích ứng.

          Sau khi chế độ quân nhân được thiết lập tại Miến Điện, tình hình căng thẳng dần dần lắng dịu. Tăng già Miến Điện theo dõi ba mục tiêu chính: thanh lọc hàng ngũ, chấp nhận kỷ luật, học hỏi để tự điều hành và giáo hóa. (G. Lubeight: L’Organisation du Sangha Birman trong Bouddhisme et Sociétés Asiatiques, Paris: L’Harmattan, 1990). Bề ngoài Miến Điện có vẻ yên tĩnh, nhưng bên trong không mấy lắng dịu. Trên 40 năm qua, từ ngày chính quyền quân nhân Miến lên cầm quyền, đã nhiều lần Liên Hiệp Quốc cũng như các chính phủ trên thế giới lên án chính quyền quân nhân Miến vi phạm nhân quyền. Gần đây vào ngày 29 tháng 5 năm 2006, chính phủ Nhật Bản đã lên án nhà cầm quyền Miến tiếp tục giam lỏng bà Aung San Suu Kyi. Tại Âu Châu, Áo Quốc, nước đang giữ chức Chủ Tịch luân phiên của Liên Hiệp Âu Châu – EU đã mạnh mẽ lẽn án việc Miến Điện gia hạn lệnh quản chế đối với bà Aung San Suu Kyi, kêu gọi nhà cầm quyền quân phiệt Miến phóng thích bà Suu Kyi cùng tất cả tù nhân chính trị và tạo điều kiện cho các lực lượng chính trị, sắc tộc trong nước tham dự tiến trình đối thoại thật sự, nhằm mang lại hòa giải và dân chủ cho Miến Điện.

          Miến Điện đi về đâu? Tương lai Phật giáo Miến Điện như thế nào Cuốn Phật giáo Miến Điện, Tín lý và- Hiện Thực cố gắng trả lời phần nào nan đề này. Chúng tôi thành thực cám ơn Thượng Tọa Thích Nguyên Siêu, tại Hoa Kỳ đã tận tình khuyến khích và giúp đỡ tài chánh cho việc hình thành và xuất bản cuốn Phật giáo Miến Điện nguyện cầu Phật Pháp trường tồn, quốc thái dân an, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Mùa hạ năm 2006

Trần Quang Thuận

 

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Chương I: MIẾN ĐIỆN TRONG VÙNG ĐÔNG NAM Á

– Gia tài văn hóa

– Thời kỳ đô hộ

– Đấu tranh dành độc lập

– Thành quả tự do, độc lập

Chương II: BỐI CẢNH LỊCH SỬ, VĂN HÓA, ĐỊA DƯ

  • Danh hiệu
  • Thời tiền sử
  • Chủng tộc
  • Sắc dân Pyus
  • Sắc dân Miến
  • Anh quốc với Miến Điện
  • Chiến tranh Anh-Miến lần thứ nhất, 1824-1826
  • Chiến tranh Anh Miến lần thứ hai, 1852
  • Liên hệ Anh-Miến được cải thiện
  • Vai trò của vua Mindon
  • Liên hệ Anh-Miến gặp khó khăn
  • Chiến tranh Anh Miến lần thứ ba, 1885. Anh xáp nhập Thượng Miến.
  • Phong trào chống Anh
  • Các tổ chức quốc gia
  • Nhật Bản vỏi các nhà lãnh đạo quốc gia Miến Điện
  • Liên Minh Tự Do Dân Tộc Chống Phát Xít
  • Liên Bang Miến (Myanmar)
  • Chính quyền U Nu
  • Chính sách kinh tế xã hội
  • U Nu thất bại
  • Chính quyền quân nhân Ne Win
  • Chính sách xã hội của Ne Win
  • Nỗ lực canh tân
  • Thời đại Ne Win cáo chung
  • Hội Đồng Tái Lập Trật Tự Quốc Gia và bà Aung San Suu Kyi
  • Hội Đồng Tái Lập Trật Tự Quốc Gia và vấn đề sắc tộc
  • Chính sách ngoại giao của Ne Win
  • Chính sách ngoại giao của Hội Đồng Tái Lập Trật Tự Quốc Gia
  • Địa thế
  • Chùa Shwedagon tại Yangon (Rangoon)
  • Bagan (Pagan)
  • Dân số
  • Tín ngưỡng
  • Khí hậu

Chương III: PHẬT GIÁO MIẾN ĐIỆN – TRUYỀN THỪA VÀ PHÁT TRIỂN

  • Thời cổ đại
  • Từ thế kỷ thứ năm đến thứ mười
  • Từ thế kỷ thứ mười đến thế kỷ thứ mười bảy
  • Thế kỷ thứ muời bảy là khúc quanh quan trọng trong lịch sử Miến Điện
  • Dung hợp văn hóa và tín ngưỡng
  • Mandalay, thủ đô cuối cùng của vưong triều Miến Điện

Chương IV: PHẬT GIÁO MIẾN ĐIỆN HỆ THỐNG TỰ VIỆN

  • Xuất Gia – Động cơ xuất gia
  • Thọ giới
  • Giới luật
  • Khuynh hướng khổ hạnh
  • Giới luật triển khai
  • Lễ-Sám Hối
  • Nếp sống hàng ngày
  • Cơ sở tự viện
  • Cộng đồng Tăng Già

ChươngV: PHẬT GIÁO MIẾN ĐIỆN – TỔ CHỨC TĂNG GIÀ

  • Ảnh hưởng không thuận lợi
  • Nhu cầu nương tựa
  • Vị kỷ
  • Đức tính tốt, xấu của nhà sư Miến Điện
  • Khoe khoang
  • Ganh ghét
  • Tranh chấp, xung đột
  • Giá trị vật chất
  • Giá trị học vấn
  • Giới luật – Nữ sắc
  • Cúng tế, xin xăm, bói toán…
  • Tình trạng Tăng Già

Chương VI: PHẬT GIÁO VỚI QUỐC GIA DÂN TỘC & CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI

  • Giáo Hội và Quốc Gia trong lịch sử Miến thời tiền thuộc địa
  • Miến Điện dưới thời Anh cai trị
  • Giáo Hội và Quốc Gia Miến ngày nay
  • Uy thế của các nhà sư chính trị trong cộng đồng
  • Tăng Già Miến Điện
  • Quan điểm của những nhà sư có khuynh hướng chinh trị
  • Phật giáo và thế giới loài người – nhân loại

Chương VII: TĂNG GIÀ VÀ PHẬT GIÁO TRONG XÃ HỘI MIẾN ĐIỆN

  • Vị thế của chư tăng trong xã hội Miến Điện
  • Nếp sống tịnh hạnh của Tăng Già
  • Quyền lực của hàng xuất thế
  • Nền tảng của lòng tôn kính đối với Tăng Già
  • Lý do cúng dường chư tăng nghiêm trì giới luật:
  • Tư tưởng đối nghịch
  • Sự xung đột giữa Tăng Già và Cư Sĩ
  • Phật giáo và xã hội Miến Điện
  • Nghiệp báo và sức mạnh đạo đức trong trật tự xã hội
  • Biến chuyển chính trị
  • Ổn định xã hội
  • Vũ trụ quan và kiểm soát xã hội
  • Định hướng thế gian và triển vọng con người
  • Đạo lý giải thoát và nền kinh tế Miến Điện
  • Phật giáo Nghiệp Báo (Phật giáo Nhập Thế) và động cơ phát triển kinh tế
  • Dàna và phát triển kinh tế
  • Dịch vụ xã hội
  • Phật giáo hành động và hợp tác xã hội
  • Gia tài Phật giáo và thống nhất quốc gia
  • Nhà sư Phật giáo và biểu tượng tập thế

Chương VIII: CÁC THIỂN SƯ DANH TIẾNG MIẾN ĐIỆN

  • Hành thiền tại Miến Điện
  • Sự khác biệt giữa Trung Tâm Thiền và Thiền Viện
  • Thiền su Mahasi Sayadaw
  • Insight Meditation: Basic and Progressive stage (Thiền Minh Sát) của thiền su Mahasi Sayadaw
  • Thực hành căn bản
  • Tiến trình thực tập
  • Thiền sư Sunlun Sayadaw
  • Thiền sư U Ba Khin
  • Hành Trì Giáo lý Căn Bản của Đức Phật U Ba Khin

Chương IX: THAY LỜI KẾT

  • Giáo Điển Nguyên Thủy
  • Vị thế trung tâm của Tăng Già
  • Tín ngưỡng dân gian và cách dung hợp
  • Ảnh hưởng trào lưu tân tiến
  • Đáp ứng
  • Chính trị hóa Phật giáo
  • Xã hội hóa và cư sĩ hóa Phật giáo
  • Trí thức hóa: Tự vệ và tấn công
  • Trọng tâm mới trong thiên hành
  • Tình trạng hiện đại

PHỤ LỤC

Phụ lục I: DANH LAM THẮNG CẢNH

  • Rangoon
  • Pegu
  • Núi Kyaikiyo
  • Thaton
  • Moulmein
  • Mergui
  • Bassein
  • Prome
  • Toungoo
  • Meiktila
  • Núi Popa
  • Pagan
  • Mandalay
  • Khu Vực Kayah
  • Khu Vực Shan
  • Mogok
  • Nam Arakan
  • Bắc Arakan

Phụ lục II: NIÊN ĐẠI LỊCH SỬ

TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ TRÍCH DẪN      

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Qua cửa chuyển tiếp
Qua cửa chuyển tiếp
Ngôn ngữ Pali mẹ đẻ tiếng Sanskrit
Ngôn ngữ Pali mẹ đẻ tiếng Sanskrit
Tân Vật lý & Vũ trụ luận
Tân Vật lý & Vũ trụ luận
Khái niệm tánh Không trong Phật giáo
Khái niệm tánh Không trong Phật giáo
Tổng quan bốn bộ A-hàm
Tổng quan bốn bộ A-hàm
Thức Ăn Của Bồ Tát
Thức Ăn Của Bồ Tát
Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo
Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo
Châu Bản Triều Nguyễn
Châu Bản Triều Nguyễn
Trung Quốc 10 năm cải cách và mở cửa
Trung Quốc 10 năm cải cách và mở cửa
Tìm hiểu Pháp Môn Niệm Phật
Tìm hiểu Pháp Môn Niệm Phật
Huyền thuật và các đạo sĩ Tây tạng
Huyền thuật và các đạo sĩ Tây tạng
Phật học y học
Phật học y học