TAM BẢO NHỮNG PHẨM TÍNH CỦA PHẬT PHÁP TĂNG
Đại đức Pyinnyathiha
LỤC THẠCH Dịch giả
P.L 2540 – 1996
BÍNH TÝ
LỜI NÓI ĐẦU
Quyển Tam Bảo của Đại đức Pyinnyathiha là một quyển hướng dẫn giúp người đọc hiểu ba đề mục chính của Phật giáo: Phật, Pháp, và tăng. Đức Phật nói rằng với niềm tin, người ta có thể vượt luân hồi, chu kỳ của sinh và tử. Quyển sách này thực sự gợi ra và phát triển trong người đọc “ sự tin tưởng đặt căn bản trên trí thức” ( saddha). Không hiểu Phật – vị thầy. Pháp – giáo lý, và Tăng những tín đồ của giáo lý, người ta sẽ không hiểu Phật Đạo. Tôi tin chắc rắng Đại Đức Pyinnyathiha đã viết quyển sách này với quan điểm đó ở trong lòng, để giúp tín đồ Phật giáo cùng giới trí thức hiểu và thâm cảm con đường thanh cao này.
Tôi đọc quyển sách này với sự quan tâm lớn, và tôi nhận thấy Đại đức đã soạn quyển ( Phát Minh ) về Tam Bảo, dược Ngài viết trong quyển “Thanh Tịnh Đạo” ( Visuddhi magga ). Đại đức cũng đã dùng những phần thích hợp trong kinh điển Phật giáo để viết quyển sách giá trị này. Cách trình bày vấn đề nội dung, cũng như nguồn từ trang trọng của quyển sách này sẽ thu hút tất cả hạng đọc giả. Đại đức Pyinnvathiha tốt ngiệp Đại học Rangoon, Myanma đãthực tập môn Thiền “Minh sát tuệ:, vả thông thạo kinh điển Phật giáo nguyên thủy.
Quyển “ TAM BẢO” này trình bày chân xác một phương tiện của giáo pháp , dễ hiểu không chỉ đối với Phật giáo đồ và còn với những người thâm cảm Phật giáo đang nghiên cứu các tôn giáo. Không lưỡng lự tôi cũng sung sướng giới thiệu quyển sách này tới các độc giả như một sự diễn giảng sáng sủa và chân xác về Tam Bảo.
Nguyện giáo lý của Đức Phật toàn giác vĩnh hằng trong thế gian.
MỤC LỤC
TAM BẢO
· Lời nói đầu
· Ba quan niệm chính
· Phật giáo và Đức Phật
· Các phẩm tình của giáo pháp
· Các phẩm tình của Tăng đoàn
THUYẾT VÔ NGÃ CỦA ĐỨC PHẬT
· Giới thiệu tác giả
· Lời nói đầu
· Lý do có quyển sách này
· Ngã – Vô ngã không phải là một câu đố không thể giảng giải
· Hai bên trang chấp
· Vấn đề tranh chấp
· Sự phát triển của cuộc tranh chấp
· Bon6` đề tài chính của việc nghiên cứu tôn giáo
· Vô ngã ở mức độ triết học
· Phật giáo vượt lên trên các tôn giáo khác bởi nguyên lý Vô ngã
· Tinh chất thuyết Vô ngã của Đức Phật
· Quan niệm Vô ngã trong các giáo lý khác
· Tự ngã mà Đức Phật từ chối
· Tự ngã của những người thực hành pháp tối hậu
· Atman trong Bhagavadgita
· Atman trong Danh giáo
· Quan niệm bổ túc của một học giả
· Tự ngã trong quan niệm của các học giả Tây phương
· So sánh các quan niệm theo từng cấp bậc