CÁC TÔNG PHÁI CỦA ĐẠO PHẬT
JUNJIRO TAKAKUSU
TUỆ SỸ dịch
TU THƯ ĐẠI HỌC VẠN HẠNH
VU LAN- 2517 – 1973
TỰA
Trình bày tư tưởng triết học của đạo Phật như thế nào? Đó là câu hỏi được giáo sư Takakusu nêu lên ngay từ đầu, và tác phẩm được viết dưới sự chỉ đạo của nó. Trong bài tựa cho bản dịch Việt ngữ này , tôi xin dành vài trang nói về sở kiến riêng của mình; như thế là cốt ý giải thích một cách gián tiếp về một vài xáo trộn cả bản dịch, so với nguyên bản, về nguyên cái tựa đề của sách cũng như về lối bố trí nội dung.
Trước kia, các luận sư cổ đại của Phật giáo có thói quen trình bày tư tưởng triết học của đạo Phật như một hệ thống toàn diện. Nghĩa là, trong hệ thống đó, tư tưởng Phật giáo bao trùm tất cả mọi trình độ sai biệt thực tại. Người ta có thề thấy ngay rằng, trong truyền thống Luận tạng, có hai trìh độ sai biệt thực tại: thực tại thường nghiệm và thực tại siêu việt. Pháp sư Huyền Trang, khi dịch luận Ku xá ( Abhidarmako-sasastra ), đã quy định ngay hai bình diện đó, coi như là nội dung và chủ đích của văn học Luận tạng; Pháp sư dùng hai từ ngữ rất chính xác: đối hướng và đối quán, đối quán Lý tứ đế trong phạm vi Thực tại thường nghiệm và đối hướng quả Niết bàn trong lãnh vực của thực tại siêu việt. Theo cách trình bày đó, văn học Luận tạng như là nỗ lực hướng dẫn tư tưởng đi đến chỗ trực giác thẳng vào bản chất hiện hữu của thực tại trên tất cả mọi trình độ sai biệt của nó. Lý tưởng thì nư thế, nhưng trên thực tế, các luận sư cổ đại chỉ hoàn toàn căn cứ trên Tứ đế để bố trí hệ thống tư tưởng Triết học của họ. Bởi vì chính Tứ đế đã bố trí ngay hai trình độ của thực tại rồi. Đằng khác,cách bố trí ấy cho thấy mối quan hệ nhân quả rất chặt chẽ giữa các hiện hữu. Khổ đế và tập đế là quan hệ nhân quả trong trình độ thông tục; Diệt và Đạo đế là mối quan hệ nhan quả trong trình độ siêu việt thực tại. Chinh sự kiện ấy đã gây ảnh hưởng quan trọng cho các luận su Đại thừa, khi họ phát biểu quan niệm rằng Thực tại siêu việt chính là Thực tại thường nghiệm, với khẩu quyết bất hủ: Sinh tử tức Niết bàn. Tuy nhiên , các nhà Đại thừa về sau, kể từ khi phái duy thức bắt đầu gây thính thế, họ cố tình coi thường giá trị của Tứ đế , khiến cho các điểm then chốt trong hệ thống của họ gần như đoạn tuyệt hẳn với truyền thống nguyên thủy.
Về các dụng ngữ bằng tiếng Anh trong nguyên tác, thường là những dụng ngữ đang trong thời kỳ thăm dò của thế giới Tây phương. Ngày nay thế giới Tây phương đã có một bộ danh từ chuyên môn khá đầy đủ cho các thuật ngữ Phật giáo. Chính vì các thuật ngữ được giáo sư sử dụng đang thời thăm dò. Nên chúng bộc lộ rất rõ quan điểm của giáo sư trong đó. Điểm này gây một vài trở ngại cho công việc phiên dịch Việt ngữ. Nhưng tôi đã tùy tiện, hoặc dùng thuật ngữ có sẵn trong Phật giáo Trung Hoa xưa nay, hoặc dịch căn cứ trên nội dung từ ngữ của Anh văn mà giáo sư sử dụng.
Xét trên quan điểm thưởng ngoạn, tác phẩm có thể ít hứng thú, nhưng trên khía cạnh học thuật và khảo cứu, tác phẩm có một giá trị vượt bực. Ở đây, không chỉ trình bày riêng biệt từng tông phái của Đạo Phật; mà giáo sư cho chúng ta thấy các thể tài tư tưởng triết học của đạo Phật được khai triển như thế nào trong các tông phái đó. Một tác phẩm như vậy bắt buộc chúng ta phải học, hay khảo cứu kỹ , chứ không thể học để thưởng ngoạn suông. Nếu nắm vững những điều được sách trình bày , có thề nói chúng ta sẽ có căn cơ vững chãi để tiến sâu vào những vấn đề khúc mắc trong toàn bộ tư tưởng triết học của Phật giáo. Chính ở chỗ đó mà tác phẩm được liệt vào số những sách phải đọc trong chương trình tiến sĩ Phật học của các Viện đại học thế giới.
Mong rằng một vài thay đổi của bản dịch Việt ngữ này không đánh lạc hướng nội dung của tác phảm. Tất cả chỉ trông vào sự thông cảm của độc giả . Vậy nơi đây dịch giả xin chân thành cảm tạ trước về sự thông cảm đó.
TUỆ SỸ
MỤC LỤC
TỰA cho bản Việt văn
TỔNG LUẬN
Chương 1 Dẫn nhập
Chương II Bối cảnh Ấn Độ
Chương III Những nguyên lý căn bản trong triết học Phật giáo
CÁC TÔNG PHÁI
Chương :
I. Câu xá tông
II. Thành thật tông
III. Pháp tướng tông
IV. Tam luận tông
V. Hoa nghiêm tông
VI. Thiên thai tông
VII. Chân ngôn tông
VIII. Thiền tông
IX. Tịnh độ tông
X. Nhật liên tông
XI. Tân luật tông
KẾT LUẬN