Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Đạo Phật xưa và nay


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Đạo Phật xưa và nay
  • Tác giả : Thích Hạnh Bình
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 289
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2006
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000008145
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

ĐẠO PHẬT XƯA VÀ NAY

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

VIETNAM BUDDHIST RESEARCH INSTITUTE

THÍCH HẠNH BÌNH

Nhà Xuất Bản Tôn Giáo

 

LỜI NÓI ĐẦU

 

Sau khi xuất bản quyển “Tìm hiểu đạo Phật nguyên thủy” có một số người thắc mắc hỏi: Tại sao tôi là người xuất gia theo Phật giáo Đại thừa, nhưng lại nghiên cứu về Phật giáo Tiểu thừa? Trước nhất, tôi xin xác nhận tôi là người xuất gia trong truyền thống Phật giáo Đại thừa, nhưng không phải vì vậy mà tôi chỉ nghiên cứu Phật giáo Đại thừa. Dưới góc độ một người làm việc nghiên cứu Phật học, tôi không thể đứng trên bất cứ lập trường nào, dù là Tiểu thừa hay Đại thừa, dù là Thiền tông hay Tịnh độ tông…vì việc nghiên cứu là việc làm của khoa học, mang tính khách quan, do vậy không thể đứng từ niềm tin hay cảm tính của riêng mình áp đặt trên công tác nghiên cứu. Hơn nữa, nói đến Phật giáo Ấn Độ là đề cập đến cả quá trình phát triển từ đầu cho đến cuối của nó, không thể cắt xén lấy một giai đoạn lịch sử nào trong quá trình phát triển của nó, đi đến thiên kiến cho rằng, chỉ có đây mới là Phật giáo Ấn Độ. Theo lịch sử phát triển tư tưởng của Phật giáo ở Ấn Độ. Phật giáo bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy, kế đến là Phật giáo Bộ phả và sau đó là Phật giáo Đại thừa. Điều đó nó gợi ý cho chúng ta hiểu rằng, tư tưởng Phật giáo Ấn Độ phát triển theo quá trình từ trước đến sau, theo trật tự của nó. Sự hình thành một loại tư tưởng nào là tính tất yếu đáp ứng cho nhu cầu giai đoạn lịch sử ấy, khi nhiệm vụ của lịch sử qua đi, không còn thích nghi nữa thì luồng tư tưởng đó tạm thời lắng dịu, nhường chỗ cho luồng tư tưởng mới xuất hiện, nhằm đáp ứng cho một nhiệm vụ mới của lịch sử. Sự chuyển đổi giữa hai giai đoạn lịch sử này chắc chắn có mối quan hệ thân thiết giữa nhân và quả. Cũng vậy, sự xuất hiện tư tưởng Phật giáo Đại thừa không thể tự nhiên mà có, nó phải bắt nguồn từ Phật giáo trước đó, tức là Phật giáo Bộ phái. Như vậy, nếu chúng ta muốn thấu rõ và xiển dương tư tưởng Phật giáo Đại thừa, chúng ta cũng cần phải tìm hiểu tư tưởng Phật giáo Bộ phái. Cũng vậy, nếu muốn nắm rõ tư tưởng của Phật giáo Bộ phái, thì chúng ta cũng không thể bỏ qua tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy. Đây là lý do tại sao tác phẩm “Tìm hiểu đạo Phật Nguyên thủy” ra đời cũng như nội dung của tác phẩm này. Thật ra, hai tác phẩm này chỉ là tuyển tập của những bài viết ngắn trong thời gian học tập và nghiên cứu, trong đó ẩn chứa những quan điểm và cách lý giải riêng của tác giả, nó sẽ là những cơ sở lý giải cho công việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Độ trong tương lai.

Có thể nói đây là lập trường và phương pháp nghiên cứu Phật học riêng của tác giả. Hy vọng qua phương pháp nghiên cứu này, giúp cho tác giả phát hiện nhiều điều thú vị hơn trong sự nghiệp nghiên cứu Phật giáo Ấn Độ.

Tác phẩm ‘Đạo Phật xưa và nay’ là quyển tập với nội dung được biên tập nhiều chủ đề khác nhau, là những chuyên đề, chuyên nghiên cứu Phật học Ấn Độ, một số bài đã được đăng tải trên các Website và một số tập san của phật giáo. Nội dung những bài viết này, tác giả căn cứ vào những kinh điển A hàm và Nikaya để giới thiệu những quan niệm cơ bản về Phật học, sựdị đồng giữa Phật giáo Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Phật giáo luôn luôn lấy con người làm đối tượng giáo dục, do đó giáo lý của đức Phật luôn luôn gắn liền với con người, những ưu tư của con người chính là ưu tưcủa đức Thế Tôn cách đây hơn 2500 năm. Tinh thần giáo dục của Ngài vẫn còn đó và có giá trị tuyệt đối, vượt lên trên cả về thời gian và không gian, nếu trong quá trình phát triển đó có gì dị biệt chỉ là hình thức giáo dục khác nhau cho mỗi con người và thời đại khác nhau, không phải là sự mâu thuẫn trong giáo lý của Ngài.

Tập sách này ra đời nhờ sự động viên tinh thần của quí thầy, nhất là Thượng tọa trụ trì chùa Quang Thiện ở CA và thượng tọa trụ trì chùa Bửu Môn ở TX. Nơi đây tôi cũng xin cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của quí Phật tử Kim Ậu, Trí Nhẫn, Thiện Viên, Diệu Nhẫn…để tác phẩm này ra đời.

Mặc dù tôi đã cố gắng tránh những sai lầm, nhưng có lẽ không làm sao tránh khỏi. Nơi đây tôi rất mong được nhận sự góp ý của các bậc thiện tri thức.

Thành thật tri ân

                                                                                       Tác giả cẩn bút.

                                         Taipei, ngày 3/9/2005

 

MỤC LỤC

 

 Lời nói đầu

I Đạo Phật xưa và nay

1. Quan điểm của đức Phật về con người và xã hội

2. Đặc tính giáo dục của đạo Phật

            a. Tinh thần giáo dục

            b. Hình thức giáo dục

3. Quá trình diễn biến của đạo Phật

4. Phật giáo ngày nay và bối cảnh xã hội của nó

5. Làm thế nào để Phật giáo cùng xã hội phát triển

            5a. Người lãnh đạo và tổ chức Giáo hội

            5b. Giáo dục và đào tạo

            5c. Vấn đề phiên dịch và biên tập bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam

1.      Kết luận

II.Đức Phật theo quan điểm của Thượng tọa bộ

1.      Dẫn luận

2.      Đức Phật là nhân vật lịch sử

3.      Đức Phật là bậc đạo sư

4.      Điểm dị đồng giữa đức Phật và vị A la hán

5.      Đức Phật không phải là bậc Nhất thiết trí

6.      Kết luận

III.Đời sống người xuất gia dưới thời đức Phật còn tại thế

1.      Dẫn luận

2.      Mục đích của đời sống phạm hạnh

3.      Các pháp tác thành Sa môn

3.1  Sống có giới hạnh

3.2  Biết tâm qui

3.3  Ba nghiệp thanh tịnh

a.       Đối với thân nghiệp sẽ làm

b.      Đối với thân nghiệp đang làm

c.       Đối với thân nghiệp đã làm

3.4  Mạng sống thanh tịnh

3.5  Hộ trì các căn

3.6  Tiết độ ăn uống

3.7  Chú tâm cảnh giác

3.8  Chánh niệm tỉnh giác

3.9  Đoạn trừ 5 triền cái

3.10                      Chứng 4 thiền

a.       Thiền thứ nhất

b.      Thiền thứ hai

c.       Thiền thứ ba

d.      Thiền thứ tư

4.      Kết luận

IV.Niềm tin theo đạo Phật

V. Ý nghĩa chữ ‘xã’ trong đạo Phật

            1. Mối quan hệ giữa xã và trí tuệ

            2. Xã là sự chấp nhận sự chuyển biến của sự vật

            3. Xã là sự chấp nhận sự biến đổi về tư tưởng

            4. Kết luận

VI. Ý nghĩa pháp sám hối trong đạo Phật

1.      Mối quan hệ giữa sám hối và 3 nghiệp

2.      Ý nghĩa sám hối trong kinh điển Phật giáo nguyên thủy

a.       Phân tích

b.      Trình bày với bậc đạo sư hay đồng phạm hạnh có trí

c.       Phòng hộ tương lai

3.      Ý nghĩa sám hối trong Kinh điển Phật giáo Đại thừa

4.      Sự lợi ích của người biết thực hành pháp sám hối

5.      Kết luận

VII.Nói năng như chánh pháp

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên
Nghiên cứu về 5 việc của Đại Thiên
Tìm hiểu giáo lý Phật Giáo Nguyên Thủy
Tìm hiểu giáo lý Phật Giáo Nguyên Thủy
Gia đình giáo dục - Phật Học thường thức
Gia đình giáo dục - Phật Học thường thức
Con đường giáo dục Phật giáo
Con đường giáo dục Phật giáo
Những tôn giáo lớn trong đời sống nhân loại
Những tôn giáo lớn trong đời sống nhân loại
Các tông phái của đạo Phật
Các tông phái của đạo Phật
Huyền Trang nhà chiêm bái và học giả (Hsuan Tsang the pilgrim and scholar)
Huyền Trang nhà chiêm bái và học giả (Hsuan Tsang the pilgrim and scholar)
Đạo Phật đi vào cuộc đời
Đạo Phật đi vào cuộc đời
Kiếp sau
Kiếp sau
Hương còn mãi
Hương còn mãi
Cốt tủy của đạo Phật
Cốt tủy của đạo Phật
Tam Bảo những phẩm tính của Phật Pháp Tăng
Tam Bảo những phẩm tính của Phật Pháp Tăng