Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Y pháp bật y nhân


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Y pháp bật y nhân
  • Tác giả : Thích Hạnh Bình
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 224
  • Nhà xuất bản : NXB Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2008
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000008143
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

Y PHÁP BẤT Y NHÂN

THÍCH HẠNH BÌNH

Nhà Xuất Bản Phương Đông

 LỜI NÓI ĐẦU

Y pháp bất y nhân là tác phẩm tập hợp những bài viết của tác giả, gồm nhiều chủ đề khác nhau, được viết không cùng thời gian và nhiều lý do khác nhau. Trong đó, có một số bài đã được đăng tải trên Nguyệt san báo Giác ngộ của Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh. Nội san báo Tâm Giác ở Đức (Germany), trang websites: www.quangduc.com. Ngoài ra, còn một số bài vẫn viết trong thời gian gần đây chưa đăng tải.

Nhận thấy nhu cầu học Phật giáo của người Việt ở trong nước lẫn ngoài nước ngày càng nhiều, nhất là Phật tử trong nước. Dẫu rằng, phương tiện internet ở thời đại ngày nay tương đối phổ biến, nhưng vẫn chưa phổ cập đến mọi tầng lớp trong xã hội ở Việt Nam, sách báo vẫn còn là phương tiện gần gũi cho đại đa số ngườidân Việt Nam. Do vậy, tác phẩm này ra đời, nhằm mục đích cung cấp cho người học Phật một số kiến thức cơ bản về Phật học, cả tư tưởng Phật giáo nguyên thủy lẫn Đại thừa. Qua đó, tác giả cũng gởi theo đó một vài suy tư và trăn trở mang tính cá nhân, trong vấn đề chung mà bất cứ một người con Phật nào cũng ước mơ và trăn trở. Làm thế nào để đem Phật pháp đến cho con người và xã hội, nhất là xã hội ngày nay, một xã hội đa văn hóa, hội nhập và cạnh tranh với những con người sống trong đó, về mặt nhận thức cũng được nâng cao cả về kiến thức chung cũng như chuyên ngành. Ngay cả chuyên ngành Phật học cũng không phải là ngành độc quyền của giới tu sĩ. Nếu chúng ta vươn tầm nhìn ra thế giới bên ngoài, và chịu khó trong việc tìm hiểu Phật pháp, ắt hẳn chúng ta sẽ giật mình, hầu như tác giả của những công trình nghiên cứu có giá trị, phần lớn đều là những người tại gia cư sĩ, đôi khi họ cũng không phải là người Phật tử, hết lòng hoằng dương Phật pháp, đưa Phật pháp đến nhà trường, đến giơi trí thức, còn chúng ta nhân danh là con Phật, trưởng tử Như Lai nhưng công việc này, cho đến nay vẫn chưa được chú ý, vẫn chưa xem nó như là đòn bẩy để thúc đẩy sự phát triển của đạo Phật, đưa đạo Phật vào cuộc sống, ngay cả phát triển mặt tâm linh là sự tu tập. Có người cho rằng, càng học càng làm chướng ngại cho sự tu tập, nhưng với tôi lại không nghĩ như thế. Ngược lại, càng hiểu rõ ràng Phật pháp thì việc tu tập càng tốt hơn, có hiệu quả hơn. Tôi vẫn tin lời Phật dạy: “Đến với ta là đến để thấy và biết,không phải để tin” trong “Kinh Trung Bộ” là hợp lý, vì nói đến ‘ tu tập’ là nói đến việc sửa sai, nói đến sửa sai là nói đến tu tập, không những chỉ biết việc sai mà còn phải thấy việc đúng thì mới có thể nói sửa sai, tức là tu tập, nên không biết và không thấy thì làm sao mà sửa sai? Như vậy, càng rõ ràng lời Phậtdạy càng giúp ta thấy rõ việc sai của mình, càng thấy rõ việc sai càng muốn sửa. Thế thì tu và học không tách rời nhau, không thể xem việc học Phật như là sự chướng ngại cho sự tu tập. Theo tôi, đã đến lúc Phật giáo chúng ta cần loại bỏ quan niệm sai lầm này.

Chúng ta không thể căn cứ vào một vài trường hợp của những người mang danh học mà không làm tròn bổn phận trách nhiệm của mình, đi đến phê phán chỉ trích việc học. Người có quan điểm chỉ trích việc học, chỉ trích việc hiểu biết là quan điểm đi ngược lại quan điểm ‘giác ngộ’ và ‘giải thoát của đạo Phật’, cũng đi ngược lại xu hướng phát triển của xã hội.

Xuất phát từ những trăn trỡ suy tư như vậy, tôi lợi dụng những thời gian rảnh, nghiên cứu và viết ra cách lý giải của mình về Phật học. Do vậy, điểm đặc thù trong tác phẩm này, tác giả căn cứ từ lời dạy của Phật từ các hệ thống kinh điển, tiến hành nghiên cứu và phân tích những vấn đề Phật học được trình bày với một hoàn cảnh cụ thể trong quá khứ. Qua đó, nó sẽ cho chúng ta thấy rõ hai vấn đề trong cùng một sự kiện: Tinh thần giáo dục và hình thức giáo dục của đức Phật. Hình thức giáo dục là cái bị biến đổi theo thời gian và không gian, do vậy hình thức ấy nếu không còn phù hợp với thời đại và con người ngày nay thì chúng ta không nên cố chấp, bám lấy. Ngược lại tinh thần giáo dục là cái cốt tủy của đức Phật, nó là chân lý, không thể biến đổi. Do vậy, tinh thần ấy chúng ta cần phải kế thừa và phát huy.

Tôi hy vọng rằng, tác phẩm này giúp cho người học Phật thêm một nguồn tư liệu mới, thêm một ý kiến khác để cho việc tìm hiểu Phật pháp của độc giả rộng đường suy tư hơn.

Cuối cùng xin cảm ơn HT. Thích Trí Lãng trụ trì Đạo tràng Pháp Hoa Đa Bảo, vùng San Jose, TT Thích Minh Dung trụ trì chùa Quang Thiện, vùng Ontario, Cali, và TT. Thích Phước Ân khai sơn trụ trì Quan Âm Buddhist Monastery, New Zealand cùng chư Phật tử đã tán trợ một phần nào đó cho việc học tập và nghiên cứu của tác giả trong thời gian tu học tại Taiwan.

                                            

                                                   Thủ thiêm, ngày 24-11-2007

 THÍCH HẠNH BÌNH

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

            AI THẤY PHÁP NGƯỜI ẤY THẤY PHẬT, AI THẤY PHẬT

            NGƯỜI ẤY THẤY PHÁP

            BÁT CHÁNH ĐẠO LỐI SỐNG MANG LẠI HẠNH PHÚC

1.      Chánh kiến

2.      Chánh tư duy

3.      Chánh ngữ

4.      Chánh nghiệp

5.      Chánh mạng

6.      Chánh tinh tấn

7.      Chánh niệm

8.      Chánh định

BỔN PHẬN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI XUẤT GIA

1.      Dẫn luận

2.      Bổn phận và trách nhiệm của người xuất gia

3.      Kết luận

SÁU BA LA MẬT

1.      Nguồn gốc và ý nghĩa từ Ba la mật (Paramita)

2.      Ý nghĩa sáu Ba la mật

MỐI QUAN HỆ GIỮA THẦY VÀ TRÒ TRONG ĐẠO PHẬT

1.      Mục đích giáo dục của đạo Phật

2.      Y pháp bất y nhân

3.      Lấy Phật pháp làm cơ sở cho mối quan hệ thầy và trò

4.      Lời kết

AN TRÚ TRONG HIỆN TẠI

1.      Tư liệu

2.      Nội dung và ý nghĩa của bài kệ

3.      Lời kết

VẤN ĐỀ ĂN CHAY TRONG ĐẠO PHẬT

1.      Ýnghĩa ăn chay trong Phật giáo

2.      Quan điểm ăn chay theo Phật giáo nguyên thủy

3.      Quan điểm ăn chay theo Phật giáo Đại thừa ở Trung Quốc

4.      Lời kết

NỀN TẢNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG ĐẠO ĐỨC THEO ĐẠO PHẬT

1.      Tinh thần xây dựng đời sống lành mạnh có đạo đức cho người xuất gia

2.      Tinh thần xây dựng đời sống lành mạnh có đạo đức cho người tại gia

            VU LAN NGÀY BÁO HIẾU CHA MẸ

Phụ lục: Tài sản lớn nhất của mẹ

Sách tham khảo

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Đạo Phật hiện đại hóa
Đạo Phật hiện đại hóa
Qua cửa chuyển tiếp
Qua cửa chuyển tiếp
Ngôn ngữ Pali mẹ đẻ tiếng Sanskrit
Ngôn ngữ Pali mẹ đẻ tiếng Sanskrit
Tân Vật lý & Vũ trụ luận
Tân Vật lý & Vũ trụ luận
Khái niệm tánh Không trong Phật giáo
Khái niệm tánh Không trong Phật giáo
Tổng quan bốn bộ A-hàm
Tổng quan bốn bộ A-hàm
Thức Ăn Của Bồ Tát
Thức Ăn Của Bồ Tát
Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo
Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo
Châu Bản Triều Nguyễn
Châu Bản Triều Nguyễn
Trung Quốc 10 năm cải cách và mở cửa
Trung Quốc 10 năm cải cách và mở cửa
Tìm hiểu Pháp Môn Niệm Phật
Tìm hiểu Pháp Môn Niệm Phật
Huyền thuật và các đạo sĩ Tây tạng
Huyền thuật và các đạo sĩ Tây tạng