ẢNH HƯỞNG ĐẠO PHẬT TRONG ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH
DƯƠNG ANH SƠN
NXB VĂN HÓA THÔNG TIN
LỜI NHẬN ĐỊNH VÀ GIỚI THIỆU
Bàn về triết lý của một tác phẩm văn học thường là chuyện khó. Nhất là khi tác phẩm đó thuộc loại truyện như truyện Kiều. Nếu như đó là những tiểu thuyết của xã hội có chủ đề cuốn Madame Bovary của G. Flaubert, hoặc cuốn La Nausée của J. P Sartre, hoặc cuốn Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu thì công việc sẽ tương đối đỡ khó khăn hơn. Đúng thề, chỉ so sánh hai cuốn truyện thời danh vào bậc nhất của Văn học VN, cuốn Kim Vân Kiều và cuốn Lục Vân Tiên, người ta đã thấy hai tác phẩm này rất khác nhau, đối với những ai muốn tìm hiểu triết lý của mỗi tác phẩm. Tuy hai tác phẩn cùng môt loại truyện, nhưng ngay nơi tiêu đề, nơi mấy dòng thơ đầu tiên của mỗi cuốn truyện, mỗi tác giả nêu rõ nội dung và mục tiêu tác phẩm của mình.
Cụ Tiên Điền đã khai bút bằng mấy câu:
“Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”
Còn cụ Đồ Chiểu lại mở đầu bằng những câu:
“Trước đèn xem chuyện Tây Minh
Gẫm cười hai chữ nhân tình éo le:
Hởi ai lẳng lặng mà nghe,
Dữ răn việc trước lành dè thân sau.
Trai thì trung hiếu làm đầu,
Gái thì tiết hạnh làm câu trau mình”.
Cả hai đều khai thác hai chữ: Cụ Tiên Điền khia thác chữ Tài Mệnh, còn cụ Đồ Chiểu khai thác chữ Nhân tình. Cụ Tiên Điền muốn gửi vào truyện Kiều cuộc “bể dâu” mà cụ đã trải qua cùng với “những điều đau đớn” mà cụ đã trông thấy trong cuộc đời mình. Trái lại lời văn của Nguyễn Du trong truyện Kiều đầy rẫy những điển cổ và tuật ngữ chữ Hán, một người không có chút vốn Hán học sẽ không hiểu được. Ngay cả trong mấy vần thơ đầu của truyện Kiều người ta gặp phải thuật ngữ như “lạ gì bỉ sắc tư phong”, rồi trong suốt truyện Kiều người ta luôn gặp phải những thuật ngữ như “giải cấu, trần cấu”, ‘bố kinh” v.v.., những người không có chút Hán học sẽ không hiểu được tường tận.
Bây gờ về nội dung, chúng ta sẽ dễ thấy thứ triết lý hướng dẫn tư tưởng của cụ Đồ Chiểu. Đó là thứ triết lý bình dân: Ở hiền gặp lành. Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân. Cho nên cụ Đồ viết: “Gẫm cười hai chữ ân tình éo le” Tất cả cuốn Lục Vân Tiên là một chuỗi những chuyện đời éo le, nhưng vẫn kết thúc một cách may lành.
Còn truyện Kiều chỉ là một tiếng than dài, một tiếng than não nùng và thảm thiết, thương thay cho thân phận cô Kiều và những con người tài hoa mà gian nan suốt cuộc đời….
Chính vì cuốn truyện Kiều chỉ là một tiếng than dài như thế, cho nên việc tìm hiểu “ảnh hưởng tư tưởng đạo Phật trong Đoạn Trường Tân thanh” là chuyện khó.
GS Trần Thái Đỉnh
MỤC LỤC
Vài lời giới thiệu và dẫn nhập của GS Trần Thái Đỉnh
Phần một: Về Nguyễn Du
Chương1: Nguyễn Du và các tác phẩm
Mục 1 : Thân thế và hành trạng
Mục 2: Văn nghiệp của Nguyễn Du
Chương 2: Nguồn gốc Đoạn trường Tân Thanh
Phần hai: Vị trí đạo Phật trong Đoạn Trường Tân Thanh
Chương 1: Sự tương hợp giữa tư tưởng đạo Nho và tư tưởng đạo Phật trong Đoạn Trường Tân Thanh
Mục 1: Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Mục 2: Tẻ vui thôi cũng tính trời biết bao…
Chương 2 : sự tương hợp giữa tư tưởng đạo Lão và đạo Phật trong Đoạn Trường Tân Thanh
Mục 1: Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Mục 2: Chằng tu mà cũng như tu mới là
Chương 3: Khái quát về tư tưởng đạo Phật trong Đoạn Trường Tân thanh
Mục 1: Hoa tàn mà lại thêm tươi
Mục 2: cỗi nguồn cũng ở lòng người mà ra
Phần ba: Những nhận định về tư tưởng đạo Phật qua Nguyễn Du và Đoạn Trường Tân thanh
Chương 1: Về tư tưởng Nguyễn Du
Mục 1: Thái phác bất toàn chân dine65 mục
Mục 2: Tài tri vô thị tại chân kinh
Chương 2: Tư tưởng Nguyễn Du và Đoạn Trường Tân thanh
Mục 1: Chữ Tâm và thực chứng
Mục 2: Tiến trình giải thoát và chứng đắc
Phần tổng luận
Thư mục tham khảo
Lành dữ nghiệp báo
|
Gương sáng người xưa
|
Những lời cha dạy
|
Thơ Kinh Kim Cang
|
Bên kia dốc Mạ ơi
|
Bài học của người xưa
|
Mùa tôm
|
Hoàng Lê Nhất thống chí
|
Hạt lại gieo
|
Mộng bá vương
|
Nơi giá băng
|
Bỉ Vỏ
|