Tìm Sách

Văn - Thơ - Truyện >> Câu chuyện dòng sông


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Câu chuyện dòng sông
  • Tác giả : Hermann Hesse
  • Dịch giả : Phùng Kháng & Phùng Thăng
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 253
  • Nhà xuất bản : NXB Văn Hóa Sài Gòn
  • Năm xuất bản : 2009
  • Phân loại : Văn - Thơ - Truyện
  • MCB : 12010000008556
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

CÂU CHUYỆN DÒNG SÔNG

 HERMANN HESSE

Việt dịch: PHÙNG KHÁNH & PHÙNG THĂNG

Hiệu đính Thái Kim Lan

NXB VĂN HÓA SAIGON

VẾ TÁC PHẨM “SIDDHARTHA” CỦA HERMANN HESSE

Tác phẩm Tất-đạt-đa hay như Hermann Hesse đã có lần gọi Thi ca xứ Ấn Độ đã xuất hiện lần đầu do nhà xuất bản S.Fischer tại Bá Linh. Trước khi tác phẩm ra đời, như Hesse đã ghi chú trong một lá thư năm 1923 rằng: “đã có không những chỉ ba năm đầy cả công việc  và kinh nghiệm nhọc nhằn  mà còn có hơn hai mươi năm trăn trở thao thức nhiều mặt với hiền triết Đông Phương”. Hesse đã bắt đầu  viết cuốn tiểu thuyết mà ông thường gọi  là câu chuyện Tất-đạt-đa vào mùa đông năm 1919, sau khi viết xong phần đầu thì bị khủng hoảng sáng tác mất gần một năm rưỡi. Năm 1920, Hesse đã ghi trong tập Từ một cuốn nhật ký: “Trong tác phẩm thi ca xứ Ấn của tôi việc sáng tác đã rất tuyệt vời bao lâu tôi còn thi hóa được những gì mà tôi sống thật: Tâm trạng của chàng Ba-la-môn trẻ tuổi thao thức đi tìm chân lý, rồi tự dằn vặt và tự ép xác  khổ hạnh, rồi dần dần học được sự kính nể này lại là một trở ngại để tiến đến tuyệt đối. Khi tôi đã chấm dứt giai đoạn  cùng đi với chàng Tất Đạt-đa chịu đựng và khổ hạnh xong, và muốn bắt đầu  cùng với chàng Tất-đạt-đa chiến đấu quằn quại khổ đau, rồi với chàng Tất-đạt-đa, kẻ chiên thắng, kẻ thừa nhận và chế ngự cuộc đời, thì bị bế tắc không sáng tác được nữa”.

Với lời tuyên bố thành thật này, Hesse không những cho ta biết cơ cấu  hình thức của câu chuyện, mà còn cho ta biết rằng ông chỉ muốn diễn đạt những biến chuyển và trạng thái nội tâm của chính mình trong câu chuyện thần thoại Ấn Độ đang sáng tác những cảm xúc mà ông đã nhận thức và đã thực sự trải qua. Năm 1919, cũng là năm mà Hesse chia tay với gia đình  và đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn về mặt xã hội cũng như tâm lý. Chính hoàn cảnh ấy đã ảnh hưởng  phần nào sự khủng hoảng sáng tác của ông. Bởi thế, Siddhartha đã mang lại những nét tiểu sử của chính tác giả và phần thứ hai của tác phẩm  có thể xem như giai đoạn giải phóng và tự quy của chính bản thân tác giả. Sinh thời, Hesse thường chống lại lối giải thích cho Tất-đạt-đa là một quyển sách giáo huấn, có nghĩa là  một loại sách kim chỉ nam hướng dẫn đi đến chân lý hiền triết hay đến cách sống đúng đắn. Ông không bao giờ có ý đóng vai trò một nhà giáo hay  một người lãnh đạo như ông đã nói  năm 1953 trong bức thư  nhìn lại quá khứ  của mình “mà đúng hơn là một kẻ tự thú nhận, một người hướng thượng  và một kẻ đi tìm một kẻ không có chi khác  để trao tặng con người  ngoài sự thú nhận chân thành khả thế nhất về những điều kẻ ấy đã trải qua và đã trở thành trọng yếu cho cuộc sống của chính mình”.

Có một ghi chú của Hesse trong lời nói đầu cuốn Siddhartha phát hành bằng tiếng Ba Tư rất bổ ích cho việc hiểu rõ Siddhartha. Ở đó, Hesse đã  tà tác pẩm Tất-đạt-đa như là “sự thú nhận của một người vốn có   nguồn gốc và giáo dục Thiên Chúa Giáo, đã rời bỏ nhà thờ rất sớm, và đã cố gắng tìm hiểu những tôn giáo khác. Nhất là của Ấn Độ và Trung Hoa. Tôi tìm cách để biện minh và lập luận cho những gì làm nền tảng chung cho  tất cả những tôn giáo và những hình thức  hiếu thuận của con người, những gì vượt lên trên cả những khác biệt quốc gia , những gì đều được mỗi chủng tộc  và mỗi cá nhân riêng lẽ tin tưởng và kính trọng”…

Trong viễn tưởng nói trên, Siddhartha  của Hesse là một bản tường thuật  về kinh nghiệm sống , diễn tả sự nhất quán của những mâu thuẫn khai trừ  lẫn nhau trong chính cái Tôi, cái Ngã riêng tư trong bối cảnh  củ một Ấn Độ vô không gian và đầy huyền bí…

Ulrich Winko

Chuyển từ bản Đức ngữ

Thái Kim Lan

Các sách khác thuộc Văn - Thơ - Truyện

Lành dữ nghiệp báo
Lành dữ nghiệp báo
Gương sáng người xưa
Gương sáng người xưa
Những lời cha dạy
Những lời cha dạy
Thơ Kinh Kim Cang
Thơ Kinh Kim Cang
Bên kia dốc Mạ ơi
Bên kia dốc Mạ ơi
Bài học của người xưa
Bài học của người xưa
Mùa tôm
Mùa tôm
Hoàng Lê Nhất thống chí
Hoàng Lê Nhất thống chí
Hạt lại gieo
Hạt lại gieo
Mộng bá vương
Mộng bá vương
Nơi giá băng
Nơi giá băng
Bỉ Vỏ
Bỉ Vỏ