LUẬN LÝ VÀ TƯ TƯỞNG TRONG HUYỀN THOẠI
Một quan niệm về văn minh mới theo Claude Levi Strauss
TRẦN ĐỖ DŨNG
Trình Bày 1967
LỜI GIỚI THIỆU
Claude Lévi Strauss là một nhà học dân kiêm học triết nổi tiếng ở phương Tây vào giữa thế kỷ này. từ tác phẩm đầu tiên nghiên cứu những cơ cấu sơ đẳng cảu hệ thống thân tộc (1949) đến tác phẩm mới nhất bàn về huyền thoại các dân tộc cổ sơ (1964-1967), những đóng góp của ông về mặt tư tưởng luận và phương pháp luận đã đổi mới bộ mặt của khoa triết lý và khoa học nhân văn.
Cũng như Teilhard de Chardin đã dực vào các môn học tiền sử, địa chất, sinh vật cổ đề đặt quan niệm vũ trụ nhân sinh, Claude Lévi-Strauss dựa vào các môn học dân, học người, học huyền thoại đã đặt ra lại một số đề xét hoạt hóa và văn minh liên quan đến việc đánh giá bản chất con người và cuộc phiêu lưu tiến hóa của lòai người qua lịch sử.
Sau khi phê bình tính chất hư ảo của thuyết vật tồ do một nhà nghiên cứu học dân phương Tây chủ trương, Lévis – Strauss đã đặt lại và cố gắng giải đáp bằng những đề xét căn bản như: Các dân tộc cổ sơ có biết suy luận và tư tưởng hợp lý hay không? Tại sao người cổ sơ từ chối lịch sử, và chỉ chấp nhận huyền thoại, tượng trưng để giải thích vũ trụ và cuộc đời? Thế nào là nhân đạo, thế nào là man rợ? Thời đại nào là thời đại vàng son của lịch sử loài người? v.v…
Trong tập sách này, lần đầu tiên quan niệm của Lévis-Strauss về hoạt hóa, văn minh nđược giới thiệu một cách quy mô và sáng sủa. Người viết giúp ta nhận định tầm quan trọng của tư tưởng và phương pháp nghiên cứu của nhà bác học này – đặc biệt là chủ nghĩa nhân bản chống lại các khuynh hướng dân tộc tự kỷ trung tâm của một số người trong giới học phương Tây và phương pháp phân tích cơ cấu , không những chỉ áp dụng cho học ngữ, học dân, học huyền thoại, mà còn có thể mở ra trước mắt các nhà nghiên cứu học sử, học văn những chân trời mới.
Công trình giới thiệu, bình giảng của Trần Đỗ Dũng sẽ giúp ích không ít cho những ai muốn rời bỏ đường mòn lối cũ, mạnh dạn áp dụng những sự thực và phương pháp mới cảu khoa học nhân văn, để đánh giá và phát huy văn hóa dân tộc.
LÊ VĂN HẢO
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Chương mở đầu
Chương I : Vấn đề vật-tổ
Chương II : Tư tưởng man dã và Tư tưởng khoa học
Chương III: Tư tưởng huyền thoại
Chương IV: Huyền thoại và lịch sử
Kết luận .