THỬ LUẬN VỀ NHỮNG CỐNG HIẾN CỦA
HT. TUYÊN HÓA ĐỐI VỚI NỀN PHẬT HỌC
TRẦN DO BÂN
TỦ SÁCH THƯ VIỆN VẠN HẠNH
Lời giới thiệu
Từ năm 1989, khi tôi quy y với Hòa thựơng Tuyên Hóa và trong suốt sáu năm kế tiếp, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng Hòa Thượng sẽ rời bỏ cõi Ta Bà này sớn như vậy. Phải chăng do chúng sanh chúng ta bạc phước cho nên đại sư Ân Quang, Đại sư Hoằng Nhất, Đại Lão Hòa thượng Hư Vân, Đại Lạo Hòa thượng Quảng Khâm cùng nhiều bậc cao tăng đã theo nhau viên tich5, và luôn cả người mà lão Hòa thượng Hư Vân đích thân trao truyền Pháp mạch là ngài Tuyên Hóa cũng chẳng nán lại lâu hơn nữa? Điều này khiến cho tôi không khỏi không ngớt ngậm ngùi thương tiếc.
Những người đã biết Hòa thượng đều biết rằng Ngài suốt đời nghiêm trì hạnh nguyện “giữa ngày ăn một bữa, tối ngủ không nằm” và thực hành Sáu Đại Tông Chỉ. Đặc biệt trong thời Mạt Pháp nhiễu nhương Hòa thượng lại càng biểu hiện vững chắc của Chánh Pháp, và là ánh sáng soiu đường cho chúng sanh. Hòa Thượng không sợ sự hủy báng của loài ma – đến đâu Ngài cũng xiển dương Kinh Lăng Nghiêm, tuyên giảng Chánh Pháp, phá tà hiển chánh. Sau khi Hòa thượng nhập Niết Bàn, tôi muốn tổng hợp và quy nạp những lời nói và không làm trong suốt cuộc đời của Ngài, mục đích la để cho người đời nhân đó mà có được “Trạch Pháp Nhân”, có thể phân biệt tá chánh, đúng sai. Chỉ bằng cách đó chúng ta mới có thể ngăn chận đà suy vi của Phật giáo, giữ cho Phật giáo khỏi bị nhận chìm bởi tà thuyết ngoại đạo. Tôi tin rằng tất cả các Phật tử đều không muốn thấy chuyện đó xảy ra.
Những cống hiến trong suốt cuộc đời của Hòa Thượng chon nhền Phật học đã được các đệ tử của Ngài sưu tập rất chin tiết, đặc biệt là trong bộ kỷ yếu Tuyên Hóa Lão Hòa Thượng Truy Tư Kỷ Niệm Chuyên Tập quyển I và II mới xuất bản gần đây nhất . Những tập sách này, nói chung đã giới thiệu quan điểm của Ngài về vấn đề giáo dục, phiên dịch kinh điển , hoằng dương Phật Pháp , chế độ Tăng Già, tinh thần yêu nước yêu dân, luân lý đạo đức, đoàn kết Đại Thừa và Tiểu Thừa, dung hợp tất cả các tôn giáo v.v.. một cách tường tận; do đó ở đây không tra cứu bình luận lại nữa. Trọng tâm nghiên cứu của luận án này là những lời dạy của Hòa thượng về như thế nào mới là chánh tín chân chánh của Phật giáo, thế nào mới là Chánh Pháp, cùng các chứng cớ đằng sau những lời giải kinh điển của Ngài. Đó chính là động cơ nghiên cứu của luận án này.
MỤC LỤC
Chương thứ nhất: Lời giới thiệu
Phần 1: Động cơ Nghiên Cứu
Phần 2 : Chọn lựa Tài Liệu
Phần 3 : Phương pháp Nghiên cứu và Mục tiêu dự định
Phần 4 : Tóm tắt tòan bộ luận án
Phần 5 : Sơ lược tiểu sử Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương thứ hai : Chánh Pháp
Phần 1: Chánh Pháp và Mạt pháp
Phần 2: Anh Linh và sự Siêu Độ
Phần 3 : Chay Thuần Khiết và chay giả mặn
Phần 4: Khí công và tà, chánh
Phẩn 5: Quy y và phong bì đỏ
Phần 6: Luôn Mặc áo giới và ăn ngày một bữa
Chương thứ ba : Giảng Kinh
Chương thứ tư : Lão Tử và Trang Tử
Chương thứ năm : Sanh tử
Chương thứ sáu: Bát nhã
Chương thứ bảy : Thần dị
Chương thứ tám : Đi vào Tịch Tĩnh
Chương thứ chín : Kết luận
Phần chú thích