Tìm Sách

Kinh Tạng >> Kinh Mục Liên


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh Mục Liên
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : Thích Quảng Độ
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 181
  • Nhà xuất bản : Chùa Bồ Đề
  • Năm xuất bản : 1964
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 1210000009863
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

KINH MỤC- LIÊN

dịch giả THÍCH QUẢNG ĐỘ

CHÙA BỒ ĐỀ XUẤT BẢN

 

TỰA

Sau khi đọc hết nội dung của bộ Đại-Mục Kiền Liên Sám- Pháp này, tôi nhận thấy có hai điểm chính là sám hối và báo ân,  hay sám hối để báo ân. Công hạnh của Ngài Mục Kiền Liên điển hình nhất cho sự sám hối và báo ân ấy.

Kinh Hoa Nghiêm nói: “Bồ Tát tự nghĩ: Ta từ kiếp quá khứ vô thủy đến nay, do tham, sân, si mà thân khẩu, ý phát sinh vô lưọng vô biên các nghiệp ác, nếu như các nghiệp ác ấy mà có thể tưỏng, thì tận cả hư không giới cũng không thể nào dung chứa cho được, vì thế mà từ nay, đem hết cả , ba nghiệp thanh tịnh, đối truớc chư Phật, Bồ Tát chúng, thành tâm sám hối, nguyện sau sẽ không dám làm nữa…”

Như trên, các bậc Bồ-tát cũng còn phải lo nghĩ sám hối nghiệp chưóng, nữa là kẻ phàm phu chúng ta đầy rẫy những tội lỗi? Nếu như không nhờ công phu tình cần sám hối, để diệt trừ những nghiệp ác đã tạo, và chặn đứng những nguyên nhân của những nghiệp ác sẽ tạo, thì biết bao giờ mới mong đựoc giải thoát an vui?

Với sám nhập này, thực là cái kim chỉ nam cho ngưòi thời mạt pháp”tội trọng phúc kinh”, nưong vào đó để mà tu hành sám hối diệt tội; sám nhập này là con thuyền đưa ngưòi qua biển khổ sanh tử đến bờ giải thoát an vui, và sám pháp này cũng là ngọn đuốc trí tuệ soi sáng cho chúng ta vượt qua  những con đưòng vô minh tội lỗi.

Còn nói sám hối để báo ân, tất nhiên chúng ta phải nghĩ ngay đến công hạnh báo hiếu của Ngài Mục Kiền Liên, một vị đệ tử thần thông nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni.

Ngài Mục Kiền Liên sau khi tu hành chứng đạo, ngài tự nhớ  nghĩ đến sự báo đền thâm ân dưõng dục của mẹ Ngài là Bà Thanh Đề, phu nhân của một vị phó tưóng, nhưng tội ác lại rất nặng nề.

Vì biết mẹ lúc sanh tiền tạo nhiều tội lỗi, nênn khi chết khó tránh được khổ báo trong ba đường ác, nên Ngài đã vận dụng thần lực đi tìm mẹ khắp mọi nơi, từ trên các cõi trời, cho đến những cảnh địa ngục, nhưng vẫn không thể biết đựoc mẹ phải đọa lạc nơi đâu, đành phải trở về hỏi Phật, Phật dạy:

- Mẹ ông khi còn sống, không tin Tam Bảo, tham lam độc ác, nên khi chết phải đọa lạc vào đại địa ngục.

Ngài Mục Kiền Liên thấy Phật dạy như thế, nghẹn ngào khóc lóc, lại đi tìm mẹ khắp cả địa ngục, được thấy tận mắt những cảnh khổ báo ở những nơi đó. Sau cùng Ngài đến một địa ngục, thấy tưòng cao một vạn trưọng, cửa đóng kín mít, gọi không ngưòi mở, trông thì chẳng thể thấy đuợc, nên Ngài lại quay về hỏi Phật, Phật dạy:

- Chính mẹ ông phải đọa trong đại địa ngục ấy, và phải chịu đại trọng tội.

Ngài Mục Kiền Liên theo lời Phật dạy, liền đến truớc cửa địa ngục ấy, rung gậy tích trưọng 3 lần, tức thì cửa ngục mở, chủ ngục dẫn mẹ  từ trong ngục đi ra, để mẹ con đựoc gặp nhau. Lúc ấy Mục Kiền Liên thấy toàn thân mẹ bị  lửa bốc cháy phừng phực, mình mẫy đầy những dấu vết gưom đao tra tấn, cổ bị mang gông, chân tay bị  siềng trói bằng những sợi dây sắt, trông rất bi thảm. Bà quay lại bảo với ngài Mục Kiền Liên: “thân thể của mẹ bị đau đớn thật khó kể xiết!”.

Thấy tình cảnh bi thảm của mẹ như vậy, trong lòng đau như cắt, Ngài liền trở về cầu xin Phật thưong xót chỉ dạy cho phưong pháp, để cứu mẹ. Phật chỉ dạy phưong pháp khiến cho thoát khỏi cảnh ngã-quỷ, thì phải đọa làm súc sinh. Phật cũng chỉ dạy cho phưong pháp  thoát khỏi cảnh súc sinh. Cứ như thế, mẹ ngài lần lượt phải chịu mọi khổ báo trong 3 đưòng ác. Ngài Muịc Liên nhất nhất cầu Phật thưong xót chỉ dạy cho phưong pháp để cứu mẹ thoát khỏi cảnh khổ báo ấy, và đều đựoc Phật chỉ dạy cho biết:

Tội ác của mẹ Ông rất nặng nề, sức của mình Ông không thể nào cứu mẹ Ông thoát được, mà ông phải chí thành cầu  thỉnh các bậc Đại Đức Tăng, lập đạo tràng sám pháp, đọc tụng các kinh điển đại thừa, để sám hối những nghiệp ác cho mẹ Ông, thì mẹ Ông mới thoát đựoc những khổ báo ấy.

Ngài Mục Liên làm theo đúng nời Phật dạy, nên mẹ Ngài đã đuợc giải thoát. Xem thế đủ biết: công năng của sự sám hối, nguyện lực của các bậc đại đức tăng, thực là lớn lao vậy.

Sám hối còn là một phưong pháp tự lợi, lợi tha: một công hạnh báo hiếu rất nhiệm màu, mà ngưòi muốn tu hành hiếu đạo; ngưòi muốnsám trừ nghiệp chưóng, cần phải ghi lòng tạc dạ.

Bộ Đại Mục Liên sám Pháp này, nguyên bản Hán văn, nay Đại đức Thích Quảng Độ phát tâm dịch ra Việt văn, Đại đức Thích Quang Hào viện chủ chùa Bồ Đề xuất bản, không ngoài mục đích muốn cho ai ai cũng có thể hiểu được  phần nào với giáo nghĩa cao siêu huyền diệu của Phật pháp.

Riêng tôi xin chân thành tuỳ hỷ công đức với dịch giả và trân trọng giới thiệu cùng quý vị Phật tử bốn phưong bộ sám pháp rất quý báu này.

Sài thành, năm Giáp Thìn 1964

THÍCH CHÍNH TIẾN

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Đại tạng kinh Việt Nam-Nam Truyền- Kinh Trung Bộ tập 1
Đại tạng kinh Việt Nam-Nam Truyền- Kinh Trung Bộ tập 1
Những bài kinh tụng hàng ngày
Những bài kinh tụng hàng ngày
Kinh Viên Giác giảng giải
Kinh Viên Giác giảng giải
Kinh Lăng Già Tâm Ấn giảng giải
Kinh Lăng Già Tâm Ấn giảng giải
Kinh Đại Nhật (tập một)
Kinh Đại Nhật (tập một)
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Tập 1
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Tập 1
Kim Cang Tam Muội Kinh
Kim Cang Tam Muội Kinh
Kinh Đạo Hành Bát Nhã
Kinh Đạo Hành Bát Nhã
Kinh Ẩn-Dụ
Kinh Ẩn-Dụ
Trưởng Lão Ni kệ
Trưởng Lão Ni kệ
Kinh An ban thủ ý lược giải
Kinh An ban thủ ý lược giải
Lời Phật dạy (kinh Pháp Cú Dhammapada)
Lời Phật dạy (kinh Pháp Cú Dhammapada)