Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Đặc khảo về dân nhạc ở Việt Nam
  • Tác giả : Phạm Duy
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 203
  • Nhà xuất bản : Hiện Đại
  • Năm xuất bản : 1972
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 1201000009762
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 ĐẶC KHẢO VỀ DÂN NHẠC Ở VIỆT NAM

PHẠM DUY (203 trang)

HIỆN ĐẠI (1972)

LỜI TỰA

Tiểu luận này, viết trong lúc nước Việt Nam bị chia đôi, chắc chắn sẽ có nhiều khuyết điểm. Hơn nữa nó phải được biên soạn bời một nhóm nhạc học gia thì mới có thể nói kỹ lưỡng hơn về nhạc ngữ của các loại nhạc địa phương.

Nhưng thực tế cho ta thấy hiện nay sự hiểu biết của thế hệ mới về gia tài nghệ thuật dân tộc rất là mong manh. Tuổi trẻ được học hỏi ít nhiều về gốc tích và sinh hoạt của các loại âm nhạc trong nước. Nếu đã có một số nhà khảo cứu viết về nhạc Việt thì lại chưa có ai nghiên cứu nhạc Thượng, nhạc Chàm, là những dân nhạc mà ta cần phải biết, vì cũng là nước ta. Ngoài ra, trong những sách viết về nhạ Việt, sự phân loại và định nghĩa chưa được rõ ràng, khiến cho lớp người trẻ hiểu nhạc chưa thấy tầm quan trọng và sự phong phú của nghệ thuật ca diễn dân tộc.

Do đó, chúng tôi đánh bạo hoàn tất tập tiểu luận mà chúng tôi định để dành 20 năm sau mới viết.

Ước mong trong giới sinh viên, có những bạn trẻ sẽ phát triển nghiên cứu từng môn, từng loại của những Dân nhạc ở Việt Nam ghi trong tiểu luận này. Tích cực hơn nữa, mong rằng nội dung, hình thức của các ngành dân ca, ca nhạc, ca kịch nghệ mà người xưa đã đưa ra để phản ảnh xã hội thời qua, có thể gợi hứng cho người hôm nay sáng tạo cho thời này, để cho thời sau sẽ phải công nhận và nghiên cứu.

Saigon, tháng 10.66

PHẠM DUY

 

 

MỤC LỤC

Phần thứ nhất:

I.                    DÂN NHẠC BỘ TỘC TRƯỜNG SƠN

      Giàn thạch cầm ở Darlac

      Nhạc cụ

     Nhạc ngữ

     Các thể ca

II.                 DÂN NHẠC THƯỢNG DU BẮC VIỆT

     Trống đồng Đông Sơn

     Nhạc cụ

     Nhạc ngữ

    Các thể ca

III.               DÂN NHẠC CHÀM CÒN LẠI

    Dư âm của một nền nhạc lớn

    Nhạc cụ

   Các thể nhạc

   Nhạc ngữ

IV.              DÂN NHẠC KHOMER TRÊN ĐẤT NAM VIỆT

   Dư âm của nhạc Đế Thiên, Đế Thích

   Nhạc cụ

  Nhạc ngữ

  Các thể nhạc

Phần thứ hai:

V.                DÂN NHẠC VIỆT

  1. Dân ca

Thơ và ca: dân ca

Loại ngâm, kể truyện, nói thơ, hò thai

Loại ru

Loại hát làm việc, tình ca, hò trên cạn,hò trên nước, hò làm việc, hò nghỉ ngơi, hò giao duyên, hát huê tình, lý, hát ví…

Loại hát đám, hát hội: hát ví, hát giậm nam nữ, hát quan họ, hát trống quân, hát bài chòi, hò đối đáp…

Loại hát rong, hát dạo: vè, hát giậm vè, hát bài chòi, hát xẩm nói vè…

Loại hát thờ: chầu văn

  1. Ca nhạc phòng:

Tổ chức hát ả đào

Tổ chức ca nhạc Huế, Quảng, nhạc tài tử miền Nam

  1. Ca kịch nghệ

Nhận biết toàn bộ sân khấu Việt, sân khấu tuồng, hát bộ, hát bội, sân khấu chèo, sân khấu cải lương Nam Việt, sân khấu ca kịch bài chòi

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Phật Giáo Trung Quốc
Phật Giáo Trung Quốc
Phật giáo Miến Điện
Phật giáo Miến Điện
Phật giáo Đại Hàn
Phật giáo Đại Hàn
Thử luận về những cống hiến của HT. Tuyên Hóa đối với nền Phật học
Thử luận về những cống hiến của HT. Tuyên Hóa đối với nền Phật học
Luận lý và tư tưởng trong huyền thoại
Luận lý và tư tưởng trong huyền thoại
Phật giáo Nam Tông tại Đông Nam Á
Phật giáo Nam Tông tại Đông Nam Á
Phật Giáo Tích Lan
Phật Giáo Tích Lan
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật
Khoa học và sự tái sinh theo nhà Phật
Phật pháp
Phật pháp
Ngôn ngữ Thiền thư pháp Thiền
Ngôn ngữ Thiền thư pháp Thiền
Phật giáo Nga
Phật giáo Nga
Lối về Sen nở
Lối về Sen nở