Tìm Sách

Mật Tông - Kim Cang Thừa >> Cơ sở Mật Giáo Tây Tạng


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Cơ sở Mật Giáo Tây Tạng
  • Tác giả : Lama Anagarika Govinda
  • Dịch giả : Như Pháp Quân Trần Ngọc Anh
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 382
  • Nhà xuất bản : .
  • Năm xuất bản : 1996
  • Phân loại : Mật Tông - Kim Cang Thừa
  • MCB : 12010000005425
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

CƠ SỞ MẬT GIÁO TÂY TẠNG

Lama Anagarika Govinda

Như Pháp Quân Trần Ngọc Anh Dịch

TỰA

          Truyền-thống Tây-tạng đối với thời-đại chúng ta và đối với sự phát-triển về tinh-thần của Nhân Loại quan trọng là ở chỗ Tây-tạng đại diện cho cái khoen xích cuối cùng còn sống động, nó nối liền chúng ta với các nền văn hóa của một quá khứ xa xưa. Sự sùng bái các điều huyền linh ở Ai Cập, cũng như ở Lưỡng Hà Châu (Mesopotamia), hay ở Hy Lạp, của giống người Incas (ở Nam Mỹ) hay người Mayas (theo Ấn Độ Giáo), với sự biến mất các nền văn hóa của các dân tộc đó, đã thoát ngoài vòng hiểu biết của chúng ta, ngoại trừ một số truyền thuyết rời rạc. Các nền văn hóa cổ sơ của Ấn Độ, và của Trung Hoa, tuy còn được nghệt thuật và văn học gìn giữ trong một phạm vi rộng lớn, tuy còn sáng chói dưới lớp tro tàn của tư tưởng hiện đại nhưng chúng đã bị bao phủ và xâm nhập bởi nhiều lớp tư trào văn hóa khác nhau, đến độ thật rất khó, nếu không nói là không thể phân biệt được các yếu tố riêng của chúng ta và nhận ra được cái bản chất căn nguyên của mỗi một.

          Riêng xứ Tây-tạng, nhờ địa thế thiên nhiên khiến nó phải cô lập, khó xâm nhập (trong các thế kỷ gần đây, lại được các điều kiện chính trị giúp thêm vào), nên nó đã thành tựu trong việc, không những giữ nguyên các tính chất thuần túy của nó, mà còn giữ được sống động các truyền-thống của một quá khứ xa xưa nhất, về sự hiểu biết các huyền lực sâu kín của tâm hồn con người, cũng như về sự giảng dạy bí truyền cao siêu nhất của các triết nhân Ấn Độ.

          Nhưng trước sự tấn công của những biến cố làm đảo lộn thế giới, sự tấn công không dung tha cho một dân tộc nào, nó đã kéo Tây-tạng ra khỏi sự cô lập của nó; tất cả các cuộc chinh phục về tinh thần đều phải, hoặc là đi dần đến chỗ biến mất, hoặc là trở thành lợi ích trong tương lai cho một nền văn hóa nhân bản cao hơn.

          Cách đây 25 năm tác giả của tập sách này đã được tấm gương sống động của vị Đại Sư ấy tự tay truyền thụ cho lần đầu và đã làm cho tác giả xúc động tâm linh một cách sâu sắc. Ngài đã mở cho tác giả thấy các cửa ngỏ huyền bí của Tây-tạng và đã khuyến khích Người truyền đạt lại cho Thế nhân những gì mà Người đã học được, trong chừng mức mà ngôn từ cho phép. Một công cuộc như thế tất nhiên có những bất lực cố hữu của nó, nhưng nếu cái gì đã truyền đạt được có thể thành một sự giúp đỡ cho những người sưu tầm khác thì mọi công đức trong việc ấy đều thuộc về trước hết là vị Giáo chủ đã ban cho phần tối hữu, tức đã hiến trọn bản thân Ngài. Và tác giả cũng nghĩ đến các bậc Thầy khác, đã tiếp nối theo sau vị Giáo Chủ thứ nhất ấy, để đưa đến chỗ hoàn mãn chín chắn công cuộc đã bắt đầu. Sự tri âm sâu sắc của tác giả xin hướng về tất cả chư vị ấy. Nhưng xuyên qua các Ngài, vẫn sáng ngời cái hình bóng của vị Giáo Chủ đầu tiên còn sống mãi trong lòng của đệ tử!

                                      Vinh quang về với Đức Thầy,

                                 Lòng thành đệ tử xin Ngài chứng tri!

                                      Án mâu ni, mâu ni, đại mâu ni,

                                          Thích Ca mâu ni xóa ha!

          Kasan Devi Ashram, Kumaon, Hy Mã Lạp Sơn (Ấn Độ), tháng thứ 5, năm 2.500 sau khi Đức Phật nhập Đại Niết Bàn Vô Thượng.

 

Tháng Mười, 1956.

Dịch giả

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT

CON ĐƯỜNG PHỔ CẬP

Chương I: Ma lực của lời nói và sức mạnh của ngôn ngữ

Chương II:Nguồn gốc và tính chất phổ biến của âm "OM"

Chương III: Ý niệm về "Âm sáng tạo" và Thuyết Ba Động

Chương IV: Suy vận của truyền thống chú thuật

Chương V: Chú thuật của Phật giáo nguyên thủy

Chương VI: Phật giáo, kinh nghiệm sống động

Chương VII: Thái độ phổ cập của Đại Thừa và lý tưởng của Bồ Tát

Chương VIII: Con đường phổ cập và sự tái lập giá trị cho vần thiêng Om

 

PHẦN THỨ HAI

MANI

CON ĐƯỜNG HỢP NHẤT VÀĐỒNG HÓA VẠN HỮU

Chương I: Đá Điểm Kim và thuốc Trường sinh

Chương II: Giáo chủ Long Thọ và thuật luyện kim thần bí của chư vị Thành Tựu-giả

Chương III: Mani, viên ngọc của tinh thần "Đá Điểm Kim" và "Vật chất nguyên sơ"

Chương IV: MANI, "Quyền trượng Kim Cang"

Chương V:Tinh thần và vật chất

Chương VI:Ngũ Uẩn và giáo thuyết về Tâm Thức

Chương VII:Hai vai trò của Thức Mạt-Na

Chương VIII:Sự đổi ngược hoàn toàn ở Nội Tâm

Chương IX:Biến đổi và "Thực hiện" sự Viên mãn

 

PHẦN THỨ BA

PADMA: CON ĐƯỜNG NẨY NỞ CỦA

SỰ THẤY BIẾT ĐỒNG HÓA VẠN HỮU

Chương I:Hoa sen: biểu tưởng của sự nẩy nở tinh thần

Chương II:Hình người làm biểu tượng trong chú thuật

Chương III:Trí năng và quyền lực Bát Nhã đối với thần quyền

Chương IV:Phần cực âm, dương trong ngôn ngữ biểu tượng của Kim Cang thừa

Chương V:Sự thiền định, thực tại sáng tạo

Chương VI:Năm vị Thiền na Phật với năm trí

Chương VII:Phật Mẫu Tâ Ra, Phật Bất Động và Phật Tỳ Lô Giá Na trong hệ thống Thiền ở Tây Tạng

Chương VIII:Biểu tượng không gian, màu sắc, các yếu tố cử chỉ và đức tính của tâm

 

PHẦN THỨ TƯ

HUM: CON ĐƯỜNG THU NHIẾP TRỌN VẸN

Chương I: "OM" và "HUM", giá trị bổ túc kinh nghiệm và biểu tượng siêu hình

Chương II:Giáo lý về các trung khu tâm lực, trong Ấn Độ giáo và trong Phật giáo

Chương III:Các nguyên lý về không gian và về sự vận chuyển

Chương IV:Các khu trung tâm lực của luồng Hỏa Xà Du Già với các tương ứng sinh lý

Chương VI:Các chức năng thuộc thân và thuộc tâm của sinh lực, và nguyên lý vận chuyển, khởi điểm của thiền định

Chương VII:Ba dòng lực và các con đường của chúng trong thân người

Chương VIII:Luyện nội hỏa trong hệ thiền định ở Tây Tạng

Chương IX:Tiến trình tâm vật lý trong phép luyện nội hỏa

Chương X:Các trung khu tâm lực trong phép luyện nội hỏa

Chương XI:Chu Thiền Na Phật, các chủng tử âm và các yếu tố trong hệ xa luận Phật giáo

Chương XII:Sự biểu tượng của chủng tử âm Hum tổng hợp 5 trí

Chương XIII:Chủng tử âm Hum và sự quan trọng của Thánh nữ không tiến trong tiến trình Thiền định (Không tiến chống hỏa xà)

Chương XIV:Sự truyền Pháp cho nhà sư Liên Hoa Sanh

Chương XV:Sự "Mở thấy" được an lạc trong kinh nghiệm Thiền định, và Mạn-đà-la của chư vị Trí Minh (nắm giữ sự thấy biết sáng suốt)

Chương XVI:Bí mật của thân, ngũ, ý và con đường nội tâm của Kim Cang Tát đỏa trong Hum

 

PHẦN THỨ NĂM

OMMANI PADMEHUM CON ĐƯỜNG CỦA ĐẠI THẦN CHÚ

Chương I:Giáo lý về "Ba thân" và ba bình diện của thực tại

Chương II:Ảo huyền trong tư cách nguyên lý sáng tạo và các chiều của tâm thức

Chương III:Hóa thân: Hình thức tối thượng của sự thành tựu

Chương IV:Pháp thân và bí mật của xác thân

Chương V:Tính nhiều chiều của Đại thần chú

Chương VI:Đức Quán Thế Âm vào trong sáu cõi vô thường

Chương VII:Định thức của sự duyên sanh

Chương VIII:Nguyên lý định cực trong cách biểu tượng sáu cõi và năm đức Thiền na Phật

Chương IX:Tương quan giữa sáu âm thiêng với sáu cõi sống

KẾT LUẬN VÀ TỔNG HỢP

ÂH CON ĐƯỜNG HÀNH ĐỘNG

Chương I:Bất không thành tựu Như Lai, Pháp vương của thành sở Tác Trí

Chương II:Thành sở Tác Trí của bất không thành tựu giải thoát định luật của nghiệp quả

Chương III:Sự vô ngại của Bồ Tát đạo.

Các sách khác thuộc Mật Tông - Kim Cang Thừa

Nghi thức tu trì đại bi
Nghi thức tu trì đại bi
Tạng Thư sống chết tập 1
Tạng Thư sống chết tập 1
Tạng thư sống chết
Tạng thư sống chết
Chìa khoá dẫn đến giác ngộ
Chìa khoá dẫn đến giác ngộ
Hoá giải stress và chướng ngại trong cuộc sống
Hoá giải stress và chướng ngại trong cuộc sống
Tâm linh thời hiện đại
Tâm linh thời hiện đại
Ánh sáng Mật Tông
Ánh sáng Mật Tông
Tạng thư sống chết
Tạng thư sống chết
Nghi thức hành trì Đại Bi Sám Pháp
Nghi thức hành trì Đại Bi Sám Pháp
Dược Sư pháp Đà La Ni kinh
Dược Sư pháp Đà La Ni kinh
Bản Tôn sức khỏe và trường thọ
Bản Tôn sức khỏe và trường thọ
Kinh Đại Nhật
Kinh Đại Nhật