KINH ĐẠI NHẬT
LỜI NGƯỜI DỊCH
Quy mạng Tâm Bồ-đề ( bodhicitta )
Quy mạng bậc phát âm ( boghicitta )
Cúi lạy Thập Ba-La-mật ( paramitas )
Và cúi lạy Thập địa ( bhumis )
Kính lạy tạo tác trước
Quy mạng bậc chứng Không ( Sunyata )
Mật tông nơi miền Viễn Đông, nhất là của Việt Nam chịu ảnh hưởng rất sâu nơi Đức Bồ Tát Long Thọ ( sanh sau ngày đức Đại Bi Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện nhập Niết –bàn 400 năm, trụ thế gần 700 năm ) và đức Thánh Thiên Đề Bà. Mật Tông ở Việt Nam lấy cả hai giới Thai Tạng và Kim Cang Đảnh làm chỗ y cứ, và lưu truyền. Chư vị A-xà-lê của dòng truyền thừa này hầu hết đều thông thạo các giáo pháp của đức Như Lai, kể cả thiên văn và y lý (Xem Mật Giáo Thậm Thâm Nội Nghĩa, do Nguyễn Pram biên soạn, nhà xuất bản Nguồn Sống ấn hành )
Mật tông có hai loại Thuần mật và Tạp mật.
Tạp mật được sử dụng để đối phó, hàng phục thiên nhiên, và các quỷ thần của thế gian. Tạp mật còn được dùng để dẫn dắt chúng sanh, khiến cho cho chúng tin vào các khả năng thần bí để gieo thiện căn và nhập Đạo.
Trái lại, Thuần mật chỉ thẳng cảnh giới đại Bí Mật ( Maa-guhya )của Như Lai, không cần ẩn dụ, vì những người nào phát tâm tu hành theo Thuần mật đều là những bậc có căn cơ cao, và đã từng ở nơi trăm ngàn chư Phật để cúng dường, gieo trồng các căn lành, và y pháp tu hành .
Trên căn bản, Mật tông chủ trương phương tiện chính là cứu cánh, rời ngoài phương tiện, ắt không thể nào chứng nhập được cảnh giới của Như Lai. Ví như người không biết lội, nhờ thuyền bè có thể qua sông sâu, nước xiết, nếu bỏ thuyền bè khi chưa qua sông thì chỉ có nước chờ chết. Thuyền bè dụ cho các phương tiện của Như Lai. Sông sâu, nước xiết dụ cho dòng sanh tử luân hồi. Người tu Thiền, cũng như người tu theo pháp môn Đại Ấn / Đại Thủ Ấn ( Mahamudra: Một thứ Thiền của Phật giáo Tây Tạng , anh em sanh đôi với Thiển đốn ngộ của Trung Quốc) đều không thích dùng phương tiện quán chiếu vì cho đó là hữu tướng.
Các pháp xưa nay vốn vô tướng, hễ còn phân biệt hữu tướng- vô tướng, tịnh- bất tịnh thì còn bị rơi vào cảnh giới nhị biên, còn bị chi phối bởi các khái niệm, ắt sẽ không bao giờ nhập cảnh giới vô nhị được. Không thể nhập vào cảnh giới vô nhị mà muốn đắc định, đắc pháp, đắc Đạo thử hỏi có được không?
Cho nên kinh văn của Mật tông không đi dông dài, không cần đúng cú pháp của thế gian, mà chỉ thẳng tự tâm, TÂM ở đây chính là Vô cấu thức, đồng thời hiển hiện hai môn đồ đó là Chân Không và Diệu hữu, hoặc Trí tuệ và Đại Bi. Ngoài ra, hành giả tu theo Mật tông phải lấy tâm Bồ-đề làm nhân, Đại bi làm gốc, giới nguyện đề củng cố…
MỤC LỤC
Lời của người dịch
Quyển 1:
Phẩm 1 : Nhịp Chân Ngôn trụ tâm
Quyển 2 :
Phẩm 2 : Đủ chuyên và Chân Ngôn
Phẩm 3 : Tịnh Trừ Chư Chướng Ngại
Phẩm 4 : Kho Chân ngôn Thông dụng
Quyển 3:
Phẩm 5 : Thành tựu Thế gian Tất địa
Phâm 6 : Xuất hiện Tất địa
Phẩm 7 : Thành Tựu Tất địa
Phẩm 8 : Tu tập Mạn trà la Chuyền Tự Luân
Quyển 4 :
Phẩm 9 : Mật án
Phẩm 10: Tự Luân
Phẩm 11: Bí mật Mạn-trà-la
Phẩm 12: Pháp nhập Bi Mật Mạn-trà –la
Phẩm 13: Nhập bí mật Mạn-trà-la
Phẩm 14: Tám án Bí mật
Phẩm 15: Cấm Giới Trì Minh
Phẩm 16: Thật trí của bậc A-xà-đề
Phảm 17: Quán sát cả ba Mạn-trà-la
Phẩm 18: Nhận phương Tiện và Học giới
Phẩm 19: Bách Quang Biến Chiếu
Phẩm 20: Quả Tương Ưng với 100 Chữ