MẬT TÔNG TÂY TẠNG Tantra in Tibet
JEFFREY HOPKINS Dịch Anh ngữ
THÍCH NHUẬN CHÂU Dịch Việt ngữ
NXB PHƯƠNG ĐÔNG
TỰA
Tập sách này chúng tôi trích dịch từ hai tác phẩm của Đức Đạt- Lai Lạt Ma 14 Tenzin Gyatso. Tác phẩm thứ nhất là Tantra In Tibet, ấn bản năm 1977 của Nhà xuất bản Snow Lion, Ithaca, New York, USA. Bản thứ hai là Kindness, Clarity and Ingight, ấn bản lần thứ 14 năm 1998, cũng của Nhà xuất bản Snow Lion, Ithaca, New York, USA. Trong cuốn Tantra In Tibet, chúng tôi chỉ dịch phần đầu, còn phần thứ hai là Chân ngôn đạo thứ đệ ( t: Ngagrim chenmo ) của ngài Tông-khách-ba chúng tôi thấy đức Đạt-Lai Lạt-ma 14 phân tích khá kỹ nội dung cốt tủy. Mật tông trong phần I của tập sách này, nên chúng tôi chọn dịch một số bài trong cuốn Kindness, Clarity and Insight để giúp người đọc hiểu rõ hơn những nội dung nặng về giáo lý trong chương I; đồng thời có thể hỗ trợ cho những ai có cơ duyên hành trì sâu vào pháp môn vốn rất khó và nhiều cơ mật, và vì vậy, đã thu hút khá đông những hành giả mong nếm được hương vị giải thoát.
Về phần chú thích, chúng tôi cố gắng cung cấp thêm những kiến thức cần thiết để đi sâu vào giáo lý pháp môn này. Chúng tôi đã sử dụng những tư liệu vốn có rất hạn chế. Một số từ Bách khoa Phật học Toàn thư, Phật quang Tự điển bản điện tử, và phần lớn là trong Từ điển Phật học – Đạo Uyển 2006, những chú thích có đánh dấu ( * ) kèm theo là của tác giả trong nguyên bản Anh ngữ.
Chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót. Xin chân thành được đón nhận những chỉ giáo của bậc thức giả để việc nghiên cứu và hành trì của mọi người cũng như của chúng tôi có đucợ nhiều lợi lạc.
Xin nguyện hồi hướng công đức này cho tòan pháp giới. Nguyện rằng mọi người đầu hưởng được những điều tốt lành khi thực hành theo chánh pháp.
Trân trọng
Thích Nhuận Châu
Tịnh thất Từ Nghiêm, Đại Tòng Lâm
BR-VT
MỤC LỤC
TỰA
Phần 1
CỐT TỦY CỦA MẬT TÔNG
1- Phương pháp tu tập mật tông
Tên luận
Quy kính
Biểu hiện sự tôn kính
Phát nguyện khi tạo luận
2- Quy y
3- Tiểu thừa, Đại thừa
4- Kim cương thừa
5- Cực quang
6- Sự vĩ đại của Mật thừa
7- Minh giải
8- Phép điểm đạo
Phần 2
NHỮNG BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA VỀ HÀNH TRÌ MẬT TÔNG
Om mani padme hum
Án ma ni bát di hồng
Các vị thần thủ hộ trong Mật tông ( Deities )
Cái chết theo quan niệm của người Tây Tạng
Vấn đáp
Sự thống nhất giữa hai trường phái
Cựu dịch và Tân dịch
Nhị đế
Vấn đáp
Kho tàng của Phật giáo Tây Tạng
Chuyển hóa tâm qua thiền định
Vấn đáp
SÁCH DẪN