Đánh thức vị Phật đang ngủ (Awakening the sleeping Buddha)
Tai Situpa Thứ Mười Hai
Nguyên Toàn dịch từ tiếng Anh
NXB Tôn Giáo
Giới Thiệu
Phật giáo có thể được xem là rất phức tạp và rộng lớn mà dường như một đời người học hỏi cũng không đủ để đạt được chiều sâu của nó. Đó là khi ta nhìn ít nhất từ một khía cạnh – cho đến khi mục đích giác nhộ cuối cùng đạt được. Ở một phương diện khác, Phật giáo có thể rất đơn giản, hòa tan dễ dàng những điều huyền bí và phức tạp vào những chân lý đời thường. Trong thực tế, Phật giáo bao gồm cả hai mức độ này, mặc dù nền tảng của triết học Phật giáo và sự thực hành dựa trên một số nguyên tắc rõ ràng.
Đối với bất kỳ ai mong muốn học hỏi và áp dụng các giáo lý Phật giáo vào trong cuộc sống của mình, việc đạt tới một sự hiểu biết về những tư tưởng cốt lõi này – luôn diễn ra liên tục là thành quả quan trọng nhất. Hiểu thấu những nguyên lý thiết yếu này cung cấp nền tảng vững chắc cho sự tinh tấn vô hạn sau này, dù bạn ở mức độ nào của việc học hỏi Phật giáo. Do vậy, quyển sách này là một nỗ lực nhằm làm cho một số chủ đề phổ biến thường được giảng dạy và thảo luận trong tư tưởng Phật giáo Đại Thừa trở nên dễ hiểu hơn.
Chúng ta sẽ bắt đầu từ Phật tính, bởi vì đó là khái niệm quan trọng nhất cần hiểu. Tiếp theo, đối với những người theo Đại thừa, là bồ đề tâm. Làm thế nào để nhận biết chúng ta đạt được Phật tính và phạm vi cần học hỏi để thực hiện bồ đề tâm điều này sẽ được giải quyết trong phần thảo luận về tái sinh và nghiệp. Hiểu biết về tính Không giúp chúng ta hiêu được hệ thống kiến thức Mật thừa, mà Đại thủ ấn (Mahamudra) là một thí dụ về hình thái cao cấp nhất của hệ thống kiến thức này. Qua thực hành những kiến thức Mật thừa chúng ta có thể đạt được tỉnh giác thông qua sự chuyển hóa chúng nhanh chóng.
Vì quá trình chuyển hóa luôn luôn chuyển động về phía trước, sự tỉnh giác có thể diễn ra bất kỳ lúc nào hoặc bất kỳ ở đâu. Bản thân tỉnh giác có nhiều khía cạnh, đưa đến sự tỉnh giác cao nhất vượt qua mọi chủ thể và khách thể, tương đối và tuyệt đối – tất cả những biểu hiện của vòng luân hồi. Mọi khoảnh khắc của cuộc đời, và các trạng thái trung gian giữa sự sống và cái chết, giữa ngủ và thức, đều là phương tiện để đạt được tỉnh giác. Mọi sai lầm và thành công dần dần cũng đưa đến mục đích tối thượng. Tất nhiên mục tiêu cuối cùng của việc học hỏi và thực hành Phật giáo là đạt được trạng thái tinh khiết hoàn toàn, sự giác ngộ của một vị Phật.
Thư của Ngài Tai Situpa Thứ Mười Hai (Bản dịch)
Ngày 31 tháng năm, 2010
Nhận thấy sự thành tâm lớn lao của các Phật tử Việt nam, tôi cho phép dịch và xuất bản cuốn sách của tôi “Awakening the Sleeping Buddha” (Đánh thức vị Phật đang ngũ) sang tiếng Việt. Những nội dung của cuốn sách này được hồi hướng vì sự lợi lạc của tất cả chúng sinh , để giải thoát họ ra khỏi khổ đau của luân hồi sinh tử và để họ có thề đạt được quả vị Phật trọn vẹn và hoàn hảo.
Tôi gửi những lời cầu nguyện của tôi tới tất cả những người đọc bản tiếng Việt của cuốn sách này có thể đạt được một hiểu biết đúng về Phật ph1ap và bằng c1ach lĩnh hội Ý nghĩa thực sự của Pháp các bạn nhận ra rằng tiềm năng Quả vị Phật luôn luôn hiện hữu ở trong mỗi người.
Đối với những người dịch thuật, những người xuất bản, và tất cả những người liên quan công việc này, tôi cũng gởi lời cầu nguyện của tôi tới họ vì sự hồi hướng việc tích tụ công đức to lớn của họ và mong sự ban phúc cỉa Đức Phật luôn luôn ở bên họ.
Xin cầu nguyện cho tất cả các bạn.
Pháp Thiêng liêng luôn trong bạn
Kenting Tai Situpa Thứ Mười Hai
Người đứng đầu Tối cao dòng Tu viện Palpung
của Phật giáo Kim Cương Thừa