HÀNH TRÌNH GIÁC NGỘ - Tu tập Phật pháp trong cuộc sống hằng ngày
(Enlightened Journey)
TULKU THONDUP
TUỆ PHÁP Dịch
NXB TÔN GIÁO
LỜI NÓI ĐẦU
Sự rèn luyện cốt lõi nhất trong Phật giáo - và vì thế cũng là quan trọng trong bất kỳ con đường tâm linh nào – chính là những “phương tiện thiện xảo” giúp hành giả có khả năng chuyển hóa mọi khía cạnh trong cuộc sống hằng ngày của mình thành sự tu tập tâm linh. Tu tập tâm linh là những sự luyện tập làm giải thoát tâm thức khỏi sự căng thẳng do bám chấp về tinh thần và sức mạnh thúc đẩy sai sử của tham dục. Sự tu tập tâm linh xoa dịu những đau khổ tạo ra bởi quan điểm chật hẹp , cứng rắn và những cảm xúc hỗn loạn, thiêu đốt của ta.
Sự tu tập tâm linh quyết định sự nhận biết và kinh nghiệm của rộng mở, an bình, hoan hỷ, tình thương và trí tuệ. Nếu tâm tràn đầy tình thương, an bình và trí tuệ thì năng lượng tinh thần và tâm linh của ta mạnh mẽ, các nguyên tố vật chất trong thân thể sẽ trở nên mạnh khỏe và các sự kiện trong cuộc sống ta trở nên tích cực. Vì lẽ đó, nếu năng lượng tinh thần mạnh mẽ , cơ thể khỏe mạnh và cuộc sống tích cực hơn , tâm chúng ta sẽ tự nhiên an bình và hoan hỷ hơn.
Có hai cách quan trọng để chuyển hóa cuộc sống hằng ngày thành sự tu tập. Thứ nhất, nếu bạn đã nhận biết trí tuệ siêu vượt tâm thức ý niệm, hoặc thậm chí nếu chưa siêu vượt được tâm thức ý niệm, nhưng có kinh nghiệm tâm linh mạnh mẽ như lòng từ bi, sùng kính, hay thiền định, thì bạn có thể hợp nhất hay chuyển hóa mọi tình huống và kinh nghiệm thành một hỗ trợ cho năng lượng của trí tuệ nhận biết và kinh nghiệm tâm linh.
Thứ hai với người bình thường như chúng ta, tâm thức là khái niệm, cảm xúc và chưa nhận biết thì điều cốt yếu là dựa vào bất cứ phương tiện thiện xảo nào - các hình ảnh tâm linh, dấu hiệu, âm thanh, hay nguồn năng lượng tích cực – như phương tiện phát triển năng lượng tâm linh. Nếu có thể thấy các đối tượng chung quanh như một nguồn cảm hứng và an bình, chúng ta sẽ phát sinh an bình và hạnh phúc trong ta vì năng lực của nhận thức chính mình.
Quyển sách này gồm 15 bài viết đã xuất bản hoặc được ghi lại từ các buổi giảng của tôi. Sách được chia thành 2 phần: một phần dẫn nhập vào con đường của đạo Phật và một phần thảo luận về thực hành thiền định.
Những bài viết khác đề cập đến các hướng dẫn hoặc tài liệu trợ giúp, tất cả hợp thành một cẩm nang về phương thức để đưa những kinh nghiệm khác nhau mà chúng ta gặp, dù là hiện tượng bên ngoài hay bên trong,đi vào trong những quan điểm tâm linh, giới hạnh và kinh nghiệm tu tập.
Phần thứ nhất gồm 6 bài viết. Tất cả xoay quanh việc giới thiệu về quan điểm tâm linh, văn hóa và cuộc sống. Những yếu tố này là phương tiện quan trọng để chuyển hóa đời sống tinh thần và thể chất của ta thành sự tu tập Giáo Pháp.
MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI CẢM TẠ
PHẦN I : DẪN NHẬP VÀO ĐẠO PHẬT
1. Vậndụng cuộc sống hằng ngày như sựthực hành giáo pháp
2. Mở rộng tâm với lòng bi
3. Hành trình tâm linh trong một cuộc sống náo loạn
4. Những pháp khí của đạo Phật – sựhổtrợcủa nhận biết tâm linh
5. Thangka của đạo Phật Tây tạng và những ý nghĩatôn giáo
6. Sựchuẩn bịcho Bardo : các giai đoạn cận tửvà sau khi chết
PHẦN II : PHÁP THIỀN ĐỊNH NGONDRO – SỰ RÈN LUYỆN THIẾT YẾU
7. Trường phái Nyingma của Phật giáo Tây tạng
8. Truyền thống Terma của trường phái Nyingma
9. Những quán đảnh và giới luật của tu hành Mật tông
10. Pháp thiền định Ngondro – sựrèn luyện chủ yếu của Longchen Nyingthig
11. Ý nghĩa bài nguyện Vajra Bảy Dòng đến Gura Rinpoche
12. Sự tiếp nhận bốn quán đảnh của thiền định Ngondro
13. Một thiền định vắn tắt về Guru Rinpoche, Padmasambhava
14. Đánh giá sự tiến bộ của việc thực hành giáo pháp
15. Bài ca cầu nguyện đến vị Lama tuyệt đối