Tìm Sách

Văn Hóa Phương Đông >> Tinh hoa xử thế


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Tinh hoa xử thế
  • Tác giả : Lâm Ngữ Đường
  • Dịch giả : Nguyễn Quốc Hùng
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 213
  • Nhà xuất bản : Tân Dân
  • Năm xuất bản : 1968
  • Phân loại : Văn Hóa Phương Đông
  • MCB : 1210000009471
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

TINH HOA XỬ THẾ

LÂM NGỮ ĐƯỜNG

Bản dịch

NGUYỄN QUỐC HÙNG

Một kiệt tác của nhà học giả Trung Hoa

Lâm Ngữ Đường. Một quyển sách quý

nhất trong kho sách hiện đại. Trình bày

những gương sáng của người xưa xử thế

trong lãnh vực đạo đức.

Nhà xuất bản Tân Dân

LỜI TÁC GIẢ

Kính thưa quý vị

Từ xưa đến nay trong tất cả mọi sinh hoạt của đời sống con người, người đời thường thẩm định giá trị cuộc sống của mỗi người qua một danh từ đơn giản “NHÂN CÁCH”.

Nhưng, thế nào là nhân cách con người?

Và,

Vì sao con người lại hơn thua, khôn dại chỉ bằng hai tiếng Nhân Cách đơn sơ?

Sống trong cuộc đời nhiều phức tạp, giữa một xã hội bon chen: đời sống con người dàn dần bị nhịp sống cơ năng lôi cuốn, mọi người sống trong hoàn cảnh hiện tại, hoàn toàn nhìn đời sống bặng một cặp mắt lơ là ngơ ngác xác định vị trí tinh thần hoàn toàn phiến diện và môt chiều, cuộc sống thuần túy con người không còn trung thực và thuần túy đối với chính mình.

Trong khung cảnh đó, những ai đã từng tha thiết ôm ấp một hoài bão lớn lao là lôi cuốn đời sống cơ năng con người rời ra cái nhìn phiến diện quả thật phức tạp vô cùng.

Đời sống hiện hữu của con người thật đáng bi quan hơn lúc nào hết.

Bi quan vì cuộc đời đã đi toàn bằng bề trái, tất cả những TINH HOA của một nghệ thuật SỐNG thuần túy đã hoàn toàn bị đảo lộn coi thường, CHÂN không tạo được, THIỆN không được dung bồi và MỸ hoàn toàn bị đời quên lãng.

Đứng trước một thế sự đảo điên, một thời đại quay cuồng, cuộc sống con người chỉ chấp nhận hiện tại, không tha thiết với tương lai và rời xa quá khứ ấy theo quan niệm của riêng tôi thiết tưởng không gì đáng làm hơn là ghi lại ở đây một vài điều hay, lẽ phải trong nghệ thuật xử thế - một điều kiện mà con người không thể thiếu – của con người để hầu níu kéo được những gì mà người đời sẽ mai một trong tương lai.

Việc làm đó đối với tôi chỉ có một giới hạn đơn sơ và nhỏ hẹp nhưthế. Tôi không nuôi cao vọng gì ngoài tu tưởng tầm thường là được phép trình bày những nghệ thuật xử thế của con người qua hai thế hệ XƯA và NAY và đem dùng trong hoàn cảnh hiện tại.

Nội dung của Tinh hoa xử thế là như thế.

Trong những phần chi tiết của một tác phẩm RÈN NGƯỜI – một danh từ thời đại được chỉ định và thông dụng hiện nay dành cho những tác phẩm giáo dục cuộc đời – tôi chỉ nêu lên một vài điều kiện thông thường nhỏ nhặt bằng những kinh nghiệm trong quá khứ và hiện tại nói một cách khác hơn là tôi xin được trình bày tất cả những gì tôi đã thu đoạt được trong nghệ thuật xử thế của người xưa và hiện tại mà thôi.

“Tinh Hoa Xử Thế” theo tôi là một quyển sách trình bày những nghi thức, nghệ thuật xử thế của người và người, ngoài ra tôi cũng chẳng mong muốn gì hơn.

Với tác phẩm tầm thường này tôi xin được hân hạnh trình bày cùng quý vị những ý kiến của riêng tôi trên một lãnh vực đơn thuần – XỬ THẾ.

Như đã nói với tiêu đề “Tinh Hoa Xử Thé”vì vậy tâp sách nay tôi xin phép quý vị được trình bày mấy quy tắc Xử Thế quý báu của người xưa – Những người đã gây dựng cho con người chúng ta những nền móng vũng chắc trong cách dẫn dụ lòng người – mà tôi tin tưởng nó sẽ giúp được quý vị phần nào trong đời sống giao tế giữa NGƯỜI và NGƯỜI cũng như giữa CÁ NHÂN và Xà HỘI.

Ý kiến riêng tôi chỉ có thế, với những quan niệm đơn sơ như trên nên tôi xin được hầu chuyện cùng quý vị bằng những “Tinh Hoa Xử Thế” bằng bốn phần chính:

A) Những quytắc căn bản trong nhân cách con người, - Trong phần này, đứng dưới hình thức những lá thư ngõ, tôi xin được trình bày khái quát về mấy quan niệm tinh thần chung của một cá nhân qua nhân cách con người.

B) Phần thứ hai trình bày mấy quy luật cần thiết trong nghệ thuật xã giao va chỉ nam xử thế.

- Phần này được coi như phần chính và trình bày một vài quan niệm xã giao cùng nghệ thuật xử thế con người.

C) Phần thứ ba: Một nghệ thuật sống để tạo cho cuọc đời một nguồn lý tưởng.

- Phần này có tính cách bổ túc cho phần hai đưa ra mấy nhận định để kiến tạo đời sống hiện tại cũng như tương lai.

D) Phần cuối cùng là những gương xử thế của người đời qua sách vỡ cổ kim.

- Phần trình bày này trình bày bằng một tính cách dẫn chứng những xảo thuật xử thế của người xưa và lấy đó coi như tiêu biểu cho cuộc đời.

Nội dung TINH HOA XỬ THẾ là như vậy.

Kính thưa quý vị,

Như tôi đã trình bày ở phần trên, trong một xã hội bon chen, đời sống con người dần dần  nhịp sống cơ năng lôi cuốn, mọi người sống trong hoàn cảnh hiện đại hoàn toàn nhìn đời sống bằng một cặp mắt lơ là, ngơ ngắc, xác định vị trí tinh thần hoàn toàn phiến diện và một chiều, cuộc sống thuần túy con người không còn trung thực với chính bản thân nữa, bấy nhiêu điều đó xảy ra trong cuộc sống hiện đại,thiết tưởng ghi lại những lối sống, cùng nghệ thuật xử thế Cổ Kim tôi nghỉ làm công việc đó trong xã hội ngày nay không phải là một việc làm vô ích mà trái lại.

Với những cảm nghỉ đơn sơ và tầm thường như thế nên tôi viết nên mấy dòng này để ghi lại những “TINH HOA XỬ THẾ” mà xét ra chưa đến lỗi thời, vô ích.

Để kết thúc, nêu những tư tưỡng này của cá nhân tôi mà bạn thấy được một vài điều hợp vậy giờ đây xin bạn hãy ngồi lại đây cùng tôi đàm đạo về mấy điều “TINH HOA XỬ THẾ” vậy.

                                       Lâm Ngữ Đường

 

MỤC LỤC

LỜI TÁC GIẢ

PHẦN THỨ NHỨT: HUẤN LUYỆN TINH THẦN

Chương I: Nhân cách là gì?

Chương II: Rèn luyện nhân cách

Chương III: Từ nhân cách đến xử thế

Chương IV: Những cách chinh phục lòng người

PHẦN THỨ HAI: CHỈ NAM XỬ THẾ

Chương I: Những nguyên tắc xã giao

Chương II: Bình Tĩnh đi bạn

Chương III: Cứ quên đi tất cả chuyện bên ngoài

Chương IV: Hãy can đảm coi thường tất cả

Chương V: Đừng quá chán nản khi thất bại

Chương VI: Luôn luôn tạo cho mình một đức điềm tỉnh

Chương VII: Đừng bao giờ gỡ chỉ khi còn rối

Phần tóm lược: Tính trầm tĩnh

PHẦN THỨ BA: NGHỆ THUẬT Ở ĐỜI

Chương I: Làm người khó

Chương II: Chân thành

Chương III: Giản dị

Chương IV: Khiêm tốn

Chương V: Nhường nhịn

Chương VI: Vui tính

Chương VII: Vô tư

Chương VIII: Biết hướng thượng

Chương IX: Lòng vị kỷ

Chương X: Lòng nhân đạo

Chương XI: Lòng vị tha

Chương XII: Tính quảng đại

Danh lý cổ nhân

PHẦN PHỤ THÊM: GƯƠNG XỬ THẾ

Giới Tử Thôi

Lời cuối truyện

Các sách khác thuộc Văn Hóa Phương Đông

Mạnh Tử Quốc Văn Giải Thích
Mạnh Tử Quốc Văn Giải Thích
Lão Tử Đạo đức kinh
Lão Tử Đạo đức kinh
Dưỡng sinh cho mọi người
Dưỡng sinh cho mọi người
Lịch sử Triết học Đông Phương
Lịch sử Triết học Đông Phương
Nam Hoa Kinh
Nam Hoa Kinh
Chu Dịch ứng dụng vào thời đại
Chu Dịch ứng dụng vào thời đại
Thiền và Hoa Đạo
Thiền và Hoa Đạo
Rung động thư giản với năng lượng cảm xạ học
Rung động thư giản với năng lượng cảm xạ học
Tự do đầu tiên và cuối cùng
Tự do đầu tiên và cuối cùng
Truyện ngụ ngôn Ấn Độ PANCHATANTRA
Truyện ngụ ngôn Ấn Độ PANCHATANTRA
Truyện cổ dân gian Ấn Độ
Truyện cổ dân gian Ấn Độ
Khai sáng trí năng
Khai sáng trí năng