RUNG ĐỘNG THƯ GIẢN VỚI NĂNG LƯỢNG – CẢM XẠ HỌC
DƯ QUANG CHÂU- TRẦN VĂN BA- NGUYỄN VĂN LƯỢM (287 Trang)
NXB THANH NIÊN
LỜI MỞ ĐẦU
Khi lạnh chúng ta run, lo sợ cũng run, giận cũng run, nghiện thuốc lá hay nghiện rượu cũng run. Trạng thái run đó là một sự rung động nhẹ nhàng của cơ thể. Trong tình yêu cũng thế, người ta hay nói: Trái tim rung động, nếu rung nhẹ thì tác động đến đối tượng chỉ thoáng qua, nếu rung mạnh đối tượng sẽ cảm nhận thấy một điều gì đó đang xảy đến với mình. Khi hai trái tim cùng rung động, nếu như cùng một tần số họ sẽ đến với nhau…như vậy chúng ta nên hiểu rung không chỉ là một biểu hiện của bệnh lý, mà rung còn là một phản xạ có điều kiện nhằm mục đích lấy lại sự mất cân bằn của cơ thể do những rối loạn tâm sinh lý trong cơ thể.
Qua nhiều năm thực hiện phương pháp rung động để điều chỉnh những rối loạn của cơ thể nhất là những bệnh như: cao huyết áp, tiểu đường, thấp khớp, béo phì, suyễn v.v…một cách có hiệu quả, chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn phương pháp đơn giản dễ thực hiện mà kết quả chắc chắn sẽ làm hài lòng ngay cả những người khó tính nhất. Đó là một phương pháp điều trị không cần thuốc, với điều kiện tập luyện cũng như không gian tập luyện cũng không đòi hỏi nhiều, chỉ cần kiên trì luyện tập thì kết quả đến với bạn ngay sau những tuần lễ đầu tiên.
Trước khi thực hiện phương pháp này chúng tôi đề nghị các bạn cùng chúng tôi lược sơ về kiến thức cần thiết cho sự tập luyện. Phương pháp này bắt nguồn từ những người luyện tập yoga, Thiền định…
Phương pháp rung động này kết hợp với vài kỹ thuật của yoga, của khí công với những phương thức của Tây phương và được gọi là Rung động thư giãn.
Với phương pháp Rung động thư giãn sẽ giúp cho bạn tìm lại những khả năng còn tiềm ẩn trong bạn, mà cách thực hiện tập luyện thật đơn giản và không đòi hỏi phải mất nhiều công sức.
Rất mong bạn sẽ hài lòng với tài liệu nhỏ này.
Tác giả
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Lời cám ơn
CHƯƠNG MỘT
RUNG ĐỘNG THƯ GIẢN
1- Tại sao gọi là Rung động thư giãn
2- Nguồn gốc của rung động thư giản
3- Ngày nay môn RĐTG có thế mang đến cho chúng ta điều gì?
CHƯƠNG HAI
NHỮNG LIÊN QUAN ĐẾN RUNG ĐỘNG THƯ GIẢN
1- Âm và Dương
2- Ngũ hành
3- Các kinh mạch châm cứu
4- Luân xa
5- Các trung tâm luân xa
6- Kết luận
CHƯƠNG BA
NGUYÊN KHÍ
· Nguyên khí
· Thực phẩm
· Sự lao lực quá độ
· Sự quá sức về vật chất hay tinh thần
· Bệnh nâng và kinh niên
· Tình dục quá độ, kinh nguyệt, thai nghén
· Làm thế nào để tăng cường “nguyên khí”
CHƯƠNG BỐN
CON NGƯỜI GIỮA TRỜI VÀ ĐẤT
A- Con người giữa trời và đất (Luật tam tài)
B- Ba trung tâm ( Tam Tiêu)
C- Ba khả năng lớn của Rung động thư giản
CHƯƠNG NĂM
CHUẨN BỊ TẬP LUYỆN RUNG ĐỘNG THƯ GIẢN
1- Lưu ý tập luyện trong Rung động thư giản
2- Con chim yến đỏ tía đang bay lượn trên trời cao
3- 3 tư thế luyện tập môn Rung động thư giản
CHƯƠNG SÁU
XOA BÓP RUNG ĐỘNG
Xoa bóp rung động:
1- Vùng mặt
2- Vùng trán
3- Vùng da đầu
4- Vùng mắt
5- Vùng mũi
6- Vùng môi
7- Vùng tai
8- Huyệt phong trì
9- Vùng cổ gáy
10- Vùng Du phũ
11- Thận du với nắm tay
12- Huyệt quan nguyên
13- Các kinh mạch trên tay
14- Đại bao và huyệt Du phủ
15- Các kinh mạch hai chân
CHƯƠNG BẢY
HÒA ĐỒNG NĂNG LƯỢNG VỚI TƯ THẾ “ÔM THÂN CÂY”
· Tác dụng của tư thế ôm thân cây trong RĐTG với các khớp xương
· Hiệu lực của RĐTG trong tư thế ôm thân cây
· Các kết quả của môn RĐTG trong tư thế Ôm thân cây
· Tư thế Ôm thân cây trong RĐTG cũng giúp chúng ta giải độc
· Kết quả thực hành
· Tóm lược các điểm tập trung
CHƯƠNG TÁM
TÁM ĐƯỜNG TUYỆT KỸ
Tuyệt kỹ :
1- Tiếp thu năng lượng vũ trụ và điều chỉnh tam tiêu
2- Nhắm một con ó từ xa
3- Vung bàn tay điều hòa Tâm phế
4- Khai thông hai mạch Nhâm Đốc
5- Điều hòa ngũ tạng
6- Tăng cường sức mạnh cho thân và Thân
7- Lấy sức mạnh biến thành Nhập định
8- Thu năng lượng âm
9- Phương thức thực hành “8 đường tuyệt kỹ”
PHỤ LỤC
Ý kiến của những học viên với RĐTG
KẾT LUẬN
MỤC LỤC