Tìm Sách

Văn Hóa -Văn Học Việt Nam >> Chinh phụ ngâm khúc


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Chinh phụ ngâm khúc
  • Tác giả : Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm
  • Dịch giả : Văn Bình-Tôn Thất Lương
  • Ngôn ngữ : Nôm _ Việt
  • Số trang : 168
  • Nhà xuất bản : Tân Việt
  • Năm xuất bản : 1968
  • Phân loại : Văn Hóa -Văn Học Việt Nam
  • MCB : 1210000009847
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

CHINH PHỤ NGÂM KHÚC

CỔ VĂN VIỆT NAM

Nguyên văn chữ Hán và nguyên văn bản Nôm cuối sách

Hán vân của Đặng Trần Côn 

Đoàn Thị Điểm diễn ca

Văn Bình Tôn Thất Lương

Giáo sư trường trung học Đồng-Khánh và Khải – Định Huế

Dẫn giải và chú thích

Nhà xuất bản Tân Việt

In lần thứ năm

LỜI TỰA

Nước ta dùng chữ Hán mà bồi bổ quốc văn, ngày xưa theo lẽ tự-nhiên, mà ngày nay lại cần phải học. Ở chương trình học khóa bộ Quốc gia giáo-dục cũng đã có dự trù đến.

Trải xem những bản tản văn, vận văn chữ Hán đã diễn ra Quốc văn, không bản nào hay bằng “Chinh phụ ngâm” và “Tỳ bà hành”. Tỳ-bà hành theo lối phiên dịch (  ) dịch từng câu, Chinh phụ ngâm theo lối dịch thuật ( )hoặc từng câu, hoặc thêm, bớt. Hai lối dịch ấy, lối dịch thuật có dễ hơn lối phiên dịch, nhưng cũng tất phải có khẩu tài và thiên phận cao mới làm nên, mà lối dịch thuật gồm có phiên dịch ở trong vậy.

Bản  “Chinh phụ ngâm khúc” này nguyên Hán-văn của Đặng TRần Côn tiên sinh soạn, bà Đoàn thị Điểm diễn nôm (1), đã được đem vào hạng sách Giáo-khoa thư.

Nay đã đem sách ấy ra dạy học, ắt phải có sự giải và thích tất cả nghĩa lý và tinh thần Hán-Việt cho tường tận và phân minh; lại phải chỉ dẫn lối dụng tự, áp vận, và diễn ca cho rành, thì mới mong có ích cho học giả.

Trái lại những bản “Chinh phụ ngâm”dạy ở các trường ngày nay đã không chú trọng đến các yếu tố kể trên, thành ra phần nghĩa lý chữ Hán đã mơ hồ mà phần ấy của chữ Việt cũng khiếm khuyết thì sao gọi bồi bổ quốc văn, giảng cầu Hán học.

Bởi các lẽ trên đây mà tôi đã lưu tâm từ lâu, mới dẫn giải và chú thích tập “Chinh phụ ngâm” này, chuyên dùng để bổ khuyết cho những điều hiện khuyết; và mong những bậc quang minh quân tử trong làng văn vòn có góp thêm phần chỉ giáo.

                                                                       Văn Bình TÔN THẤT LƯƠNG

                                                                                 Viết ngày 1 tháng 3 năm 1950

                                                                                        (17 tháng 6 năm Canh Dần)

                                                              Tại nơi tiểu trú bên bờ sông Hương (Huế)

(1)   Theo ông Hoàng Xuân Hãn thì bản này của Phan Huy Ích – nhưng có điều chắc chắn là còn có chỗ hồ nghi – cũng vẫn theo lời ông Hãn (Nhà xuất bản chú)

 

MỤC LỤC

 LỜI TỰA

Tiểu sử Đặng trần Côn (tác giả)

Tiểu sử Đoàn thị Điểm (dịch giả)

 PHÀM LỆ

TIỂU DẪN

  CHINH PHỤ NGÂM KHÚC

(nguyên Hán văn – phiên âm – diễn nôm – trọn bản, chú thích và dẫn giải)

 LỜI LẠM BÌNH

CHINH PHỤ NGÂM DIỄN CA

(Nguyên văn bản nôm)

Các sách khác thuộc Văn Hóa -Văn Học Việt Nam

Đại Nam Nhất Thống Chí tập 2: Lục tỉnh Nam Việt
Đại Nam Nhất Thống Chí tập 2: Lục tỉnh Nam Việt
Những ngôi chùa danh tiếng
Những ngôi chùa danh tiếng
Tinh Hoa Đất Mẹ
Tinh Hoa Đất Mẹ
Thơ Từng Ôm và Mặt Trời Từng Hạt
Thơ Từng Ôm và Mặt Trời Từng Hạt
Nguyễn Đình Chiểu đạo làm người
Nguyễn Đình Chiểu đạo làm người
Tín ngưỡng Việt Nam
Tín ngưỡng Việt Nam
Gia huấn ca
Gia huấn ca
Nguyễn Đình Chiểu toàn tập - tập II
Nguyễn Đình Chiểu toàn tập - tập II
Văn Học dân gian Thái Bình tập I
Văn Học dân gian Thái Bình tập I
Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm
Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm
Ức Trai Tập - tập hạ
Ức Trai Tập - tập hạ
Tuyển tập văn bia Hà Nội quyển 1
Tuyển tập văn bia Hà Nội quyển 1