Tìm Sách

Văn Hóa -Văn Học Việt Nam >> Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm
  • Tác giả : Ngô Thì Nhậm
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Hán - Việt
  • Số trang : 938
  • Nhà xuất bản : Khoa Học Xã Hội - Hà Nội
  • Năm xuất bản : 1978
  • Phân loại : Văn Hóa -Văn Học Việt Nam
  • MCB : 1201000006517
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

TUYỂN TẬP THƠ VĂN NGÔ THÌ NHẬM- 2 quyển

Quyển  I

Cao Xuân Huy - Thạch Can Chủ biên

MAI QUỐC LIÊN - THẠCH CAN dịch xuôi và chú thích

KHƯƠNG HỮU DỤNG- NGÔ LINH NGỌC dịch thơ, phú

NXB KHOA HỌC XÃ HỘI

LỜI NÓI ĐẦU

NGÔ THÌ NHẬM là một nhà trí thức lỗi lạc của nước ta cuối thế kỷ XVIII và là cây bút tiêu biểu của nền văn học tiêu biểu thời Tây Sơn. Tác phẩm của ông để lại cho chúng ta còn khá nhiều và đề cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau: chính trị, quân sự, sáng tác và lý luận văn học, triết học, sử học, v.v…Chắc chắn rồi đây, không quá trình sưu tầm, nghiên cứu trào lưu văn học thời Tây Sơn, một công trình biên soạn thật đầy đủ  các tác phẩm của Ngô Thì Nhậm sẽ được hoàn thành và công bố trước đồng bào.

Trong khi chờ đợi sự có mặt của công trình có tính chất toàn tập đó, chúng ta mạnh dạn  biên dịch tuyển tập này, mong góp phần bước đầu giới thiệu tương đối có hệ thống một số tác phẩm chính của Ngô thì Nhậm.

Trong quá trình làm công việc này, chúng tôi gặp khá nhiều khó khăn do trình độ hiểu biết của bản thân còn hạn chế, và về mặt xác định văn bản, lại ở trong tình trạng các tác phẩm sưu tầm được có nhiều di sản. Để bạn đọc tiện nghiên cứu và phát hiện giúp những chỗ còn sai sót trong việc biên dịch, chúng tôi xin trình bày dưới đây về cách làm việc của chúng tôi trong tuyển tập này.

1.     Về mặt văn bản

Các trước tác của Ngô Thì Nhậm đã được thu thập lại trong bộ sách lớn  Ngô gia văn phái của Ngô Thì, nhưng chưa phải là đầy đủ và sắp xếp không có hệ thống. Bộ Ngô Gia văn phái toàn chép tay có nhiều bản chép không giống nhau. Việc xác định văn bản vì vậy có rất nhiều khó khăn và đòi hỏi một sự nghiên cứu, tìm hiểu của nhiều người trong một thời gian dài. Với trình độ có hạn, chắc chắn chúng tôi còn có nhiều thiếu sót về mặt này, mong bạn đcọ lượng thứ và chỉ bảo cho để tiện sửa chữa vào các dịp tái bản sau này.

2.     Về phần tuyển

Trong việc tuyển, chúng tôi chú ý đến các mặt sau đây:

Tuyển chọn một số tác phẩm tiêu biểu cho những thời kỳ quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Ngô Thì Nhậm từ lúc làm quan dưới triều Lê - Trịnh đến thời kỳ đi lánh nạn sau vụ án năm Canh tý (1780) rồi tham gia phong trào Tây Sơn

Tuyển những tác phẩm tiêu biểu thuộc các thể loại văn học khác nhau của tác giả để giới thiệu phần nào giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật đa dạng của cây bút lớn Ngô Thì Nhậm.

3.     Về phần dịch

Để bạn đcọ tiện nghiên cứu, trong các phần thơ, phú và văn của Ngô Thì Nhậm, chúng tôi đều có in kèm theo bản chữ Hán. Phần thơ có chữ Hán, phiên âm, dịch xuôi và dịch thành thơ. Phần phú chỉ có chữ Hán, phiên âm rồi dịch thẳng ra phú. Phần văn chỉ có dịch xuôi kèm với chữ Hán, không có phiên âm, vì chúng tôi không thấy cần thiết.

Trong phần văn, ngoài những bài do chúng tôi dịch, còn có một số bài chúng tôi trích trong tập Lịch sử tư tưởng Việt Nam, bản in roneo của Viện Triết học, và sáchXuân thu quản triết, Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh do Ban hán Nôm thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam biên dịch.

4.     Về chú thích

Chúng tôi tôn trọng  các chú thích của tác giả và đề rõ là “tác giả chú”. Do9i61 với các tiểu dẫn của tác giả, chúng tôi chỉ in chữ Hán, và phiên âm ở những bài thật cần thiết. Thơ văn của Ngô Thì Nhậm dùng rất nhiều điển cổ, chúng tôi đã cố gắng tra cứu để chú thích, chỗ nào chưa tra cứu được, chúng tôi có ghi là “chưa rõ xuất xứ”, để bạn đọc tiện chỉ bảo giúp.

Trong quá trình biên dịch, chúng tôi đã được sự giúp đỡ của  nhiều nhà Hán học lão thành và anh chị em làm công tác nghiên cứu thư viện khoa học xã hội đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi nhiều điều kiện và phương tiện hoàn thành tập sách. Nhà xuất bản Khoa học xã hội cũng đã góp ý, bàn bạc với chúng tôi, làm sáng tỏ nhiều vấn đề trong việc tuyển chọn, khảo cứu văn bản và giới thiệu. Nhân cuốn sách được ra mắt bạn đọc, chúng tôi xin chân thành cảm tạ các vị, các cơ quan và các bạn nói trên.

                                                                  NHÓM BIÊN DỊCH

MỤC LỤC quyển I

Lời nói đầu

Ngô Thì Nhậm, một người trí thức chân chính

Tiểu sử Ngô Thì Nhậm

THƠ

Tiểu dẫn

Bút hải tùng đàm

1.       Hạ tôn Thiều phó Hùng trấn

2.       Thừa nghĩ trấn thủ tiễn đốc đồng

3.       Tống khế hữu Bắc sứ

4.       Tọa Dục Thúy sôn thiển thạch loan tức hứng

5.       Hý để ngư long dược đồ

6.       Kinh lược nhập Tuyên Quang giới

7.       Ngư triều hồ ký thụy

8.       Kim đài trú quân

9.       Thạch long toàn

10.  Hạ đồng chí Dương huynh văn mệnh  sung Hải Đồng hiến sứ

11.  Tiêu ỳ La dương hiến sứ tuyên chỉ Phú Xuân thành

12.  Độ Như Thiết thủy

13.  Độ Nguyệt Đức giang

14.  Bình Thị trú quân

15.  Tăng niên quyến Phan Thụy Nham hậu mệnh quan thượng

Thủy văn nhàn vịnh

16.  Khiển hoài

17.  Xuân ngâm

18.  Cung văn thiên thánh vương

19.  Cung văn tiên thân

20.  Cảm hứng

21.  Hoài nộ

22.  Đại phong

23.  Ngụ hứng

24.  Mạ lưỡng khả tri huyện

25.  Hữu sở tiếu

26.  Chuhạc Hội Khê Tân

27.  Phỏng Vân Động thư đường

28.  Thư đề Miễn Trai

29.  Chân định đạo cung

Ngọc đường xuân khiếu

30.  văn thư tham thiền

31.  Đăng Hỗ sơn hữu cảm

32.  Nhuệ giang phiếm tịch

33.  Ggiang tự tình du

34.  Quá Chu Văn Trịnh công miếu hữu hoài

35.  Dữ dật sĩ Phạm Thì Thấu liên vận, I, II

36.  Thư tứ Dương Khế tử Hồng

37.  Ngũ Văn lâu vãn điếu

38.  Thần Phù sơn vọng hải

39.  Đăng bàn A sơn cảm hứng

40.  Nghệ An đạo trung

41.  Ngụ Dinh Cầu muộn thuật

42.  Dinh Cầu hữu cảm

43.  Ký Đệ học Tôn Thị

44.  Họa thân thúc công

45.  Thu tứ, tứ tuyệt

46.  ký kiến

47.  Hoành trung đạo trung

Cúc hoa thi trận

48.  cảm hứng

49.  tổng thu

50.  Tịch thu

51.  Thu hồi, I, II

52.  Cảm hoài I, II

53.  Đạo ý

54.  Khâm vân Đan Dương lăng

55.  Cung ức Nhị Thanh động

Thu cận dương ngôn

56.  Đề Ngự bình đồ I, II

57.  Tòng giá vọng trận cung xuân nhật xuất bình phụng ký

58.  Tòng giá hạnh Noãn môn quan hải môn tức cảnh

59.  Thị ngự chu quá Hà Trung hối, cung kỷ

60.  Phụng ứng chế Tư Dung hải môn tức cảnh

61.  Tảo triều Trung Hòa điện tứ thập nội thị độc chiến thủ tấu nghi cung ký

62.  Phụng chỉ  trùng khai  Thiên uy cảng, cung ký

63.  Khâm ban Nhật thị Thanh di điện, cung ký

64.  Khâm ban ngự tiền trân thiện, cung ký

Cẩm đường nhàn thoại

65.  Thứ Thái sử thự Đình hầu

66.  Nguyệt dạ lãng ngâm

67.  Lưu biệt quản trị cơ Thanh Phái hầu

68.  Đông mỗ tương thức

69.  Quả Nhị Mỗ hương hoài cổ

Hoảng hoa đồ phả

70.  Lạng Sơn Đạo trung I, II

71.  Đang Mẫu tử sơn

72.  Quá quan lưu tặng Phan Ngự sử, Vũ công bộ, Ngô hiệp trấn chư công I, II

73.  Thụ hàng thành

74.  Ninh Minh giang ý kiến

75.  Trường đoản cú ngâm

76.  Thư thị bạn tống Lý Hiến Kiều

77.  Lệ Giang nhàn vịnh

78.  Lệ giang văn điếu

TUYỂN TẬP THƠ VĂN NGÔ THÌ NHẬM- TẬP II

KHƯƠNG HỮU DỤNG-NGÔ LINH NGỌC dịch thơ, phú (384 trang)

NXB KHOA HỌC XÃ HỘI

MỤC LỤC

PHÚ

Tiểu dẫn

Diệu vũ đình phú

Thiên quân thái nhiên phú

Mộng thiên thai phú

Lâm trì phú

Tiêu dao du phú

Tuyết nguyệt nghi phú

Đặng hoàng hạc lâu phú

Thương liên đình phú

VĂN

Hàn các anh hoa

Tiểu dẫn

Tờ ủy dụ  cho Sùng Nhượng công giám quốc

Tờ chiếu lên ngôi

Tờ chiếu hiểu dụ các quan văn vũ cựu triều

Tờ chiếu phát phối hàng hình người nội địa

Tờ chiếu khuyến nông

Tờ chiếu cầu hiền

Tờ chiếu về việc lập nhà học

Tờ biểu của hai quan văn võ  mừng việc hoàn hảo đã thành

Tờ biểu của đình thần văn võ xin vua Quang Trung ngự giá ra ThăngLong

Tờ chiếu về việc ban ơn

Kim mã hành dư

Tiểu dẫn

Bài tựa tập “Cần bộc chỉ ngôn”

Bàn về giáo dục

Phụng nghĩ: Bài ký đình Thủy Nhất

Bài ký Tự mục đình

Bàn về văn, viết cho ông em thứ hai

Bài tựa đề vào tập thơ của Hoàng Công

Thư trả lời bạn là Ninh Song An

Thư trả lời Hoàng Giáp họ Trần ờ Bảo Triện

Thư trả lời bạn đồng khoa Nguyễn Tả Khôn

 Thư gửi Chế Khoa  Trần Hầu ở Vân Canh

 Thư trả lời chú ruột

Bài thuyết “Liên hạ thi minh”

Bài tựa tập thơ “Tinh sả kỷ hành’

Xuân Thu quản kiến

Tiểu dẫn

Lời tựa sách “Xuân thu quản kiến”

Mùa hạ đắp thành đất Lang

Mùa  đông, tháng mười ngày Nhâm ngọ, người nước Tề, Trịnh đem

           quân vào đất Thành

Mùa Thu, tháng bảy, ngày Nhâm Ngọ, Công cùng Tề hầu Trịnh Bá

       vào nước Hứa

Mùa đông, tháng Mười một, ngày Nhâm Thìn, Công hoăng

Được mùa

Mùa hạ, tháng Năm, ngày bính Ngọ, cùng với quân nước Tề đánh

       nhau ờ đất Hề

trúc lâm tông chỉ nguyên thanh

Tiểu dẫn

Lời tựa sách “Trúc lâm đại chân viên giác thanh”

Không thanh

Ngộ thanh

Ẩn thanh

Hoán thanh

Thoát thanh

Tịch nhiên vô thanh

Trác thanh

Nhất thanh

Xu thanh

Động thanh

Phán thanh

Bất quả thanh

Các sách khác thuộc Văn Hóa -Văn Học Việt Nam

Đại Nam Nhất Thống Chí tập 2: Lục tỉnh Nam Việt
Đại Nam Nhất Thống Chí tập 2: Lục tỉnh Nam Việt
Những ngôi chùa danh tiếng
Những ngôi chùa danh tiếng
Tinh Hoa Đất Mẹ
Tinh Hoa Đất Mẹ
Thơ Từng Ôm và Mặt Trời Từng Hạt
Thơ Từng Ôm và Mặt Trời Từng Hạt
Nguyễn Đình Chiểu đạo làm người
Nguyễn Đình Chiểu đạo làm người
Tín ngưỡng Việt Nam
Tín ngưỡng Việt Nam
Gia huấn ca
Gia huấn ca
Nguyễn Đình Chiểu toàn tập - tập II
Nguyễn Đình Chiểu toàn tập - tập II
Văn Học dân gian Thái Bình tập I
Văn Học dân gian Thái Bình tập I
Ức Trai Tập - tập hạ
Ức Trai Tập - tập hạ
Tuyển tập văn bia Hà Nội quyển 1
Tuyển tập văn bia Hà Nội quyển 1
SaiGon năm xưa
SaiGon năm xưa