VĂN HỌC DÂN GIAN THÁI BÌNH -TẬP I
PHẠM ĐỨC DUẬT-TRƯƠNG SĨ HÙNG- NGUYỄN DUY HỒNG Biên soạn
(465 trang)
NXB KHOA HỌC XÃ HỘI
CÙNG BẠN ĐỌC
Nhiều năm qua, giới nghiên cứu văn học dân gian nước ta đã đạt những thành tựu đáng kể trong công tác sưu tầm và biên soạn, nghiên cứu văn học dân gian. Nhà xuất bản khoa học xã hội cũng đã có dịp giới thiệu những thành tựu đó với đông đảo bạn đọc.
Tuy nhiên, cho đến nay, tư liệu văn học dân gian vẫn còn nẳm rải rác khá nhiều tại các địa phương hoặc trên văn bản. Hoặc trong trí nhớ của các nghệ nhân, mà chưa được khai thác một cách triệt để. Nếu không có sự quan tâm đúng mức và nỗ lực lớn trong công tác sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn và nghiên cứu, thì vốn quý đó sẽ bị một mai một dần. Đó là chưa kể đến những đòi hỏi bức thiết đặt ra trong quá trình tiếp thu kế thừa và phát triển của loại hình văn học này.
Để góp phần tiếp tục sưu tầm, giới thiệu\và làm phong phú thêm kho tàng văn học dân gian VN, để cho bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tính khái quát, sẽ có thêm những công trình mang nội dung, sắc thái riêng của từng địa phương, làm cho vốn văn học dân gian của ta có thêm những khảo sát mới, sinh động hơn. Nhà xuất bản khoa học xã hội dự định sẽ xuất bản một tập sách nghiên cứu về văn học dân gian các địa phương.
Tập sách này là thành quả của sự hợp tác giữa nhà xuất bản khoa học xã hội với một số địa phương, nhằm sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu một cách có hệ thống những tư liệu về văn học dân gian. Đây là những tư liệu có giá trị xứng đáng được công bố chung trong phạm vi cả nước. Bạn đọc và những người làm công tác nghiên cứu cũ tìm thấy ở đây những vẽ đẹp mới.
Tập Văn học dân gian Thái Bình tập 1 (gồm những tư liệu mới về phương ngôn, tục ngữ, ca dao, dân ca, vè, rối nước, văn chương chèo sưu tầm ở địa phương Thái Bình, ngoài việc giới thiệu với bạn đọc xa gần về con người, cảnh vật Thái Bình và những đặc điểm riêng của nó, còn giúp cho những nhà nghiên cứu một mảng tư liệu mới, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, khảo sát văn học dân gian trên những địa bàn cụ thể. Những bộ môn nghiên cứu khoa học xã hội khác cũng sẽ tìm thấy ở đây những cứ liệu bổ ích, đáng tin cậy.
Nhà xuất bản khoa học xã hội hoan nghênh và cảm ơn sự hợp tác tích cực của đồng chí lãnh đạo tình Thái Bình. Ty Văn hóa và Thông tin, các cơ quan xuất bản ấn loát và các đồng chí làm công tác sưu tầm, nghiên cứu văn học của tỉnh đã góp phần để cuốn sách sớm ra mắt bạn đọc.
Nhà xuất bản trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn sách này, và mong nhận được nơi bạn đọc những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu.
NXB KHOA HỌC XÃ HỘI
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT
Mấy nét về văn học dân gian Thái Bình
I. HOÀN CẢNH TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
II. GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA VĂN HỌC
DÂN GIAN THÁI BÌNH
1. Tình yêu quê hương đất nước
2. Tinh thần yêu lao động sản xuất
3. Tinh thần chống phong kiến đế quốc
4. Phê phán những thói hư tật xấu trong đời sống xã hội cũ
5. Tư tưởng, tình cảm lành mạnh trong tình yêu hôn nhân gia đình
III. KẾT LUẬN
Ảnh tư liệu minh họa
PHẦN THỨ HAI
Phương ngôn tục ngữ (Phạm Đức Duật biên soạn)
A. Cảnh vật nghệ thuật, nghề thủ công
B. Kinh nghiệm trồng lúa và một số nghề phụ
C. Kinh nghiệm chăn nuôi gia súc
D. Kinh nghiệm thời tiết
E. Quan hệ gia đình xã hội cũ
Ca dao
A Cảnh vật và đời sống
B. Tồ cáo hiện thực xã hội cũ
C. Chống phong kiến và đế quốc
D. Tình yêu hôn nhân gia đình
E. Phê phán thói hư tật xấu
Dân ca
A. Hò chèo thuyền đánh cá
B. Hát đò đưa
C. Hát đám
D. Hát ru
Vè
A. Vè lịch sử
B. Vè bảo lụt
Giáo trò rối nước
A. Giáo trò
B. Giáo trò sản xuất
C. Giáo trò văn nghệ
Văn chương chèo
A. Một số lời hát chèo cổ
B. Một số trích đoạn hề chèo