LỤC VÂN TIÊN
CỔ VĂN VIỆT NAM
ĐỒ CHIỂU
Nhà xuất bản Tân Việt
MẤY LỜI TRẦN TÌNH
Quyển “LỤC VÂN TIÊN”của cụ Đồ Chiểu (1822-1888) , từ xưa đến nay đã được chú ý rất nhiều.
Không kể những bản dịch LỤC VÂN TIÊN ra chữ Pháp do mấy ông G. Aubaret, Abel des Michels, Bajot, đã ra công dịch hoặc bằng văn vần, hoặc bằng văn xuôi, kể riêng về những bản chuyển dịch nguyên bản chữ nôm ra quốc-ngữ, có đến hơn hai mươi bản. Ấy là chưa nói đến những bản LỤC VÂN TIÊN mới cho in lại gần đây, hoặc ra thành sách, hoặc đăng vào bào hằng tuần.
Làm sao chắc bản nào là đúng với nguyên bản của cụ Đồ Chiểu?
Chúng tôi đã khổ công cân nhắc, những vẫn thấy khó tìm cho ra, và dám nói quyết bản nào là bản làm ưng ý nhất đối với những bạn đọc yêu mến quốc văn cùng quý trọng nguyên tác.
Tuy nhiên, chắc bạn đọc cũng như chúng tôi, không vì vậy mà đành chịu, không lo giữ gìn những bản còn có thể tin được là đúng. Nhất là trong thời binh lữa đã làm mất đi rất nhiều những áng cổ văn đáng quý.
Trải qua một thời gian đình đốn khá lâu, thận trọng so sánh, suy nghiệm từng lời lẽ trong các bản LỤC VÂN TIÊN , hôm nay, chúng tôi không ngần ngại mà chọn nguyên bản của cụ P.J.B.Trương Vĩnh Ký (1837-1897) làm tiêu chuẩn, và mạo muội thêm phần chú thích.
Để bảo tồn một áng cổ văn mà văn thể rất bình dân – nhưng không vì lẽ rất bình dân mà bản LỤC VÂN TIÊN kém hay, trái lại thì có-hầu có làm vừa ý được phần nào đối với những bạn yêu quốc văn nhất là văn-chương bình dân. Và nếu có thêm phần chú thích, là vì chúng tôi muốn giúp cho những học sinh cũng có lòng yêu quốc văn mạnh mẻ song lại yếu quốc văn vậy.
Còn vì sao chúng tôi đã chọn bản LỤC VÂN TIÊN do cụ Trương Vĩnh Ký dịch ra quốc ngữ?
Một lẽ dễ hiểu là cụ Trương Vĩnh vừa là người đồng thời với cụ Đồ Chiểu, là uva72 là nhà bác học, đã được đứng vào hàng thứ 17 trong 18 vị nổi tiếng trên thế giới. bấy nhiêu đủ là một ấn chứng khiến cho chúng ta tin cẩn.
Tuy nhiên trong bản in này, nếu có một đôi chỗ mà chúng tôi nghi ngờ, dám xin mạo muội lạm bình lạm sửa. Ấy là vì lòng yêu quốc văn và lòng trọng cụ Đồ Chiểu, nên thử đổi vị trí của một vài chữ trong câu xem sao, hầu có thể làm hay hơn được chăng? Nhưng đó là một phần nhỏ - rất nhỏ vì dầu sao chúng tôi vẫn thận trọng không dám tự tung tự tác, nên những chỗ lạm bình ấy, dưới phần chú thích chúng tôi vẫn chép lại những câu của cụ Trương Vĩnh để bạn đọc dễ bề so sánh. Cùng là những chữ nào chúng tôi có ý ngờ, đều xin ghi rõ, để hoàn toàn chịu trách nhiệm. vả chăng, chúng tôi vẫn tuân đúng theo bản của cụ Trương Vĩnh Ký hầu hết.
Dám xin những bậc cao minh lượng cho tấc lòng chân thành của chúng tôi mà tha thứ nếu có chi lầm lỗi.
Chúng tôi tha thiết xin vâng theo những lời chỉ dạy.
NG.T.T
MỤC LỤC
Mấy lời trần tình
Tiểu sử Đồ Chiểu
I.- Vân Tiên tạ thầy xin về đi thi
II.- Vân –Tiên lên đường gặp lũ sơn-đài
III.- Vân-Tiên cứu Kiều Nguyệt-Nga
IV.- Nguyệt-Nga về Hà-khê
V.- Vân-Tiên đi thi
VI.- Vân-Tiên để Hớn-Minh đi trước mình về thăm nhà đã
VII.- Vân-Tiên ra đi thi, ghé Võ-Công gặp bạn
VIII.- Vân-Tiên từ tạ Võ-Công, Thể-Loan, lên đường ra kinh, gặp Vương Tử-Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm
IX.- Vân-Tiên được tin mẹ chết, quày quã trở về.
X.- Trịnh-Hâm hại Vân-Tiên, trói tiểu đồng trong rừng, xô Vân-Tiên xuống sông
XI.- Ngư ông vớt Vân-Tiên lên, đưa về nhà Võ-công
XII.- Võ-công giả đưa về Đông thành, đem Vân-Tiên bỏ trong hang Thương tòng
XIII.- Du thần cứu ra khỏi hang , gặp lão tiều cõng Vân-Tiên về nhà
XIV.- Hớn-Minh đem Vân-Tiên về chùa
XV.- Nguyệt-Nga nghe tin Vân-Tiên mất, buồn rầu khóc than
XVI.Thái-sư đi nói Nguyệt-Nga cho con không được, nên oán mà xin vua đòi đi cống Hồ
XVII.- Nguyệt-Nga nhảy xuống sông nhờ Quan-Âm đem vô bờ, vào vườn gặp Bùi-ông đem về nuôi, bị Bùi-Kiệm dỗ ngon dỗ ngọt
XVIII.- Nguyệt-Nga trốn họ Bùi, Lão bà gặp đem về nuôi
XIX.- Vân-Tiên nhờ thuốc tiên sáng mắt, bỏ chùa, giã từ Hớn-Minh đi về thăm cha
XX.- Vân-Tiên thi đậu Trạng-nguyên, vua sai đi dẹp giặc với Hớn-Minh
XXI.- Vân-Tiên gặp Nguyệt-Nga, về tâu vua – ơn đền oán trả rồi về vinh, qui cưới Nguyệt-Nga
MỤC LỤC