TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
NGUYỄN DỮ
NXB VĂN NGHỆ
LỜI NÓI ĐẦU
Trong mấy năm gần đây, sách xuất bản tương đối nhiều. nhìn chung có khá nhiều sách có giá trị, những ngưòi ham đọc sách không thiếu sách đọc như nhiều năm trước, sách dịch cũng nhiều và chủ trương về dịch sách nước ngoài cũng được nới rộng hơn trước. Các độc giả thiếu trình độ ngoại ngữ không cảm thấy bị ngăn cách với kho tàng văn học thế giới nữa.
Tuy nhiên về lý do kinh tế, các sách được chọn để in ra bàn ở thị trưòng thường là những sách đáp ứng được sự ham thích của đông đảo quần chúng chứ chưa hẳn là những danh tác, mà điều cần là phải cung cấp cho sinh viên, học sinh và đông đảo bạn đọc những danh tác trong văn học ta cũng như văn học thế giới.
Để bổ khuyết cho tình hình đó, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn Học Tp. HCM chủ trương biên soạn tủ sách Tinh Hoa Van Học bao gồm tinh hoa văn học dân tộc và tinh hoa dân tộc thế giới nhằm cung cấp cho thầy cô giáo và đông đảo sinh viên, học sinh cũng như các bạn đọc khác những tác phẩm được chọn lựa cẩn thận của các tác giả tiêu biểu từ cổ đại đến hiện đại của văn học dân tộc và của văn học thế giới. Mỗi tác phẩm tuyển chọn sẽ có lời giới thiệu về những đặc sắc của tác phẩm và ý nghĩa lịch sử của nó trong kho tàng văn học của dân tộc và nhân loại.
Việc xuất bản được thực hiện với sự liên kết giữa Hội Nghiên cúư và Giảng dạy Văn học TP.HCM với các nhà xuất bản của Trung ương, của thành phố và các tỉnh.
Truyền Kỳ Mạn Lụccủa Nguyễn Dữ là một tác phẩm văn học nổi tiếng của thế kỷ XVI, nguyên tác viết bằng Hán văn. Chúng tôi chọn bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện là một học giả và văn gia uyên thâm Hán học.
Như mấy tác phẩm cùng một thể loại đã được viết ra trước đó, như Việt Diện U Linh, Lĩnh Nam Chích Quái…Truyền Kỳ Mạn Lục ghi lại những truỵên ly kỳ truyền tụng trong dân gian đậm đà tính folklore chứ không phải là những chuỵên hoang đường quái đản…Nhưng so với Việt Điện U Linh hayLĩnh Nam Chích Quái chỉ làm công việc ghi chép thuần túy, Truyền Kỳ Mạn Lục đã có gia công thêm, có thể nói đã “tiểu thuyết hóa” cho câu chuỵên sinh động hơn. Mặt khác những câu chuỵên kể trong dân gian vào trong Truyền Kỳ Mạn Lục là một tác phẩm có vị trí cao trong lịch trình tiến hóa của văn chương tự sự cổ đại.
Chúng tôi nhận thấy hiện nay các sinh viên học sinh nói riêng, các độc giả nói chung ít hiểu biết và ít biết thưỏng thức các danh tác xưa. Đối với họ, đó là một sự thiệt thòi đối với việc bảo tồn di sản văn học dân tộc, đó là một việc phải chấn chỉnh.
Chúng tôi gửi cuốn Truyền Kỳ Mạn lục đến với các bạn độc giả với lòng mong mỏi cuốn sách này sẽ đem lại ích lợi và hứng thú cho các bạn.
GS. Hoàng Như Mai
Chủ tịch Hội Những ngưòi Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP HCM
MỤC LỤC
Lời nói đầu
- Câu chuỵên ở đền Hạng Vương
- Chuyện người nghĩa phụ ờ Khóai Châu
- Chuyện cây gạo
- Chuyện gã Trà Đồng giáng sinh
- Chuyện kỳ ngộ ờ Trại Tây
- Chuyện đối tụng ở Long cung
- Chuyện nghiệp oan của Đào Thị
- Chuyện đức Phán sự ở đền Tản Viên
- Chuyện Từ thức lấy vợ tiên
- Chuỵên Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào
- Chuyện yêu quái ở Xương Giang
- Câu chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na
- Chuyện cái chùa hoang ở Đông Trào
- Chuyện nàng Túy Tiêu
- Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang
- Chuyện ngưòi con gái Nam Xương
- Chuyện Lý tướng quân
- Chuỵên lệ nương
- Cuộc nói chuyện thơ ởKim Hoa
- Chuyện tưóng Dạ xoa
Một số ý kiến về tác phẩm TKML