6484 TRẦN HỮU TRANG - SOẠN GIẢ CA KỊCH CẢI LƯƠNG
HOÀNG NHƯ MAI (204 trang)
NXB TP. HCM
LỜI GIỚI THIỆU
Cũng như Nguyễn Đình Nghị, một soạn giả nổi tiếng trong giới nghệ sĩ Chèo ở các tỉnh lưu vực sông Hồng, Trần Hữu Trang mãi mãi sống trong lòng giới nghệ sĩ ca kịch cải lương, và khán giả như một ngệ sĩ mẫu mực yêu nước trọn đời trung với Đảng, hiếu với dân.
Nhà nghiên cứu và phê bình văn học, phó giáo sư Hoàng Như Mai, đã từng giới thiệu Trần Hữu Trang với bạn đọc các tỉnh miền Bắc trong những năm 60, sau khi Hội Nghệ sĩ sân khấu trung ương long trọng làm lể truy điệu Trần Hữu Trang (20.11.1966) tại thủ đô Hà Nội.
Qua tác phẩm nghiên cứu “Trần Hữu Trang, soạn giả ca kịch cải lương”, phó giáo sư Hoàng Như mai đã có những tìm tòi công phu phác hhọa lại quá trình phát sinh và phát triển mọi hình thái nghệ thuật dân tộc mới xuất hiện trước mấy chục năm đầu của thế kỷ này. Hơn nữa phong trào ca kịch cải lương lại phát triển mạnh mẽ ngay tại những cơ sở chiến đấu của các chiến sĩ yêu nước chống Pháp xâm lược: căn cứ địa của “Hùm xám” (Phủ Cậu), của Trương Định (phá đồn Thuộc Nhiêu Mỹ Tho), của Phan Liêm, Phan Tôn, Trương Huệ, Thủ Khoa Huân v.v…Chính vì thế ca kịch cải lưong ngay từ khi mới ra đời đã chịu ảnh hưởng của các phong trào yêu nước.
Đúng như tác giả nhận xét, Trần Hữu Trang đi vào sân khấu cải lương trong bối cảnh lịch sử đó, lúc phong trào ca kịch cải lương phát triển mạnh mẽ. Nhưng Tư Trang đến với cải lương bằng tất cả tấm lòng chân thành yêu mến nghệ thuật, cũng từ hoạt động nghệ thuật, lại đến với cách mạng trong tinh thần hăng say không hề mệt mõi, và đã trở thành một chiến sĩ cộng sản dương cao ngọn cờ của Đảng ngay trong sào huyệt của Mỹ ngụy.
Gần bốn chục năm chuyên làm nghệ thuật Trần Hữu Trang đã sáng tác trên dưới ba chục vở cải lương (hầu hết sáng tác từ 1930-1952). Tác phẩm cuối cùng của anh viết về Nguyễn văn Trổi, người anh hùng diệt Mỹ. Tiếc thay, soạn giả chưa kịp hòan thành tác phẩm thì đã hy sinh. Hoài bão lớn của Tư trang đối với nghệ thuật ca kịch cải lương, như đã có lần anh bộc lộ tâm sự với nghệ sĩ Ba Du là anh “ra công khai thác những tiềm năng nghệ thuật tron yếu tố thi, ca, nhạc” VN.
Trần Hữu Trang, soạn giả ca kịch, cải lương, tác phẩm này lần đầu tiên raq mắt bạn đọc thành phố với mục đích phục vụ kịp thời. Việc sưu tầm tư liệu, nhất là về cuộc đời và tác phẩm của soạn giả, còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Rất có thể trong tác phẩm này có những tình tiết chưa thật sát với tình hình thực tế.Mặt khác, về nhận xét và đánh giá soạn giả và tác phẩm, cũng có thể còn thiếu sót rất nhiều, cho nên Nhà xuất bản chúng tôi rất mong mỏi được bạn đọc bổ sung thêm tư liệu và góp ý kiến nhận xét về lần xuất bản này, để khi tái bản chúng ta sẽ có được một cuốn sách hoàn chỉnh hơn về một nghệ sĩ lớn yêu quý của chúng ta.
Tháng 2. 1992
NXB TP.HCM
MỤC LỤC
- Lời giới thiệu
PHẦN I
- Con người, tư tưởng và quan niệm sáng tác của soạn giả Trần Hữu Trang
- Tư trang với đòan Phước Chung
PHẦN II
- Trần Hữu Trang với cuộc xung đột MỚI CŨ
- Đời Cô Lựu
PHẦN III
- Nghệ thuật viết kịch của Trần Hữu Trang
- Tư Trang và Phùng Há
PHẦN IV
- Tuyển tác phẩm (trích đoạn)
I. ĐỜI CÔ LỰU
II. TÔ ÁNH NGUYỆT
III. CHỊ CHỒNG TÔI
IV. VÀI Ý KIẾN VỀ NGHỆ THUẬT CA KỊCH CẢI LƯƠNG