DANH LAM NƯỚC VIỆT
VÕ VĂN TƯỜNG – HUỲNH NHƯ PHƯƠNG (283 trang)
NXB MỸ THUẬT 1995
LỜI NÓI ĐẦU
Từ lâu, nhiều ngôi chùa ở VN đã trở thành nơi lưu giữ các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc. Tìm hiểu ngôi chùa không chỉ là để nhận thức con đường du nhập và truyền bá của đạo Phật ở nước ta mà còn là để lĩnh hội nhiều phương diện của Văn hóa VN. Chính điều đó sẽ góp phần nâng cao lòng tự hào và ý thức bảo tồn những di sản văn hóa quý giá mà tiền nhân đã sáng tạo.
Trong bối cảnh đất nước đang đổi mới, hòa vào phong trào bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc, nhiều công trình nghiên cứu về ngôi chùa VN đã được công bố. Biên soạn DANH LAM NƯỚC VIỆT này, chúng tôi muốn góp phần khiêm tốn của mình giới thiệu với bạn đọc những nét khái quát về lịch sử, cảnh quan, lễ hội, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cùng những sự kiện văn hóa có liên quan đến 45 ngôi chùa nổi tiếng trên đất nước chúng ta. Theo thiển ý, đây là những ngôi chùa tương đốin tiêu biểu cho sự phát triển của đạo Phật ở VN, cho các hệ phái cũng như các địa phương trên cả nước. Bên cạnh những bài viết là những tấm ảnh màu ghi lại phong cảnh, công trình kiến trúc và điêu khắc các ngôi chùa. Tất nhiên vẫn còn rất nhiều danh lam tiêu biểu khác mà hoặc do chưa có đầy đủ tư liệu, hoặc do khuôn khổ tập sách, chúng tôi chưa thể giới thiệu ở đây. Xin bạn đọc rộng lòng lượng thứ.
Viết cuốn sách này, chúng tôi được may mắn tiếp thu, kế thừa những tư liệu và nhận định của các nhà nghiên cứu đi trước qua các công trình biên khảo về Phật giáo VN cũng như về lịch sử các ngôi chùa. Kết hợp với các chuyến đi thực tế đến các địa phương, chúng tôi đã tìm hiểu, đối chiếu, bổ sung tư liệu để hoàn thành các bài viết của mình. Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, chúng tôi chân thành cám ơn chư vị trụ trì các tự viện, tịnh xá đã tận tình giúp đỡ chúng tôi thu thập nhiều tư liệu, cám ơn các tác giả các công trình mà chúng tôi đã tham khảo qua thư mục in ở cuối sách; đặc biệt cám ơn các ông Trương Ngọc Tường, Trần Tuấn Mẫn và Nguyễn Thái Hòa đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu. Dù vậy, cuốn DANH LAM NƯỚC VIỆT chắc chắn vẫn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót.
Cuốn sách này rất vinh dự được HT Thích Thiện Siêu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị Sự Giáo Hội Phật giáo VN kiêm Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni viết lời giới thiệu. Chúng tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm của Hòa thượng. Chúng tôi chân thành cám ơn các dịch giả tiếng Anh: Trần Phương Lan, Nguyễn Văn Nghệ, Châu Văn Thuận và Thùy Dương. Chúng tôi cũng xin cảm tạ Ban Giám đốc Nhà xuất bản Mỹ Thuật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cuốn sách được ra mắt.
Thành phố HCM, tháng 12-1993
VÕ VĂN TƯỜNG, HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
MỤC LỤC
Lời giới thiệu cảu HT Thích Thiện Siêu
Lời nói đầu
CHÙA DÂU (HÀ BẮC)
CHÙA PHẬT TÍCH (HÀ BẮC)
CHÙA BÚT THÁP (HÀ BẮC)
CHÙA TRẤN QUỐC (HÀ NỘI)
CHÙA MỘT CỘT (HÀ NỘI)
CHÙA LÁNG (HÀ NỘI)
CHÙA QUÁN SỨ (HÀ NỘI)
CHÙA KIM LIÊN ( HÀ NỘI)
CHÙA THẦY (HÀ TÂY)
CHÙA TRĂM GIAN (HÀ TÂY)
CHÙA MÍA (HÀ TÂY)
CHÙA HƯƠNG (HÀ TÂY)
CHÙA TÂY PHƯƠNG (HÀ TÂY)
CHÙA CÔN SƠN (HẢI HƯNG)
CHÙA DƯ HÀNG (HẢI PHÒNG)
CHÙA THÁP PHỔ MINH (NAM HÀ)
CHÙA CỐ LỀ (NAM HÀ)
CHÙA HOA YÊN (QUẢNG NINH)
CHÙA KEO ( THÁI BÌNH)
CHÙA THIÊN MỤ (THỪA THIÊN – HUẾ)
CHÙA BÁO QUỐC ( THỪA THIÊN –HUẾ)
CHÙA QUỐC ÂN (THỪA THIÊN – HUẾ)
CHÙA TỪ ĐÀM (THỪA THIÊN –HUẾ)
CHÙA HUYỀN TÔN (THỪA THIÊN – HUẾ)
CHÙA LINH ỨNG (QUẢNG NAM – ĐÀ NẲNG)
CHÙA CHÚC THÁNH (QUẢNG NAM – ĐÀ NẲNG)
CHÙA THIÊN ẨN ( QUẢNG NGÃI)
CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ (BÌNH ĐỊNH)
CHÙA PHƯỚC SƠN (PHÚ YÊN)
CHÙA LONG SƠN (KHÁNH HÒA)
CHÙA LINH SƠN ( LÂM ĐỒNG)
THIỀN VIỆN TRÚC LÂM (LÂM ĐỒNG)
CHÙA GIÁC LÂM (TP . HCM)
CHÙA ẤN QUANG (TP. HCM)
CHÙA XÁ LỢI ( TP.HCM)
CHÙA VĨNH NGHIÊM ( TP. HCM)
TỊNH XÁ TRUNG TÂM ( TP.HCM)
THIỀN VIỆN VẠN HẠNH (TP. HCM)
CHÙA BỬU PHONG (ĐỒNG NAI)
CHÙA HỘI KHÁNH ( SÔNG BÉ)
CHÙA VĨNH TRÀNG (TIỀN GIANG)
CHÙA KHLEANG (SÓC TRĂNG)
CHÙA TÂY AN ( AN GIANG)
CHÙA TAM BẢO (KIÊN GIANG)
THÍCH CA PHẬT ĐÀI (BÀ RỊA – VŨNG TÀU)