VỀ TÍNH DÂN TỘC TRONG VĂN HỌC
THÀNH DUY (319 trang)
NXB KHOA HỌC XÃ HỘI
LỜI TỰA
Tính dân tộc của văn hóa nói chung, của văn học nói riêng, là một vấn đề lớn. Trong lĩnh vực ý thức hệ, về tình cảm cũng như về lý trí, có lẽ đó là vấn đề được các giới khoa học, văn học, nghệ thuật đặc biệt chú ý.
Điều đó có thể hiểu. Bởi vì, văn học là một biểu hiện tập trung, sinh động và đậm đà về sắc thái của lối sống, của mỗi một dân tộc, mà mỗi dân tộc có lối sống riêng, với những nét đặc sắc, tự họ sáng tạo ra.
Cái đó cũng chứng minh rằng luật của Tạo hóa dành cho mỗi dân tộc cái quyền tự xây dựng lấy cuộc sống riêng của mình, không ai có quyền tước đoạt hoặc hủy hoại được.
“Các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng. Dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” ( HCM: Tuyên ngôn Độc lập).
Ở các lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới, lòng yêu nhân loại gắn bó và xuất phát từ lòng yêu Tổ quốc. Ở họ, vào một lúc nào đó, trong những bước ngoặt của lịch sử, khi cục diện trong nước và trên thế giới tạo ra những điều kiện khách quan cần thiết, thì yêu nước và yêu loài người quyện vào nhau một cách hữu cơ, giải phóng dân tộc và giải phóng loài người kết hợp với nhau.
Nhưng phải là lòng yêu nước chân chính, mà cốt lõi là lòng thương dân: yêu nhân nghĩa, yêu độc lập tự do, ghét bạo tàn, chống áp bức ốc lột. Tinh thần yêu nước ấy nhất định hòa mình và được tô điểm thêm trong chủ nghĩa nhân đạo cao cả nhất - chủ nghĩa cộng sản.
Nhưng không phải vì thế mà cho rằng những phong tục tập quán như vậy không có quan hệ gì với văn hóa dân tộc. Tuy nhiên đó chẳng qua là tàn dư của chế độ bộ lạc thời nguyên thủy, khi cuộc sống của con người bị thiên nhiên khống chế hoàn toàn, chỉ biết tự vệ với những phép ma thuật dẻ ra bởi tín ngưỡng bôi lem.
Những cái đó không ảnh hưởng hay ít ảnh hưởng đến vận mệnh của quốc gia, của dân tộc. Trong sự tiến hóa của xã hội, khi chúng tỏ ra lỗi thời, không cần thiết cho cuộc sống nữa, thì tự khắc mất dân. Tục nhuộm răng đen của dân tộc ta là vậy.
Nói tóm lại, trong tinh thần dân tộc, theo tôi phải có 3 yếu tố: Một là quan hệ đến lợi ích cơ bản, lâu dài của dân tộc - độc lập, tự do an ninh và hòa bình; hai là tình nhân dân, nhân dân là người làm nên lịch sử, sáng tạo ra tất cả của cải để nuôi sống xã hội; ba là không làm hại đến đời sống, hạnh phcu1 và danh dự của các dân tộc khác.
Về lập trường, tinh thần nhân dân không trái cới tính giai cấp, nó là tiền đề, là cửa ngỏ của tính giai cấp. Bởi vì nó đứng về lợi ích của nhân dân lao động, của những người bị áp bức. Còn tinh thần dân tộc và tính quốc tế, thì có nhiều chỗ còn phải đi sâu nhất là trong các lĩnh vực tư tưởng, xây dựng kinh tế, đời sống văn hóa và xã hội, đặc biệt trong thời kỳ quá độ này. Nhưng có một điều là phải nắm thật chắc chắn lý phỏ biến của thời đại - chủ nghĩa Mac – Lenin, phải đi thật sâu trong việc học tập lý luận về thế giới quan và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa khoa học. Có nắm chắc những yếu tố ấy mới có phương hướng để phân biệt được cái gì thuộc về quá khứ ta có thể bảo tồn và phát huy, biến thành của chung của loài người, cái gì phải gạt bỏ; cũng như giá trị của các dân tộc khác, chúng ta có thể tiếp thu để đưa vào kho tàng văn hóa của dân tộc và gạt bỏ cái gì xa lạ, không thích hợp với công cuộc xây dựng vững chắc chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Về các vấn đề trên, Hồ Chủ tịch đã nêu lên cho chúng ta tấm gương sáng ngời bất diệt.
Giáo sư Viện sĩ NGUYỄN KHÁNH TOÀN
(Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam)
MỤC LỤC
Lời tựa
Chương mở đầu
Phần thứ nhất:
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH DÂN TỘC
Chương Một: Xác định một quan niệm đúng đắn và tính dân tộc.
1. Những quan điểm khác nhau về tính dân tộc
2. Vấn đề tâm lý dân tộc và tinh thần dân tộc
3. Một định nghĩa khái quát về tính dân tộc
Chương hai: Quan điểm giai cấp trong việc xem xét vấn đề tính dân tộc
1. Mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính giai cấp
2. Nội dung cơ bản của vấn đề tính dân tộc
3. Tính dân tộc và tính giai cấp trong văn học nghệ thuật
Chương ba: Tính dân tộc và tính quốc tế
1. Quan hệ biện chứng giữa tính dân tộc và tính quốc tế
2. Tính dân tộc và chủ nghĩa quốc tế vô sản
3. Tính dân tộc và nội dung xã hội chủ nghĩa
Phần thứ hai:
TÍNH DÂN TỘC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
Chương bốn: Bản chất giá trị tinh thần dân tộc Việt Nam
1. Vấn đề dân tộc và vấn đề văn hóa
2. Những đặc trưng bản chất nền văn hóa dân tộc Việt Nam
Chương năm: Những đặc điểm dân tộc trong văn học dân gian
1. Văn học dân gian và sự hình thành và phát triển y thức dân tộc Việt Nam thống nhất
2. Văn học dân gian: cơ sở của truyền thống văn học dân tộc
3. Mấy đặc điểm về tính dân tộc trong văn học dân gian
Chương sáu: Những đặc điểm dân tộc trong văn học viết thời kỳ giai cấp phong kiến xây dựng quốc gia độc lập
1. Vấn đề chữ viết
2. Những đặc điểm của văn học viết trong thời đại phong kiến
3. Vấn đề đấu tranh bảo vệ nền văn học dân tộc trong thời đại phong kiến
Chương bảy: Quá trình hình thành và phát triển nền văn học vô sản và vấn đề tính dân tộc hiện đại
1. Từ chủ nghĩa yêu nước đến việc hình thành nền văn học mang tính dân tộc vô sản
2. Sự trưởng thành một nền văn học mới mang tính dân tộc hiện đại
3. Một hiện tượng không bình thường trong nền văn học ta: văn hóa ngụy dân tộc
4. Tính dân tộc hiện đại, một điểm bản chất của văn học cách mạng