Tìm Sách

Kinh Tạng >> DHAMMAPADA Kinh Pháp Cú (Phân tích từ ngữ Pāli)


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : DHAMMAPADA Kinh Pháp Cú (Phân tích từ ngữ Pāli)
  • Tác giả : Tỳ Kheo Đức Hiền biên soạn
  • Dịch giả : .
  • Ngôn ngữ : Pali-Việt
  • Số trang : 778
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2009
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 12010000009930
  • OPAC : 9930
  • Tóm tắt :

DHAMMAPADA KINH PHÁP CÚ ( PHÂN TÍCH TỪ NGỮ PĀLI )

TỲ KHƯU ĐỨC HIỀN BIÊN SOẠN ( 778 Trang )

NXB. TÔN GIÁO

 

LỜI GIỚI THIỆU

Dhammapadalà một trong 15 quyển kinh thuộc Khuddaka Nikāya (Tiểu Bộ) trong Suttanta Pitaka (Tạng Kinh). Chử ‘Dhamma” có nghĩa là pháp, chân lý, sự thật, hay lời dạy cụa Đức Phật; ‘pada’ nghĩa là câu hay cú, lời nói, hay câu kệ. Chúng tôi giữ lại tựa đề Pháp Cú theo như bản dịch của Hòa Thượng Minh Châu. Ở đây, chữ ‘Pada’ có nghĩa là con đường; nên đôi khi có thể dịch là Con đường chân lý (Path of Truth). Nói chung các nước Phật Giáo Theravāda như Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào thì tựa đề ‘Dhammapada’ được giữ nguyên không dịch.

Dhammapada gồm có 423 bài kệ (gāthā), chia thành 26 phẩm (vagga); mỗi phẩm chú trong vào một đề tài nhất định. Bắt đầu là Phẩm Tâm (Cittavagga) gồm có 11 câu kệ nói về Tâm, hay Phẩm Ái Dục (Tanhavagga) chỉ nói về ái và tham ái, hay phẩm cuối cùng Phẩm Bà La môn (Brāhmanagga) là các câu kệ định lại ý nghĩa cao quý của Bà la môn theo Đức Phật. Đó là một định nghĩa thực tế mang tình đổi mới trong dòng suy nghĩ mà Ấn Độ đã có hằng ngàn năm nay.

Trong cuốn sách này, chúng tôi chọn bản bản kinh Pāli của Sri Lanka làm căn bản. Phần dịch Việt của chúng tôi bên dưới bản Pāli. Bên cạnh đó, chúng tôi giới thiệu thêm ở phần tham khảo bản dịch Việt theo lối kệ thơ năm chữ của Ngài Hòa thượng Minh Châu do Phật-Học Viện Vạn Hạnh, Saigon, 1977, và kế đó là bản thi hóa thể lục bát của Tỳ-khưu Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh ) với tựa đề Kinh Lời Vàng đã in tại Nhà Xuất Bản Thuận Hóa, Huế, 1995.

Trong phạm vi cuốn Pháp Cú này, chúng tôi cố gắng trình bày phương pháp nghiên cứu Pāli theo lối phân tích chia chẻ để tạo điều kiện cho những ai ước muốn tham khảo học tập Pāli được phần thuận lợi. Trong việc nghiên cứu ngoại ngữ, nếu có khả năng đọc và hiểu trực tiếp từ văn bản gốc thì sự phân tích văn phạm là thừa thãi. Ngoài ra đó, việc phân tích văn phạm xác định ý nghĩa là yếu tố cần thiết để có được sự tự tin về nghĩa dịch đã được ghi lại.

Giá trị của tập Dhammapada là ở chỗ kinh này chứa đựng một cách gọn ghẽ và đầy đủ giáo lý nguyên thủy của Đạo Phật, và những giáo lý này được trình bày dưới hình thức các bài kệ đơn giản và súc tích. Đức Phật đã dùng phương pháp định nghĩa và các ví dụ rất gần gũi với đời thường để trình bày giáo lý của mình, và chúng ta có thể nói Ngài vận dụng rất thành công hai phương pháp là hình ảnh là hình ảnh và âm thanh rất gần gũi. Đúng như Ngài Nārada đã viết ngắn gọn trong lời tựa của Ngài của cuốn The Dhammapada, đã nhấn mạnh như sau: “Độc giả sẽ nhận thấy sự so sánh giản dị được Đức Phật ứng dụng trong Pháp Cú mà ngay cả một em nhỏ cũng có thể hiểu được. Ví dụ như so sánh bánh xe bò, bóng người, căn nhà lợp vụng, ngôi làng đang ngủ, hồ nước sâu thẳm v.v… Sự vĩ đại của Đức Phật là ở chỗ Ngài trình bày những sự thật uyên thâm bằng những ngôn từ giản dị.”

Trong câu kệ ngôn đầu tiên, Đức Phật đã trình bày về cái tâm là đi đấu của các Pháp (PC1). Qua các ví dụ sống động như người thợ uốn nắn tên như tâm của chúng ta vậy (PC 33). Dầu thiện xạ bao nhiêu nhưng nếu tên không uốn thẳng thì khó mà bắn trúng đích. Cho dù sống tuổi thọ trăm tuổi mà không chiêm nghiệm giáo Pháp thì còn một ngày mà thẩm thấu được chân lý thì hơn (PC 100). Con đường dài cho kẻ đã mệt nhoài, kẻ thức đêm thấy đêm dài là hình ảh được ví như quá trình luân hồi của chúng ta (PC 60). Nói về tấm thân này, Đức Phật dạy về sự vô dụng của nó khi vùi sâu trong lòng đất như gỗ mục vứt bỏ  (PC 41). Và trong Dhammapada, chúng ta bắt gặp tiếng rống như Sư Tử khi Ngài chiến thắng “ Kẻ xây nhà” đã không còn nữa (PC 145).

Đức Phật luôn dạy mỗi người hãy tự kiểm điểm lấy mình hay tự quở trách mình (379). Thật vậy, sự thật hiển nhiên là cũng bị chê dù là quá khứ, hiện tại, hay vị lai (PC 228). Do yêu thích sầu muộn sinh ra; do yêu thích lo sợ sanh ra (PC 212). Lòng ham muốn của chúng ta là cho dù trận mưa tiền vàng cũng khó mà thỏa mãn trong các dục (PC 186). Nụ cười đó, niềm vui đó, nhưng Ngài dạy là có vui gì khi sự già, chết, vô minh bao phủ (PC 146). Ai cũng sợ roi gậy, nên không nên hãm hại kẻ khác (PC 129). Những kẻ bôi nhọ người không ô nhiễm thì người này lại chính mình bị bôi nhọ như hình ảnh thật sống động bụi tung ngược gió (PC 125). Và những định nghĩa sâu sắc sắc của Đức Phật về quan niệm Bà-la-môn không giống như những gì người dân Ấn Độ nghĩ, Đức Phật dạy, không phải do sanh, do mệnh hệ dòng tộc, (PC 393), mà do chính hành động của người đó có  thanh cao hay không.

Phần công đức này con kính dâng lên Thầy Pháp Tông, người đã dẫn dắt trong quá trình tu học ban đầu. Chúng con kính dâng lên HT Viên Minh, HT Giác Chánh, Sư Bá Giới Đức, Sư Thúc Tuệ Tâm. Bên cạnh đó, con cũng thành kính tri ân các giảng sư như Ngài Sītagū,  Ngài U Sīlanananda, Ngài Hiệu trưởng Kurmāra của Đại học Hòang pháp Quốc Tế Theravāda ở tại Yangon(International Theravada Buddhist Missionary University), Myanmar. Và đặc biệt thành kính tri ân Sayadaw Dr. Nodināna đã bỏ nhiều thì giới dạy thêm Pāli cho chúng tôi nghiên cứu một số bài Kinh ở chú giải Pháp Cú ( Atthakathā ). Ở Sri Lanka, chúng tôi cũng tán thán sự nhiệt tâm của giáo sư Toshiichi Endo người Nhật đã hướng dẫn về Pāli trong chương trình MA ở Học Viện Pāli and Buddhist Studies tại thủ đô Colombo.

Trong quá trình thực hiện tập Pháp Cú này, Ven. Dr. Indacanda Bhikkhu, Chủ Biên Công Trình Ấn Tống Tam Tạng Song Ngữ Pāli – Việt, là người đã động viên khích lệ, góp ý, và hiệu đính những sai sót giúp cho tập sách này được thêm phần hoàn chỉnh. Xin chân thành tri ân.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xin chân thành tri ân các vị trú trì Kaluthara Vanaratana của chùa Sri Vinayalankaramaya ở Sri Lanka đã tạo điều kiện về chỗ ở và vật thực. Chúng con cũng thành kính tri ân đến TT Bửu Đức, Đại Đức Tâm Quang, Đại Đức Tâm Pháp và các vị Phật tử thí chủ như Bác Trịnh Kim Thanh, Bác Diệu Hạnh, Cô Christine Nguyễn, cô Nguyễn Thị Trang, Cô Phạm Thị Thu Hương, Cô Lệ Chánh, Ngô Lý Vạn Ngọc, Không Thúy, Ngọc Hân,… và một Phật tử Myanmar Daw Khin Myo Than ở Luân Đôn, Anh quốc đã tạo điều kiện cho chúng tôi thuận lợi trong việc tu học ở Tích Lan.

Trong khi trình bày và phân tích phần nội dung các kệ ngôn Gātha trong tập Pháp Cú này, chúng tôi không sao tránh khỏi những sự vụng về, kính mong các bậc trưởng lão, độc giả hiền trí chỉ giáo thêm.

Bhikkhu Đức Hiền ( Mettāguna )

Ngày 20 tháng 3 năm 2009

Chùa Vinayalankararamaya,

Colombo10, Sri Lanka .

 

MỤC LỤC

 

Chữ Viết Tắt

Lời tựa

Lời giới thiệu

Chương 1 Yamakavagga – Phẩm Song Đối

Chương 2 Appamavagga – Phẩm KHông Xao Lãng

Chương 3 Cittavagga – Phẩm Tâm

Chương 4 Pupphavagga – Phẩm Bông Hoa

Chương 5 Bālavagga – Phẩm Kẻ Ngu

Chương 6 Panditavagga – Phẩm Người Trí

Chương 7 Arahantavagga – Phẩm A-La-hán

Chương 8 Sahassavagga – Phẩm Một Ngàn

Chương 9 Pāpavagga – Phẩm Điều Ác

Chương 10 Dandavagga – Phẩm Hình Phạt

Chương 11 Jarāvagga – Phẩm Sự Già

Chương 12 Attavagga – Phẩm Tự Ngã

Chương 13 Lokavagga – Phầm Thế Gian

Chương 14 Buddhavagga – Phẩm Đức Phật

Chương 15 Sukhavagga – Phẩm An Lạc

Chương 16 Piyavagga – Phẩm Hỷ Ái

Chương 17 Kodhavagga – Phẩm Phẩn Nộ

Chương 18 Malavagga –Phẩm Cấu Uế

Chương 19 Dhammadharavagga – Phẩm Chánh Hạnh

Chương 20 Maggavagga – Phẩm Đạo Lộ

Chương 21 Pakinnakavagga – Phẩm Linh Tinh

Chương 22 Nirayavagga –Phẩm Địa Ngục

Chương 23 Nāgavagga – Phẩm Con Voi

Chương 24 Tanhāvagga – Phẩm Ái Dục

Chương 25 Bhikkhuvagga – Phẩm Tỳ Khưu

Chương 26 Brāhmanavagga – Phẩm Bà-La-Môn

Mục lục Các Câu Kệ

Thư Mục Từ Pāli

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Kinh Bô Tăng Chi tập I
Kinh Bô Tăng Chi tập I
Kinh Lăng Già Tâm Ấn
Kinh Lăng Già Tâm Ấn
Duy Ma Cật sở thuyết kinh
Duy Ma Cật sở thuyết kinh
Chư kinh tập yếu
Chư kinh tập yếu
Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni
Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni
Thắng Pháp Tập Yếu Luận tập 2
Thắng Pháp Tập Yếu Luận tập 2
Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân
Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân
Kinh niệm Phật Ba La Mật
Kinh niệm Phật Ba La Mật
Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối diệt tội trang nghiêm thành Phật
Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối diệt tội trang nghiêm thành Phật
Trường A Hàm
Trường A Hàm
Giải thoát trong lòng bàn tay (3 tập)
Giải thoát trong lòng bàn tay (3 tập)
Toát yếu kinh Trung Bộ Tập 3
Toát yếu kinh Trung Bộ Tập 3