Tìm Sách

Kinh Tạng >> Kinh Đại Nhật


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh Đại Nhật
  • Tác giả : Kinh Phật thuyết
  • Dịch giả : Nguyễn Pram
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 303
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2006
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 12010000011502
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

KINH ĐẠI NHẬT

Mahavairocana-Xbhisambodhi-Vikurvit-Adhisthana-Vaipulya-sutra

Nguyễn Pram

LỜI NGƯỜI DỊCH

 

Quy mạng Tâm Bồ-đề (bodhicitta)

Quy mạng bậc phát tâm (bodhicitta)

Cúi lạy Thập Ba-la-mật (paramitas)

Và cúi lạy Thập địa (bhumis)

Kính lạy tạo tác trước

Quy mạng bậc chứng Không (Sunyata)

            Mật tông nơi miền Viễn Đông, nhất là của Việt Nam chịu ảnh hưởng rất sâu nơi đức Bồ-tát Long Thọ (sanh sau ngày đức Đại Bi Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện nhập Niết-bàn 400 năm, trụ thế gần 700 năm), và đức Thánh Thiên Đề Bà. Mật tông ở Việt Nam lấy cả hai giới Thai Tạng và Kim Cang Đảnh làm chỗ y cứ, và lưu truyền. Chư vị A-xà-lê của dòng truyền thừa này hầu hết đều thông thạo các giáo pháp của đức Như Lai, kể cả thiên văn, và y lý. (Xem Mật Giáo Thậm Thâm Nội Nghĩa, do Nguyễn Pram biên soạn, nhà xuất bản Nguồn Sống ấn hành).

            Mật tông có hai loại Thuần mật và Tạp mật.

            Tạp mật được sử dụng để đối phó, hàng phục thiên nhiên, và các quỷ thần của thế gian. Tạp mật còn được dùng để dẫn dắt chúng sanh, khiến cho chúng tin tưởng vào các khả năng thần bí để gieo thiện căn và nhập đạo.

            Trái lại, Thuần mật chỉ thắng cảnh giới đại Bí mật (Maha-guhya) của Như Lai, không cần dẫn dụ, vì những người nào phát tâm tu hành theo Thuần mật đều là những bậc có căn cơ cao, và đã từng ở nơi trăm ngàn chư Phật hầu hạ cúng dường, gieo trồng các căn lành, và y pháp tu hành.

            Tôn kinh Đại Nhật Kim Cang Đảnh (18 Pháp hội), Hoa Nghiêm, và Bát Nhã Ba La Mật Đa, là những Kinh được tuyên thuyết đầu tiên ở các tầng trời chứ không diễn nói ở nơi thế gian, những Pháp hội này vẫn còn lưu diễn tại các cõi đó. Nếu hành giả tịnh được tâm Bồ-đề, mở được Phật nhãn thì sẽ thấy cảnh giới Kinh thuyết. Bằng trái lại, đem tâm vô minh, và cặp mắt thịt muốn thấy cảnh Thánh vi diệu ắt sẽ là điều không tưởng! Nên nhớ, đừng thấy kinh nói mà mình không được, rồi vội đem lời ác ra phỉ báng, ắt chiêu họa to.

            Ba ngàn (3.000) bài kệ được dịch ra Việt văn ở đây chính là yếu chỉ của tôn kinh Đại Nhật, thuộc phần Mật giáo.

Tên kinh nguyên chữ Phạn gọi là Mahavairocana-abhisambodhi-vikurvit-adhisthana-vaipulya-sutra. Kinh này được ngài Thiện Vô Úy [Subhakarasimha (637-735)] dịch ra chữ Hán, rồi truyền sang Nhật Bản (Japan).

Nếu các hàng thiện nam nữ, thiện nữ nhân nào đọc tụng kinh do con phiên dịch mà sanh lòng phỉ báng, lỗi kia không phải là họ tự gây ra, mà chính là do con không giữ lời hứa với họ trong đời này, hoặc nơi đời quá khứ, nên họ chẳng tin theo. Nguyện cho họ chẳng bị sa đọa vào ba đường dữ (Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh); trái lại, họ gây được nhân duyên lành với Phật pháp đời sau, và trong khoảng thời gian chưa chứng Nhất thiết chủng trí chẳng còn sanh lòng phỉ báng, và tà kiến nữa. SAMAYA! Nếu như ai đọc tụng kinh này, y pháp tu hành, mà bị sa đọa, nguyện con sẽ trãi thân thay thế nhận chịu những sự đau khổ cho chúng sanh ấy trong vô lượng trăm ngàn ức kiếp đến khi nào chúng sanh ấy đã được nhập Vô dư Niết-bàn, sau đó con tự vun trồng thiện căn trong vô lượng trăm ngàn vô số kiếp sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. SAMAYA! Nguyện cho hết thảy chúng sanh y pháp đọc, tụng, trì giữ, và truyền trao kinh này, đồng được nương nhờ từ ân của chư Phật mà sanh về thế giới Cực Lạc, hoặc tùy nguyện vãng sanh chư Phật quốc độ. SAMAYA! Thoảng như có chút phước lành nào trong việc dịch thuật kinh văn này, con nguyện ban cho hết thảy chúng sanh, nguyện khi bỏ báo thân này, con và hết thảy chúng sanh đồng sanh về thế giới Liên-Hoa Đài-Tạng của đức Đại Nhật Như Lai: SAMAYA!

Người dịch: Nguyễn Pram

Bồ-tát giới tử: Thiện Thọ

Du-già hành giả pháp hiệu: Pháp Định

Khởi công dịch ngày 17-02-1997 (Vía đức Di Lặc Bồ-tát)

Hoàn tất: 21-02-1997 tại Thành phố Cleveland, Ohio.

 

Mục lục

Lời của người dịch

Quyển 1:

Phẩm 1 - Nhịp Chân-Ngôn trụ tâm

Quyển 2:

Phẩm 2 - Đủ duyên và Chân-Ngôn

Nhập Mạn-trà-la

Phẩm 3 - Tịnh Trừ Chư Chướng Ngại

Phẩm 4 - Kho Chân-Ngôn Thông Dụng

Quyển 3:

Phẩm 5 - Thành Tựu Thế Gian Tất-Địa

Quyển 3: (Phần Hạ)

Phẩm 6 - Xuất Hiện Tất-Địa

Phẩm 7 - Thành Tựu Tất-Địa

Phẩm 8 - Tu Tập Mạn-trà-la Chuyển Tự-Luân

Quyển 4:

Phẩm 9 - Mật Ấn

Quyển 5:

Phẩm 10- Tự-Luân

Phẩm 11- Bí Mật Mạn-trà-la

Phẩm 12- Pháp Nhập Bí Mật Mạn-trà-la

Phẩm 13- Nhập Bí Mật Mạn-trà-la

Phẩm 14- Tám Ấn Bí Mật

Phẩm 15- Cấm Giới Trì Minh

Phẩm 16- Thật Trí Của Bậc A-xà-lê

Phẩm 17- Quán sát cả ba Mạn-trà-la

Phẩm 18- Nhận Phương Tiện và Học Giới

Phẩm 19- Bách Quang Biến Chiếu

Phẩm 20- Quả Tương Ưng Với 100 Chữ;

Phương Pháp Chỉ Dẫn Chư Bồ-Tát

Phẩm 22- Trì Tụng Thành Tựu

Bách Quang Biến Chiếu

Phẩm 23- Bách Quang Chân-Ngôn Pháp

Phẩm 24- Giải Thích Tánh Bồ-Đề

Phẩm 25- Tam Tam-Ma-Da

Phẩm 26- Giải Thích Danh Như Lai

Phẩm 27- Thế Gian và Xuất Thế Gian

Hộ-Ma Nghi Quỹ

Phẩm 28- Bổn-Tôn Tam-Muội

Phẩm 29- Giải Thích Về Vô-Tướng Tam-Muội

Phẩm 30- Thế Gian - Xuất Thế Gian Trì Tụng

Phẩm 31- Chúc Lụy

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Kinh Trung Bộ tập 2
Kinh Trung Bộ tập 2
Kinh Tạp A Hàm tập 1
Kinh Tạp A Hàm tập 1
Kinh Tăng Nhất A Hàm tập 1
Kinh Tăng Nhất A Hàm tập 1
Kinh Trung A Hàm tập 1
Kinh Trung A Hàm tập 1
Kinh Tăng Chi Bộ tập 1
Kinh Tăng Chi Bộ tập 1
Kinh Trung Bộ tập 1
Kinh Trung Bộ tập 1
Kinh Tương Ưng bộ tập 1
Kinh Tương Ưng bộ tập 1
Kinh Tiểu Bộ tập 1
Kinh Tiểu Bộ tập 1
Kinh Trường Bộ tập 1
Kinh Trường Bộ tập 1
Kinh Trường A Hàm tập 2
Kinh Trường A Hàm tập 2
Kinh Trường A Hàm tập1
Kinh Trường A Hàm tập1
Đại tạng kinh Việt Nam-Nam Truyền- Kinh Trung Bộ tập 2
Đại tạng kinh Việt Nam-Nam Truyền- Kinh Trung Bộ tập 2