Tìm Sách

Kinh Tạng >> Kinh Chánh Pháp Sanghata


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh Chánh Pháp Sanghata
  • Tác giả : Kinh Phật thuyết
  • Dịch giả : Hồng Như
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 278
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2010
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 12010000011507
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA

The Noble Mahayana Sanghatasutra

Dharma - Paryana

Hồng Như dịch từ bản tiếng Anh

Tái bản lần thứ nhất

GIỚI THIỆU KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA

 

            Gần đây Lama Zopa Rinpoche đề nghị các trung tâm thuộc Hội Bảo Tồn Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa (FPMT) đọc tụng kinh Chánh Pháp Sanghata. Chỉ cần đọc tụng, thậm chí chỉ cần nghe thoáng qua tai, là gặt hái được cả một kho tàng công đức đồ sộ, vì vậy Lama Zopa Rinpoche khuyên Phật tử nên siêng năng đọc tụng để hồi hướng công đức cho Dự Án Phật Di Lặc, rồi chính Dự Án này sẽ mang công đức về cho khắp chúng sinh.

            Kinh Chánh Pháp Sanghata do Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết trên đỉnh Linh Thứu tại thành Vương Xá. Cũng như mọi bộ kinh Đại thừa khác, Chánh Pháp Sanghata được đệ tử Phật ghi nhớ, chép lại bằng tiếng Phạn. Đặc điểm của kinh này là do đức Thích Ca Mâu Ni nhận từ đức Phật thời quá khứ, đồng thời tác dụng của kinh đối với người nghe hay đọc, tụng, cũng đặc biệt lớn lao.

            Kinh Chánh Pháp Sanghata thuộc hệ kinh Đại Tập Bộ, có khả năng chuyển hóa tâm thức rất mạnh mẽ. Một trong những lợi ích lớn lao của kinh này là bất cứ ai đã từng đọc qua, đến khi chết sẽ được chư Phật đến an ủi tiếp dẫn trong quá trình vào cõi chết. Ngoài ra còn một lợi ích lớn lao khác, kinh văn có nêu rõ, đó là nơi nào có Chánh Pháp Sanghata thì đức Phật có mặt ngay nơi ấy. Do đó bộ kinh này còn có khả năng thanh tịnh hóa cảnh giới bên  ngoài, ngay nơi chốn đang được đọc tụng.

            Nói chung, đọc tụng kinh điển Đại thừa là một trong sáu phương pháp sám hối. Riêng kinh Chánh Pháp Sanghata đặc biệt có khả năng thanh tịnh nghiệp chướng nhiều đời. Phật giải thích phong phú trong kinh văn, rằng đọc tụng kinh này thì mọi chủng nghiệp phiền não đều đoạn diệt, gieo hạt giống an lạc cho tương lai, đến tận lúc thành Phật. Kinh này cũng giảng giải phong phú về quá trình hoại diệt của các thành phần tâm lý vật lý vào lúc mạng chung.

            Khi xưa, kinh Chánh Pháp Sanghata đã từng là một trong những bộ kinh phổ biến nhất trong nhiều thế kỷ. Vào những năm 1930, các nhà khảo cổ đào phía Bắc nước Pakistan (thuộc địa Anh quốc), tìm được cả một kho kinh điển Phật giáo thuộc thế kỷ thứ năm sau công nguyên, xưa hơn những gì tìm thấy qua những cuộc khảo cổ về trước rất nhiều. Trong số những bộ kinh tìm thấy, kinh Chánh Pháp Sanghata được ghi chép nhiều nhất, nhiều hơn cả kinh Pháp Hoa, kinh Kim Cang, hay những bộ kinh thuộc hệ Bát Nhã hiện nay rất phổ biến. Kinh Chánh Pháp Sanghata vào thời phôi thai của Phật Giáo Đại thừa đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ, Hoa ngữ, Khotanese, Tạng ngữ, còn nguyên bản tiếng Phạn thì bị thất lạc. Phải đợi đến đợt khám phá thập niên 1930, nguyên văn tiếng Phạn mới được tìm thấy.

            Gần đây, Lama Zopa Rinpoche ghé qua ngôi chùa do Geshe Sopa trụ trì ở Madison, đọc kinh Chánh Pháp Sanghata xong liền quyết định lấy mực vàng ròng chép lại bộ kinh, đồng thời khuyến khích đệ tử thường xuyên đọc tụng. Vào dịp tưởng niệm trận khủng bố New York ngày 11 tháng 9, Rinpoche yêu cầu đệ tử trên toàn thế giới đọc tụng càng nhiều càng tốt, hồi hướng công đức cầu nguyện cho nạn khủng bố chấm dứt.

            Bộ kinh Chánh Pháp Sanghata có khả năng tác động mạnh mẽ lên tâm thức của người nghe và người đọc, giúp chúng ta cảm nhận được lòng từ bi vô hạn của đức Phật đối với chúng sinh. Phật thuyết Chánh Pháp Sanghata là để giúp chúng sinh mau chóng thành tựu vô thượng bồ đề. Kinh văn có nhiều đoạn là lời nói trực tiếp của Phật, nên đọc kinh cũng là mang giọng nói của mình làm sống lại tiếng lời của Phật trong thế giới hôm nay. Đọc kinh này không những gặt hái được cho mình kho tàng công đức đồ sộ, mà còn trực tiếp góp phần bảo vệ hoằng dương chánh pháp. Đây cũng là điều cần thiết, giúp chúng sinh nhẹ bớt gánh nặng khổ đau.

MỤC LỤC

Giới thiệu kinh Chánh Pháp Sanghata

Khai kinh

KINH CHÁNH PHÁP SANGHATA

Hoàn kinh

Phụ lục 1. Hướng Dẫn Cách Tụng Kinh Sanghata

Phụ lục 2. Nghi Thức Tụng Kinh Sanghata [theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng]

Ghi chú về bản dịch kinh Chánh Pháp Sanghata

Bảo Quản Kinh Sách Phật pháp

Hồi Hướng Ấn Tống

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Đại Thừa Kim Cang Kinh luận
Đại Thừa Kim Cang Kinh luận
Kinh Trường A Hàm (DIRGHÀGAMA)
Kinh Trường A Hàm (DIRGHÀGAMA)
Họa Tập: Mười hai lời nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm
Họa Tập: Mười hai lời nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm
Đại Bát Niết Bàn Kinh
Đại Bát Niết Bàn Kinh
Nghi thức tụng niệm hằng ngày
Nghi thức tụng niệm hằng ngày
Kinh Lăng Nghiêm
Kinh Lăng Nghiêm
Văn cảnh sách của Tổ Qui Sơn
Văn cảnh sách của Tổ Qui Sơn