Tìm Sách

Kinh Tạng >> kinh Tam Bảo Thông Dụng

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : kinh Tam Bảo Thông Dụng
  • Tác giả : Thích Chơn Không (soạn dịch)
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 416
  • Nhà xuất bản : Nxb Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2005
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 12010000009984
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LỜI NÓI ĐẦU

 

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính bạch chư tôn đức,
Kính thưa quý phật tử,

Chúng tôi kính nghe cổ đức có dạy: “khán kinh giả minh Phật chi lý”, nghĩa là: xem kin để hiểu lý Phật dạy. Nhưng muốn hiểu lý, trước phải hiểu nghĩa, có hiểu nghĩa thì mới có thể ứng dụng những lời dạy quý báu đó vào đời sống hằng ngày, mang đến lợi ích thiết thực cho mình và người, trong hiện tại cũng như tương lai. Cùng ý nghĩa nêu trên, Đại sư Hám Sơn, một vị cao tăng tiền bối đã dạy rằng:

Tụng kinh việc dễ, nghĩa khó thông

Tụng không hiểu nghĩa, luống uổng công

Hiểu được, không làm, thêm phí sức

Ngày trì vạn quyển cũng bằng không!

Do đó trong những thập niên gần đây, việc tụng kinh nghĩa ngày càng phổ biến. Nay để cúng dường chư tôn đức Tăng Ni các tự viện, cũng như quý Phật tử tại gia có nhu cầu tụng kinh nghĩa và cũng để chánh pháp được truyền bá sâu rộng trong quần chúng, nên chúng tôi dự kiến ấn tống 10.000 quyển KINH TAM BẢO THÔNG DỤNG (DỊCH NGHĨA) do chúng tôi soạn dịch. Nhờ hồng ân Tam Bảo gia hộ, nhờ sự hộ niệm của chư tôn đức Tăng Ni và sự phát tâm dũng mãnh của quý Phật tử trong và ngoài nước, nên kết quả rất khả quan. Cụ thể in được 12.000 quyển.

Về nghi thức, để quý phật tử sơ cơ phải bận tâm lật qua lật lại khi đọc tụng, nhứt là các khóa lễ có đông người tham dự, nên chúng tôi soạn đủ các bài thông dụng, như kệ: nguyện hương, khen phật, quán tưởng, đảnh lễ Tam bảo, chú Đại Bi,v.v…quý vị có thể tụng theo thứ lớp từ đầu đến cuối khóa lễ.

Về nội dung, căn cứ vào nội dung quyẻn kinh Tam Bảo diẽn nghĩa do Thượng Tọa Thích Chơn Định (thầy Lệ Tập – cố trụ trì Bổn tự) ấn tống vào năm 1994, trong quyển kinh này chúng tôi có bổ sung nghi thức tụng: Kinh Bốn mươi tám lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, kinh Mười đều thiện, kinh Lễ sáu phương, kinh Kim Cang, niệm Phật tiếp dẫn, cúng ngọ, cúng dường quá đường, cúng vong, các bài kệ và các bài sám thông dụng, v.v... Gặp những bài kinh bài kệ nào chưa dịch tiếng Việt thì chúng tôi dịch ra, có thể nói đây là một bản kinh thuần tiếng Việt, đầy đủ nghi thức của mỗi khóa lễ, rất tiện lợi khi thọ trì đọc tụng.

Trong lúc biên soạn, chúng tôi đã tìm đọc các bản dịch xưa để phối kiểm và có nghi vấn gì thì chúng tôi tra cứu lại bản chữ Hán trong Đại tạng. khi xem bộ Tạp chí Bát nhã âm do Thiên Thai Thiền giáo tông Liên hữu hội xuất bản vào năm 1935…, hầu hếtcác bản Việt dịch kinh: Di Đà, Hồng Danh, Vu lan, Báo hiếu, Bốn mươi tám lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, v.v… đều ghi dịch giả Đỗ Phước Tâm, nhưng trong thực tế hiện nay các bản Việt dịch nói trên, có bản ghi dịch giả: Hòa Thượng Thích Huệ Đăng, lại có bản ghi dịch giả: cư sĩ Đỗ Phước Tâm. Chúng tôi có đem vấn đề này trình với Hòa Thượng Thích Trí Quảng ( Trưởng ban Hoằng pháp TW GHPGVN, Chứng minh Đạo sư Môn hạ Tổ đình Thiên Thai) thì được ngài giải thích: “Tổ Huệ Năng là người yêu nước trong phong trào Cần vương, bị chánh quyền thuộc địa Pháp lưu ý, nếu để pháp hiệu của Tổ hì khó ấn hành, nên Tổ phương tiện đề tên cư sĩ Đỗ Phước Tâm pháp danh Minh Chánh – Chủ nhiệm Tạp chí Bát nhã âm, là đệ tử của Tổ”. Do đó để tưởng nhớ công đức phiên dịch của Tổ cũng như các dịch giả tiền bối khác, dưới mỗi đề kinh, chúng tôi có ghi pháp hiệu của các ngài đã phát tâm dịch thuật.

Ngưỡng mong tam Bảo từ bi gia hộ chư thiện tri thức có duyên dược thọ trì đọc tụng quyển kinh này liền phát tâm bồ đề cầu đạo vô thượng, hiện tại phước huệ trang nghiêm, thân tâm an lạc, đến khi mạng chung liền được sanh về cõi phật. Nguyện đem công đức phước thí này, hồi hướng pháp giới chúng sanh, kẻ còn người mất điều được ân triêm lợi lạc.

Thành tâm cảm tạ và cầu nguyện chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, chư thiện hữu tri thức, quý nam nữ phật tử trong và ngoài nước phát tâm ấn tống kinh này được: sáu căn thanh tịnh, bốn đại an hòa, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

Để tránh mọi sự hiểu lầm có thể xảy ra, quyển KINH TAM BẢO THÔNG DỤNG (DỊCH NGHĨA) được in lần này chỉ để ấn tống, chứ không phát hành. Xin chư Tôn đức từ bi chứng minh và hỷ xả cho mọi sơ sót khi soạn dịch.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát.

Chùa Thiên Tôn - Q5,
Mùa Phật đản PL.2549 - DL.2005
Kính Lễ
Tỳ kheo Thích Chơn Không
(thầy Lệ Hoa)

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Đại Thừa Kim Cang Kinh luận
Đại Thừa Kim Cang Kinh luận
Kinh Trường A Hàm (DIRGHÀGAMA)
Kinh Trường A Hàm (DIRGHÀGAMA)
Họa Tập: Mười hai lời nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm
Họa Tập: Mười hai lời nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm
Đại Bát Niết Bàn Kinh
Đại Bát Niết Bàn Kinh
Nghi thức tụng niệm hằng ngày
Nghi thức tụng niệm hằng ngày
Kinh Lăng Nghiêm
Kinh Lăng Nghiêm
Văn cảnh sách của Tổ Qui Sơn
Văn cảnh sách của Tổ Qui Sơn