Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Tìm hiểu nguồn gốc Duy Thức Học


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Tìm hiểu nguồn gốc Duy Thức Học
  • Tác giả : Ấn Thuận Đại Sư
  • Dịch giả : Thích Quảng Đại
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 271
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2006
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000009274
  • OPAC : 9274
  • Tóm tắt :

TÌM HIỂU NGUỒN GỐC DUY THỨC HỌC

Tác giả: Ấn Thuận Đại Sư

Dịch giả: Thích Quảng Đại

Nhà xuất bản Tôn Giáo

 

LỜI TỰA

     Xưa nay, Duy thức học là một vấn đề đặc biệt được giới nghiên cứu Phật giáo rất quan tâm, bởi vì nó là một trong những nền tư tưởng triết học cốt lõi nhất của Phật giáo. Hay nói cách khác, nó là môn Tâm lý học của Phật giáo mà suốt cả cuộc đời giáo hóa chúng sanh của đức Thich Ca, Ngài đã áp dụng và khai triển triệt để về tâm thức, nhằm cho chúng sanh thấy được nguyên nhân khổ đau của sanh tử luân hồi. ngài đã mở ra một con đường, đó là con đường thoát khổ.

     Tác phẩm “Tìm Hiểu Nguồn Gốc Duy Thức Học” này được Ngài Ấn Thuận, nghiên cứu rất tỉ mỉ về tình hình của tư tưởng Phật giáo qua ba thời kỳ phát triển. Đặc biệt tác giả đã dày công tìm hiểu tất cả hệ thống giáo lý đương thời của từng thời kỳ Phật giáo có liên quan đến sự phát triển về Duy thức học. Quá trình nghiên cứu của tác giả, trước hết là tìm hiểu tư tưởng Duy thức trong Phật giáo Nguyên thủy, rồi bước qua giai đoạn Phật giáo Bộ phái, cuối cùng là Phật giáo Đại thừa, hay còn gọi là Phât giáo thời Duy tâm luận. Tư tưởng trọng tâm và mang tính nhất quán của ba thời kỳ Phật giáo là pháp Duyên khởi. Có thể nói, pháp Duyên khởi chính là nguồn gốc hình thành nên tư tưởng Duy thức xuyên suốt cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa.

     Tác giả nói “Nhìn qua phương diện tự chứng của các bậc thánh trong Ba thừa, trên phương diện ngôn giáo của Đức Phật dạy, hay trên phương diện luận giải của Đại thừa, mỗi một phương diện đều xác minh pháp Duyên khởi là tâm yếu của Phật pháp. Cho nên tôi nói trọng tâm của Phật giáo là giáo pháp Duyên khởi”.

     Nội dung của tác phẩm “Tìm Hiểu Nguồn Gốc Duy Thức Học” này vô cùng phong phú và phức tạp, ở đây người dịch chỉ có đôi dòng rất khái quát xin giới thiệu đến với độc giả. Tác phẩm này người dịch chủ yếu là để nghiên cứu học hỏi lời dạy của các bậc tiền bối, mở rộng tầm nhận thức cho chính bản thân, nhưng vì thấy nội dung quá phong phú, rất cần thiết cho những người học Phật cũng như giới nghiên cứu Phật giáo tìm hiểu thêm, cho nên người dịch muốn phổ biến món quà này để gửi đến quí độc giả. Vì tác phẩm đầu tay, cho dù đã dày công, dốc hết tâm lực vào bản dịch của mình, nhưng chắc chắn không tránh khỏi sự sai sót, mong các bậc thiện tri thức hoan hỉ góp ý chỉ giáo cho bản dịch được hoàn hảo.

                                                                         Mạnh hạ năm Giáp Thân

                                                                            QUẢNG ĐẠI cẩn bút

Mục lục:

Lời giới thiệu

Lời tựa

 PHẦN MỘT: TƯ TƯỞNG DUY THỨC TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

Chương I: Sơ lược về tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy

       I. Phật giáo Nguyên thủy

       II. Tư tưởng căn bản của Phật giáo Nguyên thủy

       III. Pháp Duyên khởi

              1. Khảo sát các chi Duyên khởi

              2. Thuyết năm chi

              3. Thuyết mười chi

              4. Thuyết mười hai chi

              5. Tổng hợp các thuyết

 

Chương II: Tư tưởng Duy thức trong Phật giáo Nguyên thủy

       I. Vài quan niệm về tư tưởng Duy thức học

       II. Phật giáo Nguyên thủy và tư tưởng Duy thức học

 PHẦN HAI: TƯ TƯỞNG DUY THỨC TRONG PHẬT GIÁO BỘ PHÁI

Chương I: Sơ lược về Phật giáo Bộ phái

       I. Vài nét về tình hình phân chia bộ phái

       II. Sự phân hóa và xu thế của Thượng tọa bộ

Chương II: Nguồn gốc Bản thức luận

       I. Khái quát

       II. Độc tử bộ và tư tưởng Bản thức

       III. Thuyết nhất thiết hữu bộ cùng tư tưởng Bản thức

              1. Thắng nghĩa Bổ-đặc-già-la của Thuyết chuyển bộ

              2. Giả danh ngã của Hữu bộ và Bất khả thuyết ngã  của Độc tử bộ

              3. Thuyết Tế Tâm của Kinh bộ Thí dụ sư

                   3.1 Tế tâm tương tục

                          a. Nguồn gốc sâu xa và dòng phái của Kinh bộ

                          b.Thuyết Tế tâm của Thí dụ sư

                           c. Thuyết Tế Tâm của Ngài Thế Hữu

                           d. Thuyết Tế tâm của thày trò phái Thượng tọa

                           e. Thuyết Tế tâm của phái Nhất loại kinh lượng

              3.2 Hai tâm Vương và Sở đồng nhất thể

       IV. Phân biệt thuyết bộ với tư tưởng Bản thức

              1. Sơ lược về Tâm thức luận của Phân biệt thuyết bộ

              2. Nhất tâm tương tục

`             3. Tâm tánh bản tịnh

                  a. Sơ lược về tính chất trọng yếu của vấn đề

                  b. Thuyết Tâm tánh bản tịnh

              4. Năm pháp Biến hành và Nhiễm câu ý

              5. Hữu phần thức

              6. Tế ý thức

       V. Đại chúng bộ và tư tưởng Bản thức

              1. Sự đặc sắc của Đại chúng bộ

              2. Tế ý thức biến y căn thân

              3. Căn bản thức sanh khởi lục thức

Chương III: Nguồn gốc Chủng tập luận

       I. Sơ lược tư tưởng Chủng tập

       II. Phiền não tiềm ẩn vi tế

              1. Tùy miên

                   a. Khái niệm

                   b. Thuyết Tâm tương ưng hành của Hữu bộ

                   c. Tâm bất tương ưng của Đại chúng Phân biệt thuyết

                   d. Thuyết vừa Tâm tương ưng hành vừa Tâm

                         bất tương ưng hành của Độc tử bộ

              2. Tập khí

              3. A-lại-da

       III. Sự tồn tại của Nghiệp lực

              1. Khái lược

              2. Các quan điểm về sự tồn tại của nghiệp lực

                  a. Thuyết vô biểu sắc của Tát-bà-đa bộ

                  b. Tư chủng tử của Kinh bộ

                  c. Nghiệp Vô tác của Thành Thật Luận

                  d. Thành tựu của Đại chúng và phân biệt thuyết hệ

                  e. Pháp Bất thất của Chánh lượng bộ

              3. Kết luận

Chương IV: Chủng Tử Hữu Lậu

       I. Thuyết Nhất vị uẩn của Thuyết chuyển bộ

       II. Thuyết Cùng sanh tử uẩn của Hóa địa bộ

       III. Thuyết Nhiếp thức của Đại chúng bộ

       IV. Thuyết Chủng tử của Kinh lượng bộ

              1. Sự thành lập thuyết Chủng tử

              2. Tên khác của Chủng tử

              3. Thể tướng của Chủng tử

              4. Thọ huân và Sở y

              5. Tân huân và Bản hữu

              6. Chủng tử Diệt và Khởi

              7. Sự vi diệu của Chủng tử

       V. Chủng tử vô lậu

              1. Theo Hữu bộ

              2. Theo Kinh bộ

                  a. Thánh pháp của thuyết Chuyển bộ

                  b. Tịnh giới và Vô lậu chủng của Kinh bộ

                  c. Bạch pháp tập khí của Đại đức

              3. Theo Đại chúng Phân biệt thuyết

Chương V: Nguồn gốc của Vô cảnh luận

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Công Giáo Huyền Thoại và Tội Ác
Công Giáo Huyền Thoại và Tội Ác
Quan điểm về ăn chay của đạo Phật
Quan điểm về ăn chay của đạo Phật
Tìm hiểu Phật Giáo Khất Sĩ Nam Bộ Việt nam
Tìm hiểu Phật Giáo Khất Sĩ Nam Bộ Việt nam
Tôn giáo học nhập môn
Tôn giáo học nhập môn
Lưới trời ai dệt
Lưới trời ai dệt
Nghiên cứu về Mâu Tử
Nghiên cứu về Mâu Tử
Tìm hiểu Trung Bộ Kinh tập 3
Tìm hiểu Trung Bộ Kinh tập 3
Tìm hiểu Trung Bộ Kinh tập 2
Tìm hiểu Trung Bộ Kinh tập 2
Tìm hiểu Trung Bộ Kinh tập 1
Tìm hiểu Trung Bộ Kinh tập 1
Khảo cứu về văn Học PALI (Văn học Luật tạng)
Khảo cứu về văn Học PALI (Văn học Luật tạng)
Triết học Có và Không của Phật giáo Ấn Độ
Triết học Có và Không của Phật giáo Ấn Độ
Y pháp bật y nhân
Y pháp bật y nhân