Tìm Sách

Kinh Tạng >> Kim Cang chư gia


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kim Cang chư gia
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : Trần Huỳnh
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 452
  • Nhà xuất bản : Thành Hội Phật Giáo TP. HCM
  • Năm xuất bản : 1994
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 12010000000858
  • OPAC : 858
  • Tóm tắt :

KIM CANG CHƯ GIA

TRẦN HUỲNH 

THÀNH HỘI PHẬT GIÁO TP.HCM

 

TIỂU DẪN

Từ bi bác ái, tự giác giác tha. Ấy là mục đích của bực chơn tu chánh đạo.

Xưa, Phật ra đời khai môn giáo hóa, tế độ quần sanh trong bốn mươi chín  năm; thắp đuốc huệ soi đường tối, rưới mưa hoa rửa bụi trần. Song le  Phật thì vẫn biết chúng sanh có kẻ thượng căn người hạ trí, chỗ thấy mau chậm chẳng đồng, nên tùy cơ duyên mà hóa độ, bởi vậy giáo pháp mới có chỗ quyền mà cũng có chỗ thật.

Nguyên kinh Kim Cang này, Phật vì trưởng lão Tu Bồ Đề và các bực đại căn thượng trí, nên đem giáo lý huyền diệu tỏ bày rốt ráo, chỉ cốt tự mình dụng lấy công phu, khai giác lấy mình “Minh Tâm Kiến Tánh”.

Đến sau, kinh ấy từ xứ Ấn Độ truyền bá qua nước Trung Hoa, các vị cao Tăng Thiền Đức cùng nhau tham cứu, thông huyền đạt lý, chú giải đành rành, nên từ đó mới gọi là Kinh Kim Cang Chư Gia vậy.

Chúng tôi quan tâm hoạt động vì Phật đạo tín đồ; chớ không phải vì đường danh nẻo lợi, tùy theo tài non học kém, phô diễn thật lời, câu văn dễ hiểu, ý nghĩa tầm thường, cốt để phổ thông cho những người học đạo xem qua đều đặng lĩnh hội, thì mới khỏi phụ cái lòng từ bi bác ái của Phật ngày xưa, mà cũng không uổng cái công trình của chư Tổ, sắp thành một quyển kinh “Kim Cang Chư Gia” rất nên huyền bí.

Và lại Phật pháp là vô thượng thậm thâm vi diệu, cao chẳng chỗ cùng, sâu không chỗ tột, mà hễ đạo lý càng cao sâu thì kinh đinể càng khó diễn. Huống chi quyển kinh này là giáo lý tối thượng Nhứt thừa, phương pháp hoàn toàn cứu cánh.

Cho nên chúng tôi mong sao chư quý độc giả cần xem, cần đọc cho đặng nhiều lược, suy sét cho tột cùng, tầm thấu cái vô vi huyền diệu, đặng noi theo cái chánh pháp thật hành, vậy mới hẳn thật là đọc kinh cầu lý.

Kính dẫn

CƯ SĨ TRẦN VĂN MINH

( Nam Vang )

MỤC LỤC

Tiểu dẫn

Nghi thức tụng kinh

Kinh Kim Cang ( Âm – Nghĩa )

Tiểu dẫn

Nghi thức tụng kinh

Kinh Kim Cang ( Âm – Nghĩa )

I.              Pháp Hội nhân do

II.              Thiện Hiện khải thỉnh

III.              Đại thừa chánh tông

IV.              Diệu hạnh vô trụ

V.              Như lý thiệt kiến

VI.              Chánh tín hy hữu

VII.              Vô đắc vô thuyết

VIII.              Pháp xuất sanh

IX.              Nhứt lương vô tướng

X.              Trang nghiên tịnh độ

XI.              Vô vi thắng phước

XII.              Tôn trọng chánh giáo

XIII.              Như pháp thọ trì

XIV.              Ly tướng tịch diệt

XV.              Trì kinh công đức

XVI.              Năng tịnh nghiệp chướng

XVII.              Cứu cánh vô ngã

XVIII.              Nhứt thể đồng quan

XIX.              Pháp giới thông hóa

XX.              Ly sắc ly tướng

XXI.              Phi thuyết sở thuyết

XXII.              Vô pháp khả đắc

XXIII.              Tịnh tâm hành thiện

XXIV.              Phước trí vô tỷ

XXV.              Hóa vô sở hóa

XXVI.              Pháp thâm phi tướng

XXVII.              Vô đoạn vô diệt

XXVIII.              Bất thọ bất tham

XXIX.              Oai nghi tịch tịnh

XXX.              Nhứt hiệp lý tướng

XXXI.              Tri kiến bất sanh

XXXII.              ứng hóa phi nhơn , bổ khuyết tâm kinh

 

Ngũ thập tam gia

Chương một đến chương ba mươi mốt

 

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Đại Thừa Kim Cang Kinh luận
Đại Thừa Kim Cang Kinh luận
Kinh Trường A Hàm (DIRGHÀGAMA)
Kinh Trường A Hàm (DIRGHÀGAMA)
Họa Tập: Mười hai lời nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm
Họa Tập: Mười hai lời nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm
Đại Bát Niết Bàn Kinh
Đại Bát Niết Bàn Kinh
Nghi thức tụng niệm hằng ngày
Nghi thức tụng niệm hằng ngày
Kinh Lăng Nghiêm
Kinh Lăng Nghiêm
Văn cảnh sách của Tổ Qui Sơn
Văn cảnh sách của Tổ Qui Sơn