Tìm Sách

Kinh Tạng >> Kinh Tăng Nhất A Hàm tập 1


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh Tăng Nhất A Hàm tập 1
  • Tác giả : Kinh A Hàm
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 697
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 1997
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 1210000000
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO PHIÊN DỊCH và ẤN HÀNH ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM

Chủ tịch: Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU

-Phó chủ tịch:Hòa thượng THÍCH THIỆN SIÊU
-Phó chủ tịch: Hòa thượng KIM CƯƠNG TỬ
-Phó chủ tịch: Hòa thượng THÍCH THANH KIỂM
-Phó chủ tịch: Hòa thượng THÍCH THANH TỪ
-Phó chủ tịch: Hòa thượng THÍCH THIỆN CHÂU

Trưởng ban Thư ký:

Thượng tọa THÍCH CHƠN THIỆN Trưởng ban Tài chánh:

Thượng tọa THÍCH GIÁC TOÀN Trưởng ban In ấn và Phát hành:

Cư sĩ VÓ ĐÌNH CƯỜNG

Trưởng ban Từ vựng Phật học: Cư sĩ MINH CHI

 Việt dịch :                Hòa thượng THÍCH THANH TỪ

Hiệu đính :              Hòa thượng THÍCH THIỆN SIÊU

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam Ấn Hành 1997

 BÀI TỰA

Ý nghĩa của bốn bộ A-hàm đồng với Trung A-hàm ở phần đầu là nói rõ tôn chỉ, nên không lập lời tựa.

Tăng Nhất A-hàm là so sánh sự mạch lạc của pháp rồi dùng số mà xếp thứ tự. Số tận cùng là mười, thêm vào một nên gọi là Tăng Nhất. Mỗi pháp số tăng dần, nên lấy tăng làm nghĩa. Pháp ấy phần lớn ghi chép về cấm luật để làm mẫu mực nghiêm nhặt và là điều kiện kiểm định độ đời. Ngoại quốc từ người ở núi đến người ở biển phần nhiều thường tụng ngâm bốn bộ A-hàm này. Có vị Sa-môn nước ngoài tên Đàm-ma-nan-đề, người nước Đâu-khư lặc xuất gia từ bé, học rộng nghe nhiều, tụng hai bộ A-hàm, ôn điều cũ để ngày càng mới, đi khắp các nước không nơi nào không qua. Đời Tần, niên hiệu Kiến Nguyên thứ hai mươi, ngài đến Trường An, người nước ngoài đều hâm mộ. Quan Thái thú Vũ Oai là Triệu Văn Nghiệp yêu cầu ngài đọc ra; ngài Phật Niệm dịch truyền; ngài Đàm Tung sửa chữa. Mùa hạ năm Giáp thân bắt đầu, đến mùa xuân năm sau thì xong, được bốn mươi mốt quyển, phân làm hai bộ thượng, hạ. Bộ thượng gồm hai mươi sáu quyển trọn vẹn không bị quên sót, bộ hạ mười lăm quyển, mất phần ghi kệ. Tôi cùng với Pháp Hòa khảo chính lại; Tăng Lược, Tăng Mậu phụ giúp xem xét những chỗ thiếu sót, bốn mươi ngày thì xong. Năm này có trận đánh ở A Thành, tiếng trống gần kề mà chúng tôi vẫn chuyên tâm trong việc này. Trọn đủ hai bộ A-hàm là một trăm quyển.

Hai ngài Tỳ-bà-sa và Tu-mật-tăng-già-la-đát truyền sang đây (Trung Hoa) năm bộ kinh lớn. Từ khi Pháp truyền sang phương Đông, hai ngài là người đọc kinh để dịch ưu việt hơn hết. Bốn bộ A-hàm do bốn mươi vị cao đức biên tập, mười vị tuyển chọn một bộ: bắt đầu từ đề mục và chấm dứt bằng bài kệ. Sợ giáo pháp lưu truyền ở đời lâu ngày bị thất lạc, thiếu sót, nên cõi này trước đây ghi lại các kinh đành rành; trong số ấy nay có hai bộ A-hàm, mỗi mỗi viết lại một quyển mới, giữ trọn số mục cũ của kinh, ghi chú về sự thêm thắt, mất mát của kinh, khiến cho người đọc tìm thấy được sự sai khác.

Hai bộ thượng hạ gồm có 472 kinh; phàm các vị học sĩ tuyển chọn hai bộ A-hàm này, trong đó thường có những lời dạy về luật, người nước ngoài không rõ, xem Sa-di và cư sĩ cùng như nhau. Từ này về sau, mong rằng cùng giữ gìn điều này như luật định! Đây chính là việc cấp thiết của nước ta. Những lời dạy căn dặn đinh ninh của đức Thế Tôn, xin chớ nghe một cách sơ suất ! Học rộng mà không biết giữ gìn cám giới là một tỳ vết trong sự thông suốt của giới học sĩ. Khương Hạnh Tường dịch kinh Trung Bản Khởi, dịch luôn phẩm Đại Ái Đạo trong đó mà không biết đó là kinh cấm, là phép của Tỳ-kheo-ni rất cần phải cắt bỏ đi. Đây là một sự thô lậu lớn đáng đau xót vậy.

Hai bộ kinh này, bậc đạo sĩ hữu lực mới có thể xem, cẩn phải để tâm. còn như người khinh thường không để ý, mong các vị đồng chí với tôi kêu gọi sửa đổi điều này !

ĐỜI TẤN

Sa-môn Thích Đạo An viết

MỤC LỤC

Xem trực tuyến  từ  Phẩm 1-9
1. PHẨM TỰA
2. PHẨM THẬP NIỆM
3. PHẨM QUẢNG DIỄN
4. PHẨM ĐỆ TỨ
5. PHẨM TỲ-KHEO-NI
6. PHẨM THANH TÍN SĨ (ƯU-BÀ-TẲC)
7. PHẨM THANH TÍN NỮ (ƯU-BÀ-DI)
8. PHẨM A-TU-LA
9. PHẨM MỘT ĐỨA CON

Xem Trực tuyến từ Phẩm 10-17
10. PHẨM HỘ TÂM
11. PHẨM BẤT ĐÃI
12. PHẨM NHẬP ĐẠO
13. PHẨM LỢI DƯỠNG
14. PHẨM NGŨ GIỚI
15. PHẨM HỮU VÔ
16. PHẨM HÓA DIỆT
17. PHẨM AN-BAN (1)
-PHẨM AN-BAN (2)

Xem trực tuyến từ Phẩm 18-22
18. PHẨM TÀM QUÝ
19. PHẨM KHUYẾN THỈNH
20. PHẨM THIÊN TRI THỨC
21. PHẨM TAM BẢO
22. PHẨM CÚNG DƯỜNG

Xem Trực tuyến từ Phẩm 23- 26
23. PHẨM ĐỊA CHỦ
24. PHẨM CAO TRÀNG (1)
-PHẨM CAO TRÀNG (2)
-PHẨM CAO TRÀNG (3)
25. PHẨM TỨ ĐẾ
26. PHẨM TỨ Ý ĐOẠN (1)
- PHẨM TỨ Ý ĐOẠN (2)

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Thượng tọa THÍCH CHƠN THIỆN

Cư sĩ VÕ ĐÌNH CƯỜNG

Biên tập và sửa bản:

Cư sĩ       TRẨN TUẤN MẪN

Đại đức  THÍCH NGUYÊN THIỆN

Đại đức  THÍCH NGUYÊN THÀNH

Đại đức  THÍCH MINH TÂM

Cư  sĩ       TRẨN THANH TÚ

Sắp chữ và in 2.000 cuốn khổ 14,5 X 20, tại XN in Gia Định, số 9D Nơ Trang Long - quận Bình Thạnh - TP. Hồ Chí Minh. Giấy phép số 68/36/CXB-QLXB cấp 12/1/97. In xong và nộp lưu chiểu tháng 10/1997.

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Kinh Lăng Già Tâm Ấn
Kinh Lăng Già Tâm Ấn
Duy Ma Cật sở thuyết kinh
Duy Ma Cật sở thuyết kinh
Chư kinh tập yếu
Chư kinh tập yếu
Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni
Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni
Thắng Pháp Tập Yếu Luận tập 2
Thắng Pháp Tập Yếu Luận tập 2
Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân
Kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân
Kinh niệm Phật Ba La Mật
Kinh niệm Phật Ba La Mật
Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối diệt tội trang nghiêm thành Phật
Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối diệt tội trang nghiêm thành Phật
Trường A Hàm
Trường A Hàm
Giải thoát trong lòng bàn tay (3 tập)
Giải thoát trong lòng bàn tay (3 tập)
Toát yếu kinh Trung Bộ Tập 3
Toát yếu kinh Trung Bộ Tập 3
Toát yếu kinh Trung Bộ Tập 2
Toát yếu kinh Trung Bộ Tập 2