Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Chơi Chữ


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Chơi Chữ
  • Tác giả : Lãng Nhân
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 311
  • Nhà xuất bản : Nam Chi Tùng Thư
  • Năm xuất bản : 1970
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000009754
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

CHƠI CHỮ

LÃNG NHÂN

NAM CHÍ TÙNG THƯ

 

 KHOẢNG TRÊN DỪNG BÚT

“Nghề chơi cũng lắm công phu”, huống hồ chơi… chữ ! Chơi chữ cần có những yếu tố không phải ai cũng gom được đủ; có học đã đành, nhưng lại phải có tài.

Học có hàm-súc, mới biết dùng chữ cho rành rẽ, dùng điển cho đích đáng, khiến câu văn ít lời mà nhiều ý; tài có mẫn tiệp, mới lĩnh hội được mau lẹ những nét trội trong một cảnh huống, và diễn xuất ra một cách nhanh chóng đột ngột, hồ như là tự nhiên.

Trong văn chương ta, có nhiều lối chơi: thơ, phú, câu đối, tập Kiều, sử dụng lối nào là tùy theo tình, theo cảnh, theo cách cấu tứ mà phô diễn ra cho phù hợp với nguồn cảm hứng trong giớ phút đó của nhà văn.

Từ đầu thế kỷ đến nay, lối chơi chữ bằng Hán văn tế nhị và uyên áo dần dần trở nên thưa thớt, nhường chỗ cho lối chơi chữ bằng quốc văn, cũng tế nhị không kém, nhưng đỡ công phu hơn và ít sử dụng đến kho điển tích. Đến cái buổi mưa Âu gió Mỹ thì thi phú gặp nhiều khó khăn. Người ta chơi chữ một cách dễ dãi hơn, nhưng bao giờ cũng rí rỏm, hóm hỉnh. Là vì năng khiếu trào lộng của dân tộc là một thiên tư không bao giờ mất được: Nếu nó không diễn xuất bằng lối này, ắt nó sẽ diễn xuất bằng lối khác, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo những chất liệu mà hoàn cảnh cung cấp cho.

Loại thời sự hay được làm đầu đề cho cuộc chơi chữ, là những dịp khánh điếu. Khánh thành, ăn khao hay đưa đám, là những dịp lên tiếng phẩm bình.

Phẩm bình phần nhiều vì công nghĩa, nhưng cũng đôi khi không khỏi đi vào chỗ hẹp hòi câu chấp, hoặc quá nữa đến chổ bới móc xỏ xiên; song bao giờ cũng có ý vị về văn chương, vì nếu không có uy thế của văn chương bao trùm lời nói, lời nói sẽ thành tục tằn bỉ ổi, không còn gì lý thú.

Trong cuốn này, lẽ ra chúng tôi chỉ lục những thi văn chưa từng đăng trong các sách báo. Nhưng có nhiều thi văn tuy đã được công bố sâu rộng không kèm lời chú thích đầy đủ về trường hợp và hoàn cảnh đã làm nảy ra câu văn, khiến người đọc  khó thấy dụng tâm của tác giả, khó thưởng thức hết được chỗ tế nhị của tác phẩm. Cho nên không nề sự thấy biết ít oi, chúng tôi mạn phép theo chỗ học hỏi được mà nói ra tình tiết một đôi bài.

Lần in thứ ba này, chúng tôi theo ý số đông độc giả, xếp thành từng loại, để dễ bề tra cứu. Và cố sưu tầm thêm những cuộc chơi chữ có thú vị, vì chúng tôi cho đó là một cách chứng tỏ rằng tiếng nước nhà không có rất nhiều những lộng ngữ mà ta thường lấy  làm khoái trá khi đọc thấy trong tiếng Anh tiếng Pháp.

Nhưng chỉ hiềm Nôm na câu được câu chăng, thôi thì cũng gọi là Đỡ khi buồn bã, lại dâng một cười  (Cao Bá Nhạ - Tự tình khúc).

Nhưng đối với xã hội thì cái cười ấy là sự cởi mở, cởi mở một cách nhẹ nhàng duyên dáng. Người được cười , lại là số đông, cũng nhân đó tự giới ý cho mình và tránh những hành động có thể khiến chính mình đứng ra làm trò cười để tiếng về sau.

Đó là cái phần thưởng trả cho người đương thời đã chẳng ngại thù hằn, có khi chẳng nề nguy hiểm, làm ra thơ văn lưu lại cho chúng ta một vài tiếng cười mặn mà, chua chát.

Bởi vậy chúng tôi mới Mảnh tiên kể hết xa gần, và ước mong rằng bạn cùng chúng tôi sẽ chung một mối hoài cảm

Phấn thừa hương cũ bội phần xót xa…

Saigon, 1970

MỤC LỤC

          Khoảng trên dừng bút

 

I-                  Hoành-phi, trướng

·        Quân thần – Đại hạ - Phúc đại lai

·        Động trung xuân – Cửu thiên khế

·        Tứ vô tà – Sinh tự chi

·        Cao cư linh xá – Đại điềm quần thần

·        Sắc không không sắc

II-               Câu đối

·        Đông Tây, vắng khách

·        Ruồi đậu mâm xôi đậu

·        Đi chi đường đạo sợ cụ

·        Con ngựa đá con ngựa đá

·        Cô Miên ngủ một mình

·        Da trắng vỗ bì bạch

·        Chị thưa chị, một tiếng đùng

·        Môt mặt người bằng mười mặt của

III-            Lục bát

·        Nguyễn Trãi tự thán

·        Phan Bội Châu đêm trăng hỏi bóng

·        Ca tuyên truyền của Đông Kinh Nghĩa Thục

·        Phen này cắt tóc đi tu

·        Gửi các thầy thông ký

·        Chim họa mi

·        Vi trùng dịch tả đại nhân

IV-           Tập Kiều

·        Cái ống máng

·        Đèn cày, diều sáo, xe hơi

·        Người thông manh, mỹ nhân soi gương

·        Xe đám ma, hàng vệ sinh

·        Nỗi lòng kẻ vong quốc: trời Tây bảng lảng

·        Phan Bội Châu: Ví chăng xét tâm tình si

V-              Hát nói

·        Người tai mắt đứng trong vũ trụ

·        Vú đực

·        Vợ khuyên chồng

·        Có phải cô trang em chú Hiển

·        Số cô chưa đứng

·        Chẳng chơi cũng mất tiếng rồi

·        Ăn cháo

·        Từ lên 1 đến 15 còn trẻ nít

·        Nhân vong cầm tại

VI-           Thơ ngũ ngôn

·        Truyện ông Viên-Hộ

·        Tâm sự gái một đêm

·        Ngựa giống đã lên không

·        Mắng muỗi

·        Phong lưu tính đã quen

·        Vuo chơi non nước

·        Người hết danh không hết – Tiến sĩ là cái gì?

VII-        Thơ thất ngôn

·        Hà Nội hành

·        Long thành – La thành

·        Vườn Bách thú – Vịnh Thăng Long

·        Than nghèo – Lạc đường

·        Tôi tò mò – hội tây

·        Ra đi không hẹn được ngày về

·        Con cái ghẻ

·        Con chó – Thám hoa

·        Thơ chày

VIII-     Văn biền ngẫu

·        Thư thăm bạn

·        Xin tiền cưới vợ lẽ

·        Phú con gái thích học trò

·        Phú giặc đến nhà đàn bà phải đánh

·        Thầy đồ đi chợ

·        Phú thi hỏng

·        Phú thầy đồ học

·        Phú cảnh Tết Hà Nội

IX-           Thổ âm thổ ngữ

·        Coong thằng lằng

·        Thắng đái ngựa – Cô hàng nước

·        Viếng mộ Lê Chất

X-              Dịch ngoại ngữ

·        Tri chỉ nhi hậu hữu định

·        Nghe nói trong kinh nghĩ chuyện đùa

·        Mặc áo vân tàu mặt rỗ hoa

·        Bồ đào mỹ tửu – Lạc bạc giang hồ

·        Dương liễu

·        Các ông lính Tây bắn me Tây

·        Cơm ai thổi

·        Hotel de ville – une femme du monde

XI-           Văn thơ Việt nam hóa

·        Phán sì là củ khoai lang

·        Hên sui – tẩy chay – coong xường phá

·        Cô tây trên trại Hàng Hoa

·        Văn minh gặp buổi Lang-sa

·        …

XII-        Quốc ngữ chữ nước ta

·        Hif-Dinhf – Vode

·        Do Than

·        Cu li, cụ lý – Phi yểm thu lâm

·        Chùa Quán sứ

·        Hội đồng an dân

·        Trân trọng

·        Cam go – Nghệ sĩ

·        Chuyện trên xe điện – Vợ chồng cãi cọ

Trước khi gấp sách

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Lối về Sen nở
Lối về Sen nở
Phật giáo dưới mắt các nhà trí thức
Phật giáo dưới mắt các nhà trí thức
Giáo trình Phật Học
Giáo trình  Phật Học
Tìm hiểu Phật giáo
Tìm hiểu Phật giáo
Tâm lý Phật giáo trong Tây Du ký
Tâm lý Phật giáo trong Tây Du ký
Nghiên cứu Phật giáo Tây Vực
Nghiên cứu Phật giáo Tây Vực
Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ
Tư tưởng  Phật giáo Ấn Độ
Thơ Nguyễn Văn Tường 1824 -1886
Thơ Nguyễn Văn Tường 1824 -1886
Ra Khỏi Bóng Tối
Ra Khỏi Bóng Tối
Phật giáo nhập thế và phát triển
Phật giáo nhập thế và phát triển
Giáo dục Phật Giáo Sự Kế Thừa và Phát Huy
Giáo dục Phật Giáo  Sự Kế Thừa và Phát Huy
Đạo Phật và thế gian
Đạo Phật và thế gian