Tìm Sách

Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục >> Lịch Sử Tư Tưởng Phật Học Trung Quốc


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Lịch Sử Tư Tưởng Phật Học Trung Quốc
  • Tác giả : Lữ Trừng
  • Dịch giả : Thích Hạnh Bình
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 701
  • Nhà xuất bản : Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2013
  • Phân loại : Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục
  • MCB : 12100000012466
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

LỜI NÓI ĐẦU

        Tác phẩm Lịch Sử Tư Tưởng Phật Học Trung Quốc dịch từ nguyên tác “Trung Quốc Phật học Tư Tưởng Khái Luận” của Lữ Trừng mà độc giả đang cầm trên tay vốn là tài liệu huấn luyện phiên dịch thể loại sách học thuật tôi đã sử dụng cho lớp phiên dịch của Viện Nghiên cứu. Bản dịch Việt của tác phẩm này đã đuợc Nhóm nghiên cứu Phật học và dịch thuật Tuệ Chủng hoàn tất và chuẩn bị xuất bản.

          Cũng từ nay Nhóm nghiên cứu Phật học và dịch thuật Tuệ Chủng sẽ hợp tác với Trung Tâm Phật học Hán Truyền thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, tiếp tục công việc nghiên cứu và dịch thuật các tác phẩm thuộc chữ Hán ngành Phật học. Trung Tâm Phật học Hán Truyền sẽ chịu trách nhiệm trong việc xuất bản những công trình nghiên cứu và dịch thuật.

          Truớc mắt Trung tâm sẽ xuất bản những tác phẩm dịch mang tính học thuật, giáo khoa để đáp ứng nhu cầu tham khảo cho các sinh viên, tăng ni sinh các trường Phật học trong nước. Ngoài ra, Trung tâm sẽ mở các lớp luyện dịch Hán văn ngành Phật học, nhằm cung ứng cho công việc dịch thuật và biên tập bộ Đại Tạng Kinh trong tương lai.

         Phương pháp huấn luyện dịch của Trung tâm đòi hỏi người dịch phải hội đủ 3 phương diện: 1 . Thông thạo chữ Hán; 2. Thông thạo tiếng Việt; 3. Am tường tu tưởng các hệ phái Phật học, ngay cả tư tưởng Phật học Trung Quốc, mới có thể chuyển ngữ trọn ý nguyên bản, bản Việt ngữ sẽ lưu loát dễ hiểu. Dựa vào 3 nguyên tắc này khi tiến hành dịch phải tuân thủ ý nghĩa câu “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”, có nghĩa là dựa vào cấu trúc câu để nắm rõ ý nghĩa diễn đạt của nguyên bản, nhưng khi chuyển sang Việt ngữ phải chuyển ý đó thành câu tiếng Việt, không cố chấp vào ngôn ngữ, vì nguyên bản chữ Hán đôi khi viết ngữ pháp không chuẩn, dùng từ không chính xác, nên bản dịch cần phải điều chỉnh. Tác phẩm Lịch Sử Tư Tưởng Phật Học Trung Quốc của Lữ Trừng là sản phẩm được dịch theo phong cách này.

          Tác giả Lữ Trừng (1896-1989) là một học giả uyên thâm Phật học người Giang Tô, Trung Quốc, cùng Thái Hư đại sư (1889 – 1947) thành lập Chi Na Nội Học Viện. (Ấn Thuận là học viên của trường này thời bấy giờ). Lữ Trừng thông thạo tiếng Phạn, Tạng, Pali, Nhật, Anh, Pháp… Ban đầu ông chuyên nghiên cứu về mỹ học, nhưng sau đó chuyển sang nghiên cứu ngành Phật học. ông có nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng, riêng hai tác phẩm “Ấn Độ Phật Học Tư Tưởng Khái Luận” và “Trung Quốc Phật Học Tư Tưởng Khái Luận” là hai tác phẩm có nhiều ảnh hưởng đến giới nghiên cứu. Hai tác phẩm này có nội dung nghiên cứu tỉ mỉ sâu sắc, phương pháp nghiên cứu mới, đề xuất một số vấn đề mang tính đột phá, rất cần thiết cho giới nghiên cứu người Việt Nam tham khảo. Tác phẩm Ấn Độ Phật Học Tư Tưởng Khái Luận đã được Hòa thượng Thích Phước Sơn dịch, với tựa đề “Ấn Độ Phật Học Nguyên Lưu Lược Giảng”, xuất bản năm 2011, còn bản dịch Việt của tác phẩm Trung Quốc Phật Học Tư Tưởng Khái Luận có tựa đề Lịch Sử Tư Tưởng Phật Học Trung Quốc nay đã được Trung Tâm Phật học Hán Truyền thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam xuất bản.

          Nơi đây, xin cảm ơn anh Trần Viết Tâm, hiệu trưởng trường Đại học Quốc tế Sài gòn cùng một số Phật tử nhiệt lòng ủng hộ; xin cám ơn đạo hữu Nhị Tường đã đọc bản thảo và sửa lỗi chính tả.

Thạnh Lộc ngày 12/8/2013
Giám đốc Trung tâm Phật học Hán truyền,

TS. Thích Hạnh Bình

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

LỜI GIỚI THIỆU

DẪN LUẬN

  1. Nội dung
  2. Tư liệu
  3. Phương pháp nghiên cứu
  4. Liên quan đến những tác phẩm học thuật

Chương một – PHẬT HỌC VÀO THỜI KỲ SƠ TRUYỀN

Chương hai – KINH ĐIỂN LƯU TRUYỀN Ở TÂY VỰC ĐƯỢC PHIÊN DỊCH SANG HOA NGỮ MỘT CÁCH PHỔ BIẾN

Chương ba – NGHIÊN CỨU CÁCH LÝ LUẬN CỦA BÁT-NHÃ

  1. Tâm Vô tong
  2. Tức Sắc tông
  3. Bổn Vô Tông

Chương bốn – SỰ TÁI THỊNH HÀNH VỀ THIỀN SỐ (A TỲ ĐÀM)

Chương năm – SỰ TRUYỀN BÁ TƯ TƯỞNG ĐẠI THỪA CỦA LONG THỌ Ở QUAN HÀ

Chương sáu – HỌC THUYẾT Ở PHƯƠNG NAM VÀ PHƯƠNG BẮC

Chương bảy – CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG CỦA NAM BẮC TRIỀU

Chương tám – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TÔNG PHÁI

– TÔNG THIÊN THAI

– TAM LUẬN TÔNG

– TỪÂN TÔNG

Chương chín – SỰ LƯU TRUYỀN THIỀN HỌC CỦA PHÁI NAM VÀ BẮC TÔNG

Chương mười – SỰ THAY ĐỔI TÔN CHỈ NGHĨA HỌC PHẬT HỌC VÀO THỜI TỐNG VÀ MINH

– NIÊN ĐẠI SAO CHÉP

– KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG

– AN THẾ CAO

– CHI LÂU CA SẤM

– CHI KHIÊM

– CHU SĨ HÀNH

– TRÚC PHÁP HỘ

– NGUỒN GỐC VĂN HIẾN CỦA TỲ ĐÀM

Lời tựa của “A-tỳ-đàm tâm luận giảng yếu”

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TƯ TƯỞNG THIỀN TÔNG Ở THỜI KỲ ĐẦU

– TAM LUẬN TÔNG

Khái quát về hai học thuyết nhà Phật vào thời Tùy Đường

  1. Nguồn gốc tư tưởng Tam Luận tông
  2. Cát Tạng người khai sáng Tam Luận tông
  3. Thuyết Nhị đế của Tông bản nghĩa
  4. Phán giáo và Trung Quán
  5. Phương pháp luận quy về vô đắc
  6. Thảo luận khái quát về phương diện tư liệu
  7. Thảo luận khái quát về phương diện tư tưởng

– THIÊNTHAI TÔNG

Lược thuật về học thuyết Lưỡng tông của Phật giáo thời Tùy

  1. Nguồn gốc tư tưởng chủ yếu
  2. Quan điểm Thật tướng của Huệ Tư
  3. Quan điểm Thật tướng của Trí Khải
  4. Phán Giáo

– TÔNG TỪ ÂN

Trình bày sơ lược về học thuyết của 6 tông phái nhà Phật vào thời đại nhà Đường

  1. Huyền Trang và Phật học vào thờí kỳ đầu nhà Đường
  2. Huyền Trang du học Ấn Độ
  3. Những tác phẩm được Huyền Trang phiên dịch và truyền bá
  4. Tìm hiểu tư tưởng năm chủng tánh của tông Từ Ân
  5. Ý nghĩa ‘y và chuyển y’cùa tông Từ Ân
  6. Quan điểm giáo và quán của Tông Từ Ân
  7. Tông Từ Ân đối với sự phát triển Nhân minh
  8. Sự thịnh suy của tông Từ Ân

– HOA NGHIÊM TÔNG

Lược thuật về học thuyết của 6 tông phái

Phật giáo đời nhà Đường

  1. Nguồn gốc tư tưởng tông Hoa Nghiêm
  2. Trí Nghiễm và Hiền Thủ
  3. Giải thích và phân biệt Ngũ giáo
  4. Lục tướng và Thập huyền
  5. Lược bình

– THIỀN TÔNG

Lược thuật về học thuyết của sáu tông phái vào thời nhà Đường

  1. Nguồn gốc và sự phát triển của tư tuởng Thiền tông
  2. Các tư tưởng chính yếu của Thiền tông
  3. Thiền và cuộc sống
  4. Bình luận sơ lược

– PHẬT GIÁO THỜI TỐNG

Các sách khác thuộc Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục

Danh nhân văn hóa Phật giáo Việt Nam đương đại
Danh nhân văn hóa Phật giáo Việt Nam đương đại
Tra Am và sư Viên Thành
Tra Am và sư Viên Thành
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
Thiền Sư Tăng Hội
Thiền Sư Tăng Hội
Trí Đức Văn Lục
Trí Đức Văn Lục
Hòa THượng Tuyên Hóa Khai Thị - Quyển 1
Hòa THượng Tuyên Hóa Khai Thị - Quyển 1
Thiền sư Việt Nam
Thiền sư Việt Nam
Truyện vua A Dục
Truyện vua A Dục
Triệu Châu Ngữ Lục
Triệu Châu Ngữ Lục
Trần Nhân Tông Với Thiền Phái Trúc Lâm
Trần Nhân Tông Với Thiền Phái Trúc Lâm
Hướng về sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Hướng về sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Trưởng Lão Buddghaghosa Nhà chú giải kinh điển Pali
Trưởng Lão Buddghaghosa Nhà chú giải kinh điển Pali