Tìm Sách

Giảng Luận >> Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh
  • Tác giả : Pháp sư TỊNH KHÔNG
  • Dịch giả : Nguyên Trừng
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 359
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2002
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 12010000009987
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ KINH

Biên soạn : Pháp sư TỊNH KHÔNG

Dịch  :  NGUYÊN TRỪNG 

NXB TÔN  GIÁO

 

LỜI GIỚI THIỆU

Kinh Vô Lượng Thọ (Sukhàvati – Vyùha) là một trong 3 bộ Thánh điển chủ yếu của Tông Tịnh Độ. Kinh kể chuyện vị quốc vương Pháp Tạng xuất gia, nguyện nếu thành Phật, Ngài sẽ đưa những ai tin tưởng trì niệm danh hiệu Ngàiđến quốc độ cực lạc của Ngài. Ngài đã thành chánh quả, tứcĐức Phật A-di-dà, Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Công Đức đang chờ đón hết thảy chúng sinh đến cõi Tây phương Cực Lạc của Ngài.

Ở Trung Quốc, từ đời Hán đến đời Tống, tương truyền có 12 bản Hán dịch; sau đời Tống Nguyên, người ta xác định có 5 bản là : 1. Vô Lượng Thọ Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh do Chi-lâu-ca-sấm đời Hán dịch; 2. Di-đà Kinh do Chi Khiêm đời Ngô ( thời Tam Quốc) dịch; 3. Vô Lượng Thọ Kinh do Khương Tăng Khải đời Tào Ngụy dịch; 4. Vô Lượng Thọ Như Lai Hội do Bồ -đề Lưu Chí đời Đường dịch; 5. Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh do Pháp Hiền đời Triệu Tống dịch.

Các bản Hán dịch trên có nội dung chủ yếu giống nhau nhưng cùng có nhiều chi tiết khác nhau như cách chia chương đoạn, số mục, danh xưng chư Bồ Tát, Đại Tỳ-kheo, chúng nhân dự hội, vị trí, độ dài ngắn của các kệ tụng…điều này chứng tỏ các bản Hán  dịch không phải chỉ dựa vào một Phạn bản duy nhất và rằng có nhiều Phạn bản  và không biêt bản nào là bản nguyên gốc.

Trước kia có 3 bản kinh Vô Lượng Thọ do 3 vị Cư sĩ ở 3 thời kỳ khác nhau tập hợp các bản Hán dịch mà biên soạn lại thành một bản riêng; khởi đầu là năm 1160, Cư sĩ Vương Nhật Hưu, sau đó là Cư sĩ Bành Nhị Lâm, rồi đến Cư sĩ Ngụy Mặc Thâm.

Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giản Chú Dịch Giải” là một công trình diễn giải bằng văn Bạch Thoại, rất trong sáng, gãy gọn và căn bản về “Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh” của cư sĩ Hạ Liên Cư do Pháp sư Tịnh Không thực hiện, được đem giảng dạy cho Hội chúng cư sĩ tại Singapore và sau đó được phổ biến rộng rãi, được quần chúng Phật tử hân hoan đón nhận và tán thán.

Tại Việt Nam, “Thiền Tịnh song tu” đã từ lâu trở thành một truyền thống thực hiện giải thoát của Tăng Ni Phật tử. Nói cho cùng, tự lực hay tha lực chỉ có ranh giới rất mong manh trong ý niệm. Hướng đến Đức Phật A-di-đà là sự thể hiện, sự đáp ứng lời nguyền vô lượng từ bi, vô lượng quang minh; hướng đến Cực Lạc quốc là tiến trình đi đến cảnh giới của Pháp thân thanh tịnh mà tận cùng rốt ráo chính là cái Tâm giải thoát vậy.

Cư sĩ Nguyên Trừng là một huynh trưởng Gia Đình phật tử, suốt 50 năm gắn bó với các sinh hoạt của thanh thiếu niên Phật tử cũng như giới thiệu nghiên cứu, tu tập Phật pháp. Ngoài các bài dịch thuật, thơ, truyện ngắn…đã được in trên các tập san Phật giáo từ nhiều chục năm nay, Cư sĩ còn có một vài công trình dài hơn nhưng chưa có dịp công bố, trong đó có bản Việt dịch : “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giản Chú Dịch Giải” của Pháp sư Tịnh Không mà Cư sĩ dự định sẽ xin xuất bản. Đây là một bản dịch nghiêm túc, sáng sủa về một nội dung phù hợp và cần thiet1 cho đông đảo người tu học Phật ở Việt Nam, yếu chỉ của Tông Tịnh độ.

Tôi cảm kích sự tận tâm tận lực của Cư sĩ Nguyên Trừng đối với Phật giáo, cũng như tình cảm mà Cư sĩ dành cho tôi, nên khi Cư sĩ đề nghị tôi viết lời giới thiệu về dịch phẩm này, tôi đã không ngại ý tứ, lời văn thô thiển, xin có đôi dòng trình bày cùng chư độc giả.

 

Tịnh xá Trung Tâm, Trọng Xuân Nhâm Ngọ 2002

TT.THÍCH GIÁC TOÀN

 

 MỤC LỤC

-         Lòi giới thiệu

-         Tựa của người dịch

-         Tựa

-         Đề Kinh

-         Phẩm :

1.     PHÁP HỘI THÁNH CHÚNG

2.     ĐỨC TÔN PHỔ HIỀN

3.     ĐẠI GIÁO DUYÊN KHỞI

4.     PHÁP TẠNG NHÂN ĐỊA

5.     CHÍ TÂM TINH TẤN

6.     PHÁT ĐẠI TUỆ NGUYỆN

7.     TẤT THÀNH CHÁNH GIÁC

8.     TÍCH CÔNG LỤY ĐỨC

9.     VIÊN MÃN THÀNH TỰU

10.    GIAI NGUYỆN TÁC PHẬT

11.    QUỐC GIỚI NGHIÊM TỊNH

12.     QUANG MINH BIẾN CHIẾU

13.     THỌ CHÚNG VÔ LƯỢNG

14.     BẢO THỤ BIẾN QUỐC

15.     BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG

16.     ĐƯỜNG XÁ LÂU QUÁN

17.    TUYỀN TRÌ CÔNG ĐỨC

18.     SIÊU THẾ HY HỮU

19.    THỌ DỤNG CỤ TÚC

20.    ĐỨC PHONG HOA VŨ

21.    BẢO LIÊN PHẬT QUANG

22.    QUYẾT CHÚNG CỰC QUẢ

23.     THẬP PHƯƠNG PHẬT TẤN

24.    TAM BỐI VÃNG SANH

25.    VÃNG SANH CHÁNH NHÂN

26.    LỄ CÚNG THÍNH PHÁP

27.   CA THÁN PHẬT ĐỨC

28.    ĐẠI SĨ THẦN QUANG

29.    NGUYỆN LỰC HOẰNG THÂM

30.   BỒ TÁT TU TRÌ

31.  CHÂN THẬT CÔNG ĐỨC

32.  THỌ LẠC VÔ CỰC

33.  KHUYẾN DỤ SÁCH TẤN

34.   TÂM ĐẮC KHAI MINH

35.  TRỌC THẾ ÁC KHỔ

36.   TRÙNG TRÙNG HỐI MIỄN

37.   NHƯ BẦN ĐẮC BẢO

38.    LỄ PHẬT HIỆN QUANG

39.  TỪ THỊ THUẬT KIẾN

40.   BIÊN ĐỊA NGHI THÀNH

41.   HOẶC TẬN KIẾN PHẬT

42.   BỒ TÁT VÃNG SANH

43.  PHI THỊ TIỂU THỪA

44.  THỌ BỒ ĐỀ KÝ

45.   ĐỘC LƯU THỬ KINH

46.   CẦN TU KIÊN TRÌ

47.  PHƯỚC TUỆ THỈ KHAI

48.  VĂN KINH HOẠCH ÍCH

 

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Hương sen Vạn Đức
Hương sen Vạn Đức
7 bước yêu thương
7 bước yêu thương
Những bài giảng về HOẰNG PHÁP & TRỤ TRÌ
Những bài giảng về HOẰNG PHÁP & TRỤ TRÌ
Diệu lý Đông phương
Diệu lý Đông phương
Đại Bi Chú giảng giải
Đại Bi Chú giảng giải
Làm chủ vận mệnh
Làm chủ vận mệnh
Chứng Đạo Ca
Chứng Đạo Ca
Phật giáo nhập thế và phát triển Q2
Phật giáo nhập thế và phát triển Q2
Phật giáo nhập thế và phát triển Q1
Phật giáo nhập thế và phát triển Q1
Uyển Lăng lục Giảng giải
Uyển Lăng lục Giảng giải
Phật giáo với nhân sinh
Phật giáo với nhân sinh
Tích Truyện Đức Từ Thị Quán Thế Âm
Tích Truyện Đức Từ Thị Quán Thế Âm