Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> A Dục Vương ASOKA cuộc đời sự nghiệp


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : A Dục Vương ASOKA cuộc đời sự nghiệp
  • Tác giả : Thích Tâm Minh
  • Dịch giả : .
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 391
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo Hà Nội
  • Năm xuất bản : 2004
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000008490
  • OPAC : 8490
  • Tóm tắt :

A DỤC VƯƠNG (ASOKA)-CUỘC ĐỜI & SỰ NGHIỆP

Tác giả: Thích Tâm Minh

Nhà xuất bản Tôn Giáo

LỜI NÓI ĐẦU

   Asoka, vị hoàng đế thứ ba của vương triều Maurya Ấn Độ, là một nhân vật lịch sử đã để lại cho nhân loại nhiều bài học lớn. Cuộc đời và sự nghiệp của ông mang đậm những dấu ấn đặc biệt khiến tên tuổi của ông trở thành huyền thoại và đi vào lịch sử. Những hành vi khét tiếng tàn bạo trước lúc quy ngưỡng Phật giáo khiến ông có biệt danh Candàsóka (Asoka tàn bạo), trong khi những việc làm nhân bản ông dốc tâm thực hiện sau khi trở thành một Phật tử đã khiến ông xứng đáng với danh hiệu Dhammàsóka (Asoka nhân từ). Cũng một con người, một cuộc đời ấy nhưng Asoka mang hai tên gọi khác nhau. Tất cả đều là phản ứng tình cảm của quần chúng dành cho ông. Họ rỉ tai nhau ông là sát nhân tàn bạo nhưng rồi họ lại ca tụng ông là người đức độ nhân từ, Nhà lãnh đạo có thể không quan tâm đến suy nghĩ của quần chúng, nhưng quần chúng thì luôn tỏ ra công bằng đối với nhà lãnh đạo.

 Asoka được biết đến bởi trước hết ông là hoàng đế của một triều đại hùng mạnh và cực thịnh trong lịch sử Ấn Độ cổ đại. Asoka là vị hòang đế đầu tiên trong lịch sử nhân loại chủ trương “tự thắng mình hơn chiến thắng người khác”. Một chủ trương đã biến ông từ một con người cực ác thành một con người cực thiện và mở ra nhiều viễn cảnh an lạc lớn cho cuộc đời.

 Do bước đầu tìm hiểu về Asoka, chúng tôi không hy vọng gì hơn là cung cấp một số thông tin liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của vị hòang đế tên tuổi này để những ai quan tâm có thể xem xét và nghiên cứu vấn đề kỹ hơn. Với suy nghĩ như vậy, chúng tôi chuyển dịch các tài liệu bia ký và trụ đá Asoka ra tiếng Việt và bước đầu tìm hiểu và dẫn ra các bản kinh Phật thuộc kinh tạng Pàli mà Asoka đã nêu tân trong bia ký Bhabrù của ông. Nhưng dù đã nỗ lực rất lớn, chúng tôi hiểu rằng sai sót là điều khó tránh trong mọi công việc. Rất mong sự lượng thứ của quý độc giả cho những lỗi lầm không sao tránh khỏi ở trong tác phẩm này.

Vạn Hạnh Mùa An Cư 2546

 THÍCH TÂM MINH

  Kính đề

Mục lục

Bảng chữ viết tắt

Lời nói đầu

Dẫn nhập

CHƯƠNG I: ASOKA-NHÂN VẬT LỊCH SỬ

 I.      Dòng dõi

 II.      Sự ra đời và thời gian trước khi lên ngôi

III.      Các truyền thuyết xoay quanh sự đăng quang của Asoka

CHƯƠNG II: VƯƠNG QUỐC MAURYA  DƯỚI THỜI ASOKA

 I.      Phạm vi lãnh thổ

 II.      Tổ chúc nhà nước và hệ thống quản lý

CHƯƠNG III: CHÍNH SÁCH CỦA ASOKA

             I.      Đường lối đối nội

1. Chính sách lấy dân làm gốc

2.     Chính sách đức trị

3.     Chính sách chăm lo hạnh phúc cho dân

4.     Chính sách tôn giáo

          II.      Đường lối đối ngoại

      1. Chính sách hòa bình, độc lập dân tộc

      2.  Chính sách trao đổi và hợp tác quốc tế vì lợi ích   của các dân tộc

CHƯƠNG IV: ASOKA-VỊ HOÀNG ĐẾ PHẬT TỬ

I.      Các truyền thuyết về sự cải giáo của Asoka

II.      Sự ngưỡng mộ Phật giáo của Asoka

 III.      Những cống hiến của Asoka đối với Phật giáo

CHƯƠNG V: ASOKA-VỊ VUA CHÁNH PHÁP

 I.      Sự thực hành Chánh pháp

 II.      Tấm lòng yêu quý Chánh pháp

 III.      Công tác giảng dạy Chánh pháp

CHƯƠNG VI: GIÁO PHÁP ASOKA

                I.      Niềm đam mê học tập và khả năng nắm bắt   Phật pháp của Asoka

 II.      Phật pháp và bia ký Asoka

III.      Tư tường Phật học trong bia ký Asoka

1.     Tư tưởng tôn trọng sự sống hay thất bại

2.     Tư tưởng thiết thực hiện tại hay tinh thần thực tiễn

3.     Tư tưởng hòa bình-vô úy thí

       4.     Tư tưởng bao dung hay hộ trì chân lý

        5.     Tư tưởng sống đạo đức trong sạch để hưởng  hạnh phúc đời này và đời sau

CHƯƠNG VII: ẢNH HƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG ĐƯỜNG LỐI  TRỊ QUỐC VÀ NGOẠI GIAO CỦA ASOKA

 I.      Phật giáo hóa Asoka

 II.      Phật giáo hóa đường lối Asoka

1.     Đường lối trị quốc

2.     Đường lối đối ngoại

CHƯƠNG VIII: LỜI KẾT

Phụ lục 1: Bản dịch các bia ký và trụ đá Asoka

Phụ lục II: Bảy bản kinh Phật được đề cập trong  bia ký Bhabrù hay Bairat

Thư mục

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Công Giáo Huyền Thoại và Tội Ác
Công Giáo Huyền Thoại và Tội Ác
Quan điểm về ăn chay của đạo Phật
Quan điểm về ăn chay của đạo Phật
Tìm hiểu Phật Giáo Khất Sĩ Nam Bộ Việt nam
Tìm hiểu Phật Giáo Khất Sĩ Nam Bộ Việt nam
Tôn giáo học nhập môn
Tôn giáo học nhập môn
Lưới trời ai dệt
Lưới trời ai dệt
Nghiên cứu về Mâu Tử
Nghiên cứu về Mâu Tử
Tìm hiểu Trung Bộ Kinh tập 3
Tìm hiểu Trung Bộ Kinh tập 3
Tìm hiểu Trung Bộ Kinh tập 2
Tìm hiểu Trung Bộ Kinh tập 2
Tìm hiểu Trung Bộ Kinh tập 1
Tìm hiểu Trung Bộ Kinh tập 1
Khảo cứu về văn Học PALI (Văn học Luật tạng)
Khảo cứu về văn Học PALI (Văn học Luật tạng)
Triết học Có và Không của Phật giáo Ấn Độ
Triết học Có và Không của Phật giáo Ấn Độ
Y pháp bật y nhân
Y pháp bật y nhân