KINH PHÁP CÚ
(Dhammapada)
Tỳ-kheo THÍCH MINH CHÂU Dịch
NXB TÔN GIÁO
LỜI GIỚI THIỆU
I. VỊ TRÍ KINH PHÁP CÚ TRONG TẠNG KINH PÀLI
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) thuộc thành phần kinh tạng Pàli. Theo một phân loại. kinh Pháp Cú thuộc bộ kinh thứ 5 Khuddakanikaya ( Kinh Tiểu Bộ), thú tự thứ 2 trong 15 tập kinh thuộc Kinh Tiểu Bộ.
Theo một phân loại khác, phân loại tất cả kinh điển Pàli thành 5 Nikaya: (Dighanikaya) Kinh Trường Bộ , Kinh Trung Bộ , Kinh Bộ Tương Ưng, Kinh Bộ Tăng chi, kinh Tiểu Bộ. Kinh Tiều Bộ này gồm cả Tạng Luật, và Tạng Luận, cùng với 15 tập kinh được đề cập ở trên, và như vậy Kinh Pháp Cú thuộc vào Kinh Tiểu Bộ.
II. NGHĨA CỦA CHỮ DHAMMAPADA
Dhamma dịch là Pháp, Pada là cú ( câu ). Dhammapada là Pháp Cú như thường được dịch , tức là những câu nói vầ Pháp. Chữ Pháp có nhiều nghĩa như giáo lý Phật dạy, hay chân, thiện, tốt đẹp. Dhamma cũng có nghĩa là nguyên nhân hay năng lực đưa đến giải thoát, giác ngộ. Cuối cùng Dhamma có nghĩa là pháp, theo nghĩa các sự kiện xảy ra. Chữ pada có nghĩa là bàn chân hay bước chân, Dhammapada có thể có nghĩa là những bước chân đưa đến giác ngộ , giải thoát, đưa đến chân, thiện v.v..Chữ pada có nghĩa là câu, nên Dhammapada được giải thích là Pháp Cú, tức là những câu nói về Chánh pháp.
III. BẢN DỊCH
Không có kinh nào được dịch ra nhiều thứ tiếng như tập Dhammapada này. Hầu hết các ngôn ngữ quan trọng trên thế giới đều có bản dịch tập Dhammapada này và nhiều tác giả đã xem bộ này như là thánh thư của đạo Phật. Tại các nước theo Phật giáo Nam Tông, kinh này đã được các Sa-di học thuộc lòng. Không những 423 bài kệ trong kinh này tóm thâu tinh hoa giáo lý đức Phật, nhưng nhiều bài kệ đã trở thành những lời dạy chính đức Phật thân thuyết, và đọc những bài kệ này, chúng ta cảm thân nghe chính lời Phật dạy từ hơn 2.000 năm vang lại. Giá trị bất hủ của tập Dhammapada là ở chỗ này và chúng ta cảm thấy không cỏn sự tập trung thành nguyên văn, và quý vị sẽ thấy rõ sự cố gắng của chúng tôi, dịch hết sức sát với nguyên văn, và nhiều bài kệ có thể xem là không thêm, không bớt một chữ nào. Cho đến thứ tự của chữ Pà li, chúng tôi cũng cố gắng kính trọng đến mức tối đa. Vì đây là thể kệ chớ không phải thể thơ nên không có thi hóa trong bản dịch của chúng tôi.
IV. TÂM NGUYỆN
Dịch tập Dhammapada này ra thề kệ ngôn ngữ Việt Nam, chúng tôi chỉ có một tâm nguyện, mong sao những lời dạy này của đức Phật sẽ soi sáng dẫn đường cho mọi hành động, tâm tư, ngôn ngữ của chúng ta. Mong rắng những lời dạy này của Đức Phật đem lại an lạc hạnh phúc cho con người giúp cho con người Việt Nam thông cảm đoàn kết để xây dựng con người Việt Nam và đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta ngày càng giàu mạnh.
V. LỜI TRI ÂN
Kinh Pháp Cú in lại kỳ này được hoàn thành tốt đẹp là do sự giúp đỡ tận tình của nhiều người. Chúng tôi xin tri ân và hồi hướng công đức.
Phật lịch 2544
TP. Hổ Chí Minh ngày 22 tháng 7 năm 2009
Tỳ-kheo THÍCH MINH CHÂU
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
I. Phẩm Song Yếu
II. Phẩm Không Phóng Dật
III. Phẩm Tâm
IV. Phẩm Hoa
V. Phẩm Ngu
VI. Phẩm Hiền Trí
VII. Phẩm A-la-Hán
VIII. Phẩm Ngàn
IX. Phẩm ác
X. Phẩm Hình Phạt
XI. Phẩm Già
XII. Phẩm Tư Ngã
XIII. Phẩm Thế Gian
XIV. Phẩm Phật Đà
XV. Phẩm An lạc
XVI. Phẩm Hỷ Ái
XVII. Phẩm Phẩn Nộ
XVIII. Phẩm Cấu Uế
XIX. Phẩm Pháp Trụ
XX. Phẩm Đạo
XXI. Phẩm Tạp Lục
XXII. Phẩm Địa Ngục
XXIII. Phẩm Voi
XXIV. Phẩm Tham Ái
XXV. Phẩm Tỳ-kheo
XXVI. Phẩm Bà-la-môn
Phụ lục
Bài giảng về kinh Pháp cú