Tìm Sách

Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục >> Việt Nam Phật Giáo Sử Luận

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
  • Tác giả : Nguyễn Lang
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 526
  • Nhà xuất bản : NXB Văn Học
  • Năm xuất bản : 1992
  • Phân loại : Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục
  • MCB : 12010000009649
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 LỜI GIỚI THIỆU

Tập I bộ sách Việt Nam Phật Giáo sử luận của ông Nguyễn Lang xuất bản ở Sài Gòn năm 1973, tính đến nay đã gần chẳn hai thập kỷ(1). Sau này Bắc Nam thống nhất, nhiều bạn đọc miền Bắc hẳn đã từng có dịp tiếp xúc với công trình còn dở dang này. Nhưng không lâu sau đó, vào năm 1978, tập II được công bố ở Paris, vẫn dưới danh nghĩa nhà xuất bản củ. ngay chính tập I cũng được tác giả cho in lại, nội dung không mấy thay đổi, duy hình thức ấn loát trang nhã và hiện đại hơn. Và chỉ vào khoảng giữa cuối năm 1978 là cùng, cả hai tập sách vừa tái bản vừa in mới ấy, đã hầu như có mặt trong đời sống học thuật của giới nghiên cứu trong nước, Bắc cũng như Nam (2).

Có thể nói bộ sách đã được đón nhận nhưng một thiện cảm không phải bỗng chốc có ngay, mà nẩy nở dần dà cùng với quá trình đọc sách. Điều đó có lý do của nó. Nói về lịch sử Phật giáo thì trước Nguyễn Lang khá lâu, những tên tuổi như Trần Văn Giáp, Thích Mật Thể, bằng uy tín cá nhân, trong nghiên cứu, biên khảo, hoặc trong hành đạo, xử thế, đã cho ra đời những công trình như Le Bouddhisme en Annam dé origins au XIIIe  siefcle (3) và Việt Nam Phật giáo sử lượt (4), khiến người ta nhìn vào phải vị nể. Và trước Trần Văn Giáp, Thích Mật Thể rất lâu, cũng đã có những bộ “Thiền phả” nổi tiếng, lẻ tẻ xuất hiện trong các thế kỷ từ XIV đến XIX, như Thiền Uyển Tập Anh (5), Tam Tổ thực lục (6), Thánh đăng lục (7), Thiền uyển kế đăng lục (8), Đại Nam Thiền uyển truyền đăng lục (9)…mà những ai quan tâm nghiên cứu đều có biết đến dù ít hay nhiều. Vậy thì, trong tình hình nghèo nàn, ít ỏi, và sai lạc – vì luôn luôn bị mất mát hủy hoại – của kho tào liệu văn hóa – tôn giáo – triết học của nước nhà trong liền mấy thế kỷ nay, lại càng nghèo nàn hơn vì sự hủy hoại đáng sợ của ngót nửa thế kỷ vứa qua, như nhiều nhà nghiên cứu đã được tận mắt chứng kiến, liệu ông Nguyễn Lang có tìm thêm được điều gì mới hay không để đóng góp vào con đường mà người trước đã khai phá? Mối băn khoăn e ngại thực là chính đáng, nhưng cũng quả tình đã lần lượt được đánh tan đi, khi ta từng bước tiếp xúc với Việt Nam Phật giáo sử luận.

Trước hết, bù đắp vào sự thiếu thốn tài liệu cuốn sách của Nguyễn Lang đã biết dựa rất chắc trên từng chặn thành tựu của những công trình đã có, kể từ những cuốn Lý hoặc Luận, Tứ thập nhị chương cuối đời Hán, cho đến những cuốn sách mới xuất bản gần đây. Về phương diện này, phải thừa nhận Việt Nam Phật giáo sử luận có cái nhìn thâu tóm khá trành mạch và chuẩn xác, có thái độ tri âm, tri kỷ của người biết kế thừa, không những thế, hay còn quan trọng hơn, tác giả lại biết chọn cho mình một phương thức trình bày uyển chuyển: kết hợp giữa viết sử và bình luận lịch sử; giữa xây dựng các móc biên niên sử truyền giáo (bao gồm thế thứ các tông phái) và lần tìm ra sợi dây thống nhất bên trong kết nối các móc biên niên sử ấy lại, qua đó tạo thành dáng nét riêng, là linh hồn, bản sắc của Phật giáo Việt Nam; giữa nghiên cứu tiểu sử các nhà tu hành và đi sâu tìm hiểu tính cách con người, tư tưởng, thơ ca của họ… Bởi thế, bộ sách của Nguyễn Lang tuy không đưa ra một tài liệu gì thật đột xuất, nhưng đã đáp ứng được một trong những nhu cầu khách quan, ngày càng trở nên bức xúc của khoa học xã hội và nhân văn nước ta, trong một cố gắng chung nhằm mạnh mẽ quay về với văn hóa dân tộc. Đó là nhu cầu khám phá cặn khẽ về Phật giáo Việt Nam – một thực thể tinh thần đã tồn tại hành nghìn năm, không phải với tư cách một tôn giáo ngoại nhập, mà đã được bản địa hóa từ rất lâu, và vẫn thường xuyên được bản địa hóa, để trở thành một phần tâm linh dân tộc; không phải chỉ là một tôn giáo đơn thuần mà cao hơn hẳn thế, còn là một thành tố trọng yếu của một văn hóa tư tưởng; và không phải là một thành tố rời rạc, phiến đoạn, mà luôn hiện diện nhưng một hệ thống, có sức vận động và phát triển tự thân trong suốt tiến trình lịch sử. Nếu nói rằng Nguyễn Lang đã tìm ra được một kết cấu hợp lý cho bức tranh sống thực của lịch sử Phật Giáo Việt Nam  từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX thì cũng không có gì quá đáng, vì lẽ, dù đó đây có nhiều điểm cần phải bổ sung, thay đổi, cái kết cấu mà ông tạo dưng nên trong sách cũng đã trở thành một cái gì khách quan và ổn định, nó góp phần làm sống lại không khí cũng như diện mạo cụ thể của sinh hoạt Phật giáo qua các thời đại, đến mức ngay những bộ sách cùng đề tài triển khai sau ông, muốn tự đề xuất một hướng tìm tòi mới, khoa học hơn, xác đáng hơn, chung quy vẫn phải dựa vào kết cấu đó, đôi khi còn biến hóa vay mượn nó một cách lộ liễu.

Thực ra, nói Nguyễn Lang không đưa ra tài liệu gì mới thì cũng không đúng hẳn. Như Bl. Pascal từng lấy ví dụ về một người chơi cầu biết gieo quả cầu đúng chổ để nhấn mạnh vai trò tiên quyết của cách lựa chọn và sử dụng tài liệu trong nghiên cứu (10), ta cũng có thể nói như vậy về bộ Việt Nam Phật giáo sử luận của ông Nguyễn Lang. Mặc dù xét từ những tài liệu cốt yếu làm nền cho bộ sách, Nguyễn Lang không có nhiều những tài liệu độc đáo hơn người, nhưng ông lại tìm được nhiều tài liệu bổ trợ hiếm có, nhất là tài liệu Phật Giáo Trung Quốc liên quan đến Phật giáo Việt Nam; đặc biệt hơn nữa là ông đã biết cách làm cho tư liệu “sống dậy”. Một mặt, chúng được ông khảo xác thật tâm huyết và tỷ mỷ, như một nhà văn bản học thực thụ, nhằm đưa ra những bằng cứ có giá trị “thiết chứng”, thuyết phục được người xem. Mặc khác, ông biết nhìn ra trong tư liệu những tiếng nói riêng, những “ẩn ngôn” bất ngờ có khả năng thong báo những điều lý thú, mà người khác nhìn vào chưa hẳn đã thấy gì. Vì thế, tuy đã hơn một lần đọc các tài liệu này, ta vẫn bị ngòi bút ông lôi cuốn không thể nào cưỡng lại được, và say mê theo dõi các phát hiện của ông, từ những nhận định về vị trí đặc biệt của trung tâm văn hóa Luy Lâu so với Lạc Dương và Bành Thành, về ảnh hưởng của Thiền học Việt Nam đối với Thiền học Trung Quốc ngay từ buổi sơ khởi, thông qua Thiền sư Khưng Tăng Hội, đến các tìm tòi gợi ý về quá trình hình thành bộ sách Thiền Uyển Tập Anh, về gốc tích của Tuệ Trung Thượng sĩ (11), về địa trí đặc biệt của Pháp Loa trong Trúc Lâm tam tổ, về mối quan hệ ý nhị giữa Pháp Loa và Huyền Quang, về bước chuyển rõ rệt của Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn nhà Trần (phóng khoáng ở sơ Trần và được tổ chức hoàng bị sau khi Trần Nhân Tông nắm quyền lãng đạo Giáo hội Trúc Lâm), về ảnh hưởng của Mật tông đậm nét trở lại dưới thời Trần Anh Tông cũng như trách nhiệm của nhà Nho cố chấp Đoàn Nhữ Hài trong việc phá vỡ quan hệ hòa hỏa Chiêm – Việt mà Trần Nhân Tông đã xây dựng, về Thiền phái Tào Động và Thiền phái Lâm Tế ở Đàng ngoài và Đàng trong thế kỷ XVII… Ta cũng không thể suy nghĩ với thái độ trân trọng, trước những phân tích sâu sắc mà chuẩn mực của ông về tư tưởng Phật giáo của trần Tung, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Hương Hải Thiền sư, Thach, Liêm Thiền sư, Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh của Ngô Thì Nhậm, hay Thập giới cô hồn quốc ngữ văn của Lê Thánh Tông…

Nhờ phương pháp luận giải và chứng minh không áp đặt, cứ để cho đối tượng tự nói lên, ý kiến Nguyễn Lang thường không mấy khi làm người đọc khó chịu, dù có thể chổ này chổ khác vẫn chưa tán đồng. Ở đây, ông đã tránh được hai khuynh hướng trái ngược mà nhiều công trình nghiên cứu trước nay hay vấp: hoặc rơi vào tình trạng nói suông, bất chấp tư liệu, chỉ cốt phục sẵn một vài quan điểm nào đấy và cố chứng minh cho sự sang suốt, đúng đắn, nhìn xa trông rộng của những quan điểm ấy. Hoặc ngược lại, trích dẫn tài liệu la liệt, nhưng không có tài liệu nào ăn nhập với đối tượng cả, rốt cuộc đối tượng cũng chỉ là cái cớ cho sự phô bày các tri thức uyên bác của mình.

Bộ sách của Nguyễn Lang còn có một ưu điểm đáng quý: coi trọng vai trò của tài liệu trong luận chứng, có thái độ tỉnh táo trước hiện tượng thật giả khó phân của nhiều nguồn tư liệu, nhưng không bao giờ đi đến một thái độ cực đoan, hoài nghi của chủ nghĩa, trong khi lục vào kho tài liệu nghèo nàn, thậm chí hỗn loạn của cha ông.

Tinh thần tôn trọng sự thật ở đây hoàn toàn không bị lẫn lộn với sự phủ nhận sạch trơn di sản quá khứ. Vạch ra tất cả những ý kiến khách nhau về niên đại xuất của cuốn Lý hoặc Luận được coi là của Mâu Bác, tử Lương Khải Siêu, Hồ Thích, H. Maspero, Pelliot, đến Matsumoto Bunzaburo ( Nhật Bản)… Nguyễn Lang vẫn tìm được một giải pháp khả thủ để sử dụng cuốn sách đó nhằm soi rọi cho tình hình truyền bá đạo Phật ở Giao Châu vào thế kỷ thứ II sau công nguyên mà không làm độc giả phân vân, nghi ngờ. Hay khi duyệt lại các ý kiến phản bác quan niệm truyền thống cho rằng Thập giới cô hồn quốc ngữ văn là của Lê Thánh Tông, ông đã tìm được một hướng giải quyết tích cực: đi sâu vào nội dung cụ thể của bài văn để rút ra nét tính cách nhà Nho của chính người sáng tác. Nét tính cách này, theo Nguyễn Lang, chứng tỏ người đó rất gần gũi với Lê Thánh Tông. Những phân tích thấu đáo như trên thật có lý có tình, và rõ rành không phải là cách nêu nghịch lý cho vui của một người thiếu trách nhiệm. Thiết tưởng, trong các giá trị của một công trình nghiên cứu, cũng phải quan tâm đến giá trị ngoài ngôn bản, tức là định hướng tư tưởng của người xây dựng nên công trình. Định hướng của người viết Việt Nam Phật giáo sử luận không có gì khác hơn là cũng cố tiềm tin của bạn đọc vào các truyền thống văn hóa tốt đẹp, lâu đời của dân tộc chúng ta. Đó hiển nhiên là một định hướng chính xác.

Lẽ tự nhiên, Việt Nam Phật giáo sử luận cũng có một số nhược điểm. Nhược điểm dễ thấy nhất là việc phân bố tỷ lệ chương mục của hai tập chưa được đồng đều. Nếu xét về số trang thì tập II quá mỏng trong khi tập I lại quá dày, nhưng nếu xét về nội dung vấn đề thì dường như tập I lại có tham vọng bao quát lich sử Phật giáo cho đến thời thịnh trị của nó ( nhà Trần), hóa ra lại chưa bao quát được, phải để lại một chương cho tập II – chương XVII: “Sinh hoạt tăng đồ và cư sĩ”. Phải chăng lúc viết xong tập I, tác giả chưa có ý định viết chương này, về sau đại học lại thấy thiếu nên mới phải bổ sung? Nhưng cũng do sự bổ sung có phần vội vã nên chương này lại để lộ một nhược điểm, mà các chương khác đã không vấp phải.Ta biết rằng, chỗ mạnh của ông Nguyễn Lang là ở phương pháp phân tích tài liệu, nhưng không biết vì sao chương XVII đã bỏ qua chỗ mạnh nói trên. Ở chương này tác giả đã trình bày một cách khá tỷ mỷ về những cung cách tổ chức và sinh hoặt của các Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào thời Lý – Trần song lại không hề chỉ rõ xuất xứ tài liệu làm chỗ dựa cho lập luận của ông, khiến ta có cảm giác ở đây ông đã mượn các bộ sách Trung Quốc mà chủ yếu là Sắc tu Bách Trượng thanh quy của Đức Huy đời Nguyên để dựng lên bức tranh sinh hoặt đó. Cách làm như vậy cũng là chuyện bình thường, tuy nhiên, cần chú dẫn để người đọc khỏi ngộ nhận, mặc khác cũng cần cân nhắc thận trọng để không nẩy sinh mâu thuẫn giữa “lý thuyết” và thực tế lịch sử.

Cũng nói về chú dẫn tải liệu, thảng hoặc trong sách ta bắt gặp dấu vết của những tài liệu nghiên cứu ở miền Bắc lúc bấy giờ mà Nguyễn Lang đã tham khảo, nhưng vì lý do gì đấy không chua rõ xuất xứ (12); cũng có tài liệu ông có chua xuất xứ thì đáng tiếc, sự gián cách lại làm ông nhầm lẫn (13). Cách bố trí chương mục ở Tập II nhìn chung cũng chưa thật chặt chẽ, nên có cái gì như vừa thừa lại vừa thiếu. Chẳng hạn, tại sao lại không có một chương riêng: “Đạo Phật trong một thế kỷ đất nước thống nhất dưới triều nhà Nguyễn” mà chỉ có chương “các danh tăng triều Nguyễn”? Vì không có điều kiện sưu tầm tư liệu chăng? Hoặc giả, tại sao lại có hẳn một chương nêu lên mối quan hệ giữa Phật và Nho (xét về mặt học thuyết) dưới đầu đề “ Lý học và Phật giáo”, mà không có chương nào nêu lên mối quan hệ chắc chắn là rất mật thiết giữa một vài tông phái Phật giáo và Đạo giáo (xét về nghi thức thực hành giáo lý – chẳng hạn người mở đầu Hoàng Giang giáo phái ở Sơn Nam là Đỗ Đô, thuộc thế hệ thứ tư dòng Thiền Thảo Đường, rõ ràng là người đã kết hợp chặt chẽ Mật tông với Đạo giáo) ? Và tại sao trong chương “Lý học và Phật giáo” thì lại chỉ đề cặp đến Lê Quý Đôn (đặt ông này vào thế hệ sau thế hệ Ngô Thì Sĩ có đúng không?). Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du chứ không thêm vào dâm ba tên tuổi khác cũng có thơ văn bàn về Phật và Nho? Ngay như Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Du, tuy đều là nhà Nho thật đấy, nhưng sang tác của họ đã động trực tiếp đến vấn đề gì liên quan giữa Lý học và Phật học thì cách giải thích kể cũng chưa phải đã rõ ràng.

Tựu chung, nhận xét có thể rút ra không mấy khó khăn, là Tập II không được chuẩn bị kỷ như Tập I tuy cũng còn những mục viết sơ lược, như mục “Thiền ngữ và hình ảnh thi ca” (Chương VI), (nếu ta đối chiếu với cách D.T. Thiền và văn hóa Nhật Bản (14), hẳn sẽ nhận ra chổ còn sơ lược của Việt Nam Phật giáo sử luận), nhưng xét về tổng thể, cả tập I vẫn là một khối gắn bó vững chắc, trong khi tập II có phần lỏng lẻo hơn. Có vẻ như một số chương ở tập này chỉ mới là những cái khung được dựng sơ sài, hoặc có những cánh cửa cón để ngõ, để tác giả còn dịp bổ sung và sửa chửa khi tái bản.

Với tất cả những ưu điểm nổi bậc và những mặc còn tồn tại của nó, tôi nghĩ Việt Nam Phật giáo sử luận vẫn là một trong số rất ít công trình nghiên cứu chỉnh về Phật học Việt Nam và trong vòng 20 năm qua. Đối với người nghiên cứu chuyên sâu hay với bạn đọc rộng rãi muốn nhìn lại lịch sử Phật giáo Việt Nam, hẳn chắc đều có thể tìm thấy ở đây những gợi ý hữu ích, và một người dẫn đường đáng tin cậy.

                          Viết tại Mộng Thương thư trai mùa kết hạ 1992

                                        Gs. Nguyễn Huệ Chi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các sách khác thuộc Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục

50 năm nhìn lại phong trào Phật giáo miền nam1963-2013
50 năm nhìn lại phong trào Phật giáo miền nam1963-2013
Danh nhân văn hóa Phật giáo Việt Nam đương đại
Danh nhân văn hóa Phật giáo Việt Nam đương đại
Tra Am và sư Viên Thành
Tra Am và sư Viên Thành
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
Thiền Sư Tăng Hội
Thiền Sư Tăng Hội
Trí Đức Văn Lục
Trí Đức Văn Lục
Hòa THượng Tuyên Hóa Khai Thị - Quyển 1
Hòa THượng Tuyên Hóa Khai Thị - Quyển 1
Thiền sư Việt Nam
Thiền sư Việt Nam
Truyện vua A Dục
Truyện vua A Dục
Triệu Châu Ngữ Lục
Triệu Châu Ngữ Lục
Trần Nhân Tông Với Thiền Phái Trúc Lâm
Trần Nhân Tông Với Thiền Phái Trúc Lâm
Hướng về sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Hướng về sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông