Tìm Sách

Kinh Tạng >> Từ bi thuỷ sám pháp


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Từ bi thuỷ sám pháp
  • Tác giả : Ngộ Đạt thiền sư
  • Dịch giả : Thích Huyền Dung
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 180
  • Nhà xuất bản : Taiwan
  • Năm xuất bản : 2005
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 12010000007214
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 TỪ  BI THỦY SÁM PHÁP

Trước thuật : NGỘ ĐẠT THIỀN SƯ

Dịch giả : THÍCH HUYỀN DUNG 

 

DUYÊN KHỞI

Thiết nghĩ ngoài các kinh, luật, luận của thánh giáo phiên dịch, nhiều sách vở của hiền nhân chế tác về sau đầu do nơi sự cảm ứng mà làm ra cả. Nếu riêng từ phảm loại mà nói  thì không dễ gì kể cho hết được. Ngay như bản linh văn mà gọi là Thủy Sám, tôi xin nói rõ đến căn do.

Thuở xưa về triều vua Đường  Ý Tôn có một vị quốc sư hiệu là Ngộ Đạt, tên là Tri Huyền. Lúc chưa hiển đạt, ngài thường gặp gỡ một nhà sư ở đất Kinh Sư trong một ngôi chùa nọ, nhà sư ấy mắc bệnh ma ca la ( bệnh cùi ) ai cũng gớm., chỉ có ngài Tri Huyền là thương gần gũi hỏi han, không hề nhàm chán. Nhân khi chia tay, nhà sư vì quá cảm khích phong thái của ngài Tri Huyền mới dặn rằng:

- Sau này ông có nạn chi nên qua núi Cửu Lũng tại Bành Châu đất Tây Thục tìm tôi và nhớ trên núi ấy có hai cây tùng làm dấu chỗ tôi trú ngụ.

Sau đó ngài Ngộ Đạt quốc sư đến ở chùa An Quốc thì đạo đức của ngài thì vang khắp. Vua Ý Tôn thân hành đến pháp tịch nghe ngài giảng đạo . Nhân đó vua mới ân từ rất hậu cho ngài pháp tọa bằng gỗ trầm hương và từ đó trên đầu gối của ngài mọc mụn ghẻ tựa như mặt người, đau nhức khôn xiết! Ngài cho mời tất cả các bậc danh y, nhưng không ai chữa được. Nhân ngài nhớ lại lời dặn trước bèn đi vào núi mà tìm.

Trên đường đi trời đã mờ tối, trong khoảng âm u mây bay khói tỏa mịt mù, ngài nhìn xem bốn phía,  bỗng thấy dạng hai cây tùng ngài mới tin rằng lời ước hẹn xưa không sai. Ngài liền đến ngay chỗ đó, quả nhiên thấy lầu vàng điện ngọc lộng lẫy nguy nga, ánh quang mih chói rọi khắp nơi. Trước cửa nhà sư đang đứng chờ ngài một cách thân mật.

Nhân ở lại đêm, ngài Ngộ Đạt  mới tỏ hết tâm đau khổ của mình, nhà sư ấy nói:

- Không hề gì đâu, dưới núi này có một cái suối, sáng ngày rửa mụn ghẻ ấy sẽ khỏi ngay.

Mờ sáng hôm sau, một chú tiểu đồng dẫn ngài ra ngoài suối. Ngài vừa bụm nước lên rửa thì mụn ghẻ kêu lên:

- Đừng rửa vội. Ông học nhiều hiểu rộng đã khảo cứu các sách cổ kim mà có từng đọc đến chuyện Viên Áng, Tiều Thố chép trong bộ Tây Hán chưa?

- Tôi có đọc.

- Ông đã đọc rồi lẽ nào không biết chuyện Viên Áng giết Tiều Thố vậy. Thố bị chém ở chợ phía đông oan ức biết dường nào. Đời đời tôi tìm cách báo thù ông , song đã mười kiếp ông làm bậc cao tăng, giới luật tinh nghiêm nên tôi chưa tiện bề báo oán được. Nay vì ông đucợ nhà vua quá yêu chuộng nên khởi tâm danh lợi làm tổn giới đức, tôi mới báo thù ông được . Nay nhờ có Ca Nặc Ca tôn giả lấy nước pháp tam muội rửa oán cho tôi rồi, từ đây trở đi tôi không còn báo oán ông nữa.

Ngài Ngộ Đạt nghe qua hoảng sợ liền vội vàng bụm nước rửa mụn ghẻ làm nhức nhối tận xương tủy, chết giấc hồi lâu mới tỉnh. Khi tỉnh lại thì không thấy mụn ghẻ ấy nữa, nhân đó ngài mới thấy thánh hiền ẩn tích kẻ phàm tình không thể lường được. Ngài muốn trở nên lạy tạ vị sư, nhưng ngó ngoảnh lại thì ngôi bảo điện kia đã biến mất tự bao giờ. Vì thế ngài bèn lập một cái thảo am ngay chỗ ấy và sau trở thành một ngôi chùa. Đến năm Chí Đạo triều nhà Tống mới có sắc hiệu là “ Chí Đức Thiền Tự”. Có một vị cao tăng làm bài ký sự ghi chép việc này rõ ràng.

Khi đó ngài Ngộ Đạt nghĩ đến nỗi oan trái đã bao đời nếu không gặp thánh nhân thì do đâu khỏi được. Vì cảm niệm cái ơn tế độ lạ lùng ấy, ngài mới thuật ra pháp sám này để mai chiều lễ tụng, sau truyền bá khắp thiên hạ.

Ba quyển sám đây tức là bài văn của ngài làm ra lúc đó vậy.

Nghĩa chính của bài văn này là lấy nước Tam muội rửa sạch nghiệp oan khiên nên mới đặt tên là Thủy Sám.Lại ngài Ngộ Đạt cũng vì cảm điềm dị ứng của đức Ca Nặc Ca nên dùng tên ấy mà đặt tên cho bộ Sám văn này để đáp cái ân kia.

Nay tôi kể rõ sự thật và nêu công của tiên đức để cho những người lật bộ sám này, hoặc lễ, hoặc tụng, đều biết được sự tích của tiền hiền vì lẽ nhân quả tuy nhiều kiếp cũng không sai chạy.

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Đại Thừa Kim Cang Kinh luận
Đại Thừa Kim Cang Kinh luận
Kinh Trường A Hàm (DIRGHÀGAMA)
Kinh Trường A Hàm (DIRGHÀGAMA)
Họa Tập: Mười hai lời nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm
Họa Tập: Mười hai lời nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm
Đại Bát Niết Bàn Kinh
Đại Bát Niết Bàn Kinh
Nghi thức tụng niệm hằng ngày
Nghi thức tụng niệm hằng ngày
Kinh Lăng Nghiêm
Kinh Lăng Nghiêm
Văn cảnh sách của Tổ Qui Sơn
Văn cảnh sách của Tổ Qui Sơn