Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Tìm hiểu giáo lý Phật Giáo Nguyên Thủy


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Tìm hiểu giáo lý Phật Giáo Nguyên Thủy
  • Tác giả : Thích Hạnh Bình
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 217
  • Nhà xuất bản : NXB Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2007
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000008141
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

TÌM HIỂU GIÁO LÝ PHẬT GIÁO

NGUYÊN THỦY

THÍCH HẠNH BÌNH

Nhà Xuất Bản Phương Đông

                                                                 

LỜI GIỚI THIỆU

Tác phẩm “Tìm hiểu Giáo lý Phật giáo nguyên thủy” vốn là “Tìm hiểu Giáo lý Phật giáo nguyên thủy” trước đây, đã được xuất bản lần thứ nhất vào năm 2004, là tuyển tập những bài viết và dịch của tác giả (Hạnh Bình). Trong đó, có hai bài: “Lập trường và phương pháp nghiên cứu Phật pháp” và “Vị trí thánh điển Hoa văn đối với Phật giáo thế giới” của HT. Ấn Thuận, Taiwan. Hai bài này, với mục đích giới thiệu cho giới nghiên cứu Phật giáo người Việt chúng ta thấy được tầm quan trọng của Bộ Đại Tạng Kinh bằng chữ Hoa. Đồng thời, giới thiệu phương pháp nghiên cứu Phật học của Hòa thượng, cho nên đã đưa hai bài viết này vào tập sách này.

Tuy nhiên, trong lần tái bản, tôi tách hai bài này khỏi tác phẩm, biên tập vào một tác phẩm “Phật pháp và cuộc sống” với nội dung toàn bộ là những bài viết của Hòa thượng, đã được xuất bản lần thứ nhất tại Taiwan, sẽ tái bản ở trong nước trong thời gian gần đây.

Trong lần tái bản tập “Tìm hiểu Giáo lý Phật giáo nguyên thủy”, trừ ra hai bài vừa nêu, phần còn lại sẽ được giữ nguyên, nhưng có sửa chữa và bổ sung một vài chỗ. Đồng thời, thêm một bài mới là “Phương pháp tu tập trong A Tỳ Đạt Ma”. Bài này, vốn được đăng trên Website: www.quangduc.com

Những bài viết này, với nội dung chủ yếu tìm hiểu những vấn đề như: Giới định tuệ, nhân quả nghiệp báo, mối quan hệ giữa vô ngã và nhân quả, thế nào gọi là tu và phương pháp tu tập trong Phật giáo như thế nào? Phật pháp có liên hệ gì với cuộc sống con người? Đó là những vấn đề bản thân tôi cũng như các phật tử cùng quan tâm. Điểm đặc biệt của những bài viết này, những quan điểm tư tưởng được trình bày hoàn toàn dựa vào kinh điển, và có trích dẫn chú thích rõ ràng, chủ yếu dựa vào nguồn tư liệu của Thượng tọa bộ, ngang qua các Kinh A Hàm, Nikaya và một số luận trong hệ thống luận tạng (Abhidhamma).

Nguồn tư liệu này có vai trò lịch sử khá quan trọng cho việc tìm hiểu lịch sử phát triển tư tưởng của Phật giáo Ấn Độ. Nói cách khác nó là nguồn tư liệu cơ bản để hình thành tư tưởng các Bộ phái và ngay cả tư tưởng Phật giáo Đại thừa về sau. Đó là lý do tại sao, trong thời gian qua tôi viết bài nghiên cứu đều tập trung vào các nguồn tư liệu này. Lẽ tất nhiên công việc nghiên cứu Phật pháp của tôi không dừng lại ở đó, sẽ tiếp tục nghiên cứu đến Phật giáo Bộ phái và cuối cùng là tư tưởng Phật giáo Đại thừa. Nó chỉ là giai đoạn thứ nhất trong quá trình nghiên cứu lịch sử tư tưởng Phật giáo ở Ấn Độ của tác giả.

Hy vọng, với những suy nghĩ nhỏ nhoi trong tập sách nhỏ này, sẽ là những gợi ý cho độc giả có những sáng kiến mới cho sự nghiệp hoằng dương phật pháp, lợi lạc quần sinh.

Mặc dù đã cố gắng, nhưng không làm sao tránh khỏi những lỗi lầm. Mong độc giả, thiện hữu tri thức chỉ điểm.

 

                                                               Đầu xuân năm Đinh Hợi, 2007

                                                                                  Kính bút

                                                                            Thích Hạnh Bình

 

   MỤC LỤC

 

Lời giới thiệu

QUAN ĐIỂM TU TẬP TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

I. Dẫn luận

II. Đức Phật chỉ là bậc Đạo sư

III.Mối quan hệ giữa niềm tin và sự hiểu biết

IV.Đạo Phật đặc biệt chú trọng vai trò thấy và biết

V. Nguồn gốc của khổ đau

1.Cái không thực có ở ngoài tạo lo âu phiền muộn

2.Cái không thực có ở trong tạo lo âu phiền muộn

VI.Tu tập là gì?

VII. Bảy phương pháp đoạn trừ phiền não

1.      Phiền não do tri kiến đoạn trừ

2.      Phiền não do phòng hộ đoạn trừ

3.      Phiền não do thọ dụng đoạn trừ

4.      Phiền não do kham nhẫn đoạn trừ

5.      Phiền não do tránh né đoạn trừ

6.      Phiền não do trừ diệt đoạn trừ

7.      Phiền não do tu tập đoạn trừ

VIII.         Kết luận

NGHIỆP TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

I. Dẫn luận

II. Tinh thần và mục đích giáo dục của đức Phật

III.Thế nào gọi là nghiệp?

1.      Nội dung và ý nghĩa “Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt”

2.      Nội dung và ý nghĩa “Kinh Đại Nghiệp Phân Biệt”

IV. Sự dị biệt giữa quan điểm Nghiệp của Kỳ na giáo và Phật giáo

V. Nghiệp và vô ngã

VI. Nghiệp là nền tảng của đạo đức

1.  Học thuyết Nghiệp là định hướng xây dựng đời sống hạnh phúc cho Con người

2.  Học thuyết Nghiệp là nền tảng xây dựng xã hội lành mạnh và đạo đức

VII.  Kết luận

PHƯƠNG PHÁP TU TẬP TRONG A TỲ ĐẠT MA

I. Dẫn luận

II.Từ A Hàm phát triển thành A Tỳ Đạt Ma

1.Vị trí “Kinh A Hàm” trong thánh điển Phật giáo

2.Nguồn gốc tư tưởng A Tỳ Đạt Ma

III.Ý nghĩa của việc tu tập

IV.Giác ngộ giải thoát là mục đích của người xuất gia

1.Thân xuất gia nhưng tâm không xuất gia

2.Tâm xuất gia nhưng thân chưa xuất gia

3.Thân và tâm đều xuất gia

4.Thân và tâm không xuất gia

V. Nguyên tắc thọ dụng phẩm vật cúng dường

VI.Tu tập – Quán tứ niệm xứ

1.Quán thân

2.Quán thọ

3.Quán tâm

4.Quán pháp

VII. Kết luận

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Lối về Sen nở
Lối về Sen nở
Phật giáo dưới mắt các nhà trí thức
Phật giáo dưới mắt các nhà trí thức
Giáo trình Phật Học
Giáo trình  Phật Học
Tìm hiểu Phật giáo
Tìm hiểu Phật giáo
Tâm lý Phật giáo trong Tây Du ký
Tâm lý Phật giáo trong Tây Du ký
Nghiên cứu Phật giáo Tây Vực
Nghiên cứu Phật giáo Tây Vực
Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ
Tư tưởng  Phật giáo Ấn Độ
Thơ Nguyễn Văn Tường 1824 -1886
Thơ Nguyễn Văn Tường 1824 -1886
Ra Khỏi Bóng Tối
Ra Khỏi Bóng Tối
Phật giáo nhập thế và phát triển
Phật giáo nhập thế và phát triển
Giáo dục Phật Giáo Sự Kế Thừa và Phát Huy
Giáo dục Phật Giáo  Sự Kế Thừa và Phát Huy
Đạo Phật và thế gian
Đạo Phật và thế gian