TỊNH ĐỘ TAM KINH
VIỆT DỊCH : SA MÔN THÍCH ĐỨC NGHIỆP
NXB TÔN GIÁO
LỜI DỊCH KINH
Lý do tôi dịch ba bộ Kinh sau đây:
1. Kinh A-di-đà
2. Kinh Quán Phật Vô Lượng Thọ
3. Kinh Vô Lượng Thọ
Từ Hán văn ra Việt văn, là vì tôi thấy phần lớn các Tăng Ni và Phật tử VN thường hành trì cả ba pháp môn: Thiền, Tịnh, Mật. Song, pháp môn Tịnh Độ lại được phổ biến và bình dị hơn nhiều.
Tất cả các pháp môn tu dưỡng của đạo Phật, tôi nghĩ, đều là phương tiện nhằm đạt tới đỉnh cao giác ngộ và giải thoát. Tùy theo căn cơ và trình độ của mỗi người mà lựa chọn. Đức Phật là một Đại Lương Y, tùy bệnh mà cho thuốc. Mục đích là: Ngài chữa khỏi bệnh và mang lại sức khỏe cho mọi người. Vấn đề quan trong ở đây là: Chúng ta có chịu uống thuốc hay không, hay cứ để bệnh hoạn, thân bệnh và tâm bệnh, dày vò chúng ta mãi?
Theo tôi nhận định, tất cả các bộ kinh thuộc Tịnh Độ tông đều là thứ thuốc Bách Giải và Vạn Linh cho các khổ đa của chúng ta. Bởi vậy, ngoài lời dạy của Đức Phật trong các Kinh điển, còn có các bậc tôn đức của Việt Nam và Trung Quốc cũng đã chỉ dạy cho chúng ta về Pháp môn Tịnh độ như sau:
*Lời khuyên nhủ Tăng Ni và Phật tử của HT. Thảo Đường (VN thời Lý Thánh Tông, 1069)
Thế giới như hoa đốm không gian, thân người như giấc mộng. Tất cả sự vật đều thay đổi, không thể trông cậy. Nếu chẳng tu hành, thì phải đi theo cảnh giả dối ấy. Vì vậy, Đức Phật thương xót, xuất hiện ra đời, đem giáo pháp mà dạy bảo, khiến cho dập tắt lửa phiền não, gạn lòng tình dục, tới cảnh Niết-bàn, thoát vòng sinh tử.
Nhưng đường tu hành chẳng phải chỉ có một, nói tóm lược thì có ba: Tham Thiền, Niệm Phật và Tu Quán.
- Thiền vốn không có pháp môn cố định. Nếu không có đầy đủ căn lành, thì phần nhiều rơi vào đường ta, người ta trong đời mạt kiếp, thật khó lòng mà ngộ đạt.không có đầy đủ căn lành, thì phần nhiều rơi vào đường tà, người ta trong đời mạt kiếp, thật khó lòng mà ngộ đạt.
- Quán tâm rất tế nhị! Nếu không có trí tuệ siêu việt, thì ít ai đạt được.
- Chỉ có Pháp môn niệm Phật là dễ dàng nhất. Vì từ xưa tới nay, người trí kẻ ngu cùng tu, nam giới, nữ giới đều đi tới, muôn người không ai thất bại, Như Bốn Điều Lựa Chọn* đã chứng minh. Chủ yếu là mình phải quyết tâm, đừng ngờ là mình không đạt được. Nhưng phải luôn luôn nhớ niệm sáu chữ Hồng danh: Nam Mô A Di Đà Phật, mắt nhìn tai nghe rõ ràng cặn kẽ. Nếu không rõ ràng, thì chẳng u mê, cũng là tán loạn. Hãy mau phát tâm tinh tiến, nối lại tịnh niệm, đừng bỏ thì giờ, thì tự nhiên tịnh niệm lại nối tiếp. Nếu chưa được tiếp nối, thì tâm phải hướng về Tịnh Độ, niệm niệm phải nhớ tới Phật Di Đà, từng tấc bước chẳng rời, thì ngay đời hiện tại đã ở trong Cực Lạc, cần chi phải đợi đến sau khi chết mới cầu thần hồn về nước Cực Lạc. Có thắng lợi như vậy, tại sao chúng ta không cố gắng tiến lên? Hãy đem cái thân giả dối, sinh lão bệnh tử mấy chục năm để đổi lấy cái Pháp thân, Thường Lạc Ngã Tịnh của Đức Phật Vô Lượng Thọ, há chẳng vui sướng lắm sao! Tụng rằng:
Ba cõi không yên như nhà lửa,
Nước tám công đức vốn mát trong.
Muốn xa lìa cõi chịu đựng khổ đau,
Tâm phải hướng về quê hương An Lạc
Sáu danh hiệu Phật như bánh xe quay,
Tâm tịnh niệm thường tiếp nối.
Ai nấy đều có Phật tính Di Đà
Người hiền trí phải nên cố gắng.
Tám vạn bốn nghìn tướng rực rỡ,
Chẳng ngoài Tâm vương ta.
Tại sao phải phiền đến Đức Phật Thích Ca
Phải ấn ngón chân Ngài xuống thế giới này
Mới hiện thành Cực Lạc!
Nam Mô A Di Đà Phật!
(Kính lễ Đức Phật Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Công Đức)
Viết tại chùa Vĩnh nghiêm, TP.HCM, Việt Nam
Phật lịch 2547- 2003
Tỳ-khưu Bồ -tát giới THÍCH ĐỨC NGHIỆP
MỤC LỤC
Lời dịch kinh
Kinh A Di Đà
Kinh Quán Phật Vô Lượng Thọ
Kinh Vô Lượng Thọ (quyển trên)
Kinh Vô Lượng Thọ (quyển dưới)
Phụ lục – Nghi thức tụng kinh niệm Phật
Mục lục