Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Tìm hiểu Phật Giáo Khất Sĩ Nam Bộ Việt nam


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Tìm hiểu Phật Giáo Khất Sĩ Nam Bộ Việt nam
  • Tác giả : Thích Hạnh Thành
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 135
  • Nhà xuất bản : NXB Tổng Hợp TP. HCM
  • Năm xuất bản : 2007
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 1201000009046
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

TÌM HIỂU PHẬT GIÁO KHẤT SĨ Ở NAM BỘ VIỆT NAM

(TRONG THẾ KỶ XX)

THÍCH HẠNH THÀNH

NXB TỔNG HỢP TP.HCM

 

LỜI GIỚI THIỆU

Các hệ phái Phật giáo Khất Sĩ ở Nam Bộ ra đời trong khoảng thập niên 50 của thế kỷ XX, trong đó, Hệ phái Khất Sĩ do Tổ Sư Minh Đăng Quang khai sáng là một trong 9 hệ phái đã gia nhập, hòa hợp vào Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, tại Đại hội Phật giáo năm 1981, chùa Quán Sứ, Thủ đô Hà Nội. Cho đến nay, thì các hệ phái Khất Sĩ đã rất phát triển ở Nam Bộ, một số tỉnh ở miền Trung, và cũng truyền bá sang nước ngoài. Hiện nay, những nhà nghiên cứu về Phật giáo ở Nam Bộ, sinh viên chuyên ngành Xã Hội và Nhân văn, hướng dẫn viên trong ngành du lịch rất khó khăn trong việc tìm tài liệu về các Hệ phái Khất Sĩ ở Nam Bộ. Vì thế, tác phẩm Tìm Hiểu Phật giáo Khất Sĩ ở Nam Bộ Việt Nam (trong thế kỷ XX) do Đại Đức Thích Hạnh Thành biên soạn và cho xuất bản thật đáng được khích lệ và giới thiệu.

Đại Đức Thích Hạnh Thành sau khi tốt nghiệp cử nhân Phật học tại Học viện Phật giáo Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, đã về giảng dạy môn lịch sử Phật giáo Trung Quốc, Ấn Độ tại trường Trung cấp tỉnh Long An và một lớp giáo lý dành cho Phật tử. Trong thời gian còn là sinh viên, Đại đức đã ra công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm sử liệu, đi thực tế qua nhiều tịnh xá của các Hệ phái Phật giáo KHất Sĩ. Cho nên công trình do Đại đức biên soạn khá công phu. Ở tác phẩm này, Đại đức biên soạn khá công phu. Ở tác phẩm này, Đại đức đã trình bày khái quát về nguồn gốc, sự hình thành, phát triển và những nét văn hóa tiêu biểu của năm Hệ phái Phật giáo Khất Sĩ ở Nam Bộ.

Đây là một trong những tập sách đầu tiên nghien cứu, tìm hiểu về đề tài này một cách nghiêm túc, khoa học, thiết nghĩ sẽ là tài liệu đáng tin cậy cho các giới nghiên cứu và bạn đọc.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu tác phẩm này đến Tăng Ni và quý vị độc giả.

ĐĐ. Tiến sĩ Thích Minh Thành

Ủy viên Ban Giáo Dục Tăng Ni TƯ. GHPGVN

Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM

 

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

Mục lục

Những chữ viết tắt

PHẦN I  :HOÀN CẢNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO KHẤT SĨ  Ở NAM BỘ

          CHƯƠNG I:Bối cảnh xã hội Việt Nam và đạo Phật trước thời Phật   Giáo  Khất Sĩ ra đời

1.     Bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX đến nửa đầu thế kỷ XX

2.     Đạo Phật ở Nam Bộ trước thời Phật giáo Khất Sĩ ra đời

         CHƯƠNG II:  Các tổ chức Phật giáo Khất Sĩ

1.    Phật giáo Khất Sĩ của Đại sư Huệ Nhựt (Khất Sĩ Đại Thừa)

2.  Hệ phái Khất Sĩ của Tổ Sư Minh Đăng Quang

3.  Khất Sĩ của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng  do Hòa thượng Thiện Phước sáng lập

PHẦN II

          NHỮNG NÉT VĂN HÓA CỦA PHẬT GIÁO KHẤT SĨ

          CHƯƠNG I:   Những nét văn hóa đặc trưng của Phật giáo Khất Sĩ

1.       Về mặt giáo lý

2.       Về mặt sáng tác

3.       Về mặt giáo dục đạo đức

          CHƯƠNG II  Phật giáo Khất Sĩ trong thời đại đất nước độc lập hòa bình

1.       Phật giáo Khất sĩ trong sự nghiệp xây dựng đạo Pháp

2.       Phật giáo Khất sĩ trong sự nghiệp hội nhập và phát triển dân tộc

         KẾT LUẬN

1.       Phật giáo Khất Sĩ với Giáo Hội Phật giáo Việt Nam

2.       Phật giáo Khất sĩ với xã hội

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Công Giáo Huyền Thoại và Tội Ác
Công Giáo Huyền Thoại và Tội Ác
Quan điểm về ăn chay của đạo Phật
Quan điểm về ăn chay của đạo Phật
Tôn giáo học nhập môn
Tôn giáo học nhập môn
Lưới trời ai dệt
Lưới trời ai dệt
Nghiên cứu về Mâu Tử
Nghiên cứu về Mâu Tử
Tìm hiểu Trung Bộ Kinh tập 3
Tìm hiểu Trung Bộ Kinh tập 3
Tìm hiểu Trung Bộ Kinh tập 2
Tìm hiểu Trung Bộ Kinh tập 2
Tìm hiểu Trung Bộ Kinh tập 1
Tìm hiểu Trung Bộ Kinh tập 1
Khảo cứu về văn Học PALI (Văn học Luật tạng)
Khảo cứu về văn Học PALI (Văn học Luật tạng)
Triết học Có và Không của Phật giáo Ấn Độ
Triết học Có và Không của Phật giáo Ấn Độ
Y pháp bật y nhân
Y pháp bật y nhân
Đạo Phật xưa và nay
Đạo Phật xưa và nay