Tìm Sách

Giảng Luận >> Phật Học phổ thộng quyển 2


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Phật Học phổ thộng quyển 2
  • Tác giả : HT. Thich Thiện Hoa
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 843
  • Nhà xuất bản : Tôn Giáo
  • Năm xuất bản : 2002
  • Phân loại : Giảng Luận
  • MCB : 1201000009062
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG (QUYỂN HAI)

HT. THÍCH THIỆN HOA

NXB TÔN GIÁO

LỜI DẪN TỔNG QUÁT


Trong Phật học Phổ thông từ khóa I đến khóa IV, chúng tôi đã trình bày xong Ngũ thừa Phật giáo. Những bài viết ra đều chỉ đề cập đến những vấn đề rất cần thiết mà mọi Phật tử cần biết trong bước đầu mới nhập đạo. Với bốn khóa ấy, nếu ai chịu khó đọc kỹ cũng đã tự xây dựng được cho mình một căn bản giáo lý khá vững chắc rồi.

Từ khóa V này trở đi, bài học sẽ đi sâu dần vào giáo lý. Như trong khóa này, năm bài đầu sẽ dành riêng cho lịch sử Phật giáo, bắt đầu từ Ấn Độ đến cuộc phát triển sang Trung Hoa, rồi đến sự du nhập vào Việt Nam. Bài thứ Sáu, Bảy và Tám nói về mười Tôn phái Phật giáo ở Trung Hoa, cuối cùng, bài Chín và Mười, chúng tôi trình bày về quan niệm Phật giáo đối với hai vấn đề trọng đại của Triết học ngày nay: VŨ TRỤ QUAN và NHÂN SINH QUAN.

Xuyên qua lịch sử truyền giáo của Phật Giáo qua các thời đại và các Quốc độ, quý Phật tử cần chú ý hai đặc tính thù thắng của Đạo Phật: đặc tính phổ biến và đặc tính tùy duyên. Có phổ biến mới tùy duyên và cũng do tùy duyên càng phổ biến hơn; và tuy tùy duyên và phổ biến mà sắc thái vẫn là sắc thái riêng của Phật giáo. Biển hòa với trăm sông vì biển rộng lớn, và tuy hòa với nước của trăm sông, biển vẫn cứ là biển để trở lại cung cấp nước cho trăm sông. Chính do hai đặc tính rộng lớn này mà mỗi khi du nhập vào Quốc độ nào là thích nghi ngay được với cá tính rất sai biệt của từng dân tộc, chứ chưa hề ép buộc một dân tộc nào xây lưng sấp mặt lại với tập tục và lễ nghi cổ truyền để đồng hóa theo mình.

Riêng với nước Việt nam ta, tinh thần Phật giáo và tâm hồn dân tộc đã hòa hợp với nhau một cách kỳ diệu trong một nguồn cảm nghĩ chung từ trên hai ngàn năm nay, khắn khít nhau, gắn bó nhau như hình với bóng, như keo với sơn. Nguồn cảm nghĩ chung ấy đã, đang và sẽ còn dạt dào mãi trong dòng máu Việt, còn bàng bạc mãi trên luống đất Việt qua các biến cố thăng trầm của lịch sử Việt. Dù được thừa nhận là Quốc giáo hay không, lúc nào cũng như lúc nào, tinh thần phổ biến và tùy duyên của Phật giáo không vì sự thiên vị của thời đại hay những hình thức giả tạo bề ngoài mà ngưng thấm nhuần đời sống nội tâm của quảng đại quần chúng Việt, để cùng với quảng đại quần chúng ấy chung chia những nỗi vui buồn vinh nhục. Càng gặp bước khó khăn chung, nó lại càng tủy duyên phổ biến vào lòng đất Việt hơn, để hòa hợp với lòng dân Việt đang khao khát. Nghiễm nhiên, địa vị của Phật giáo Việt Nam là địa vị một Quốc giáo “bất thành văn”, một Đạo của dân tộc vậy.


Với vấn đề Vũ trụ quan, Nhân sinh quan, chúng ta lại bước qua một địa hạt khác, địa hạt thuần lý. Đó là một vấn đề gai góc, không những đòi hỏi một kiến thức uyên thâm, một trí lượng vô tận mà còn đòi hỏi những phương tiện ngôn ngữ diễn đạt không hạn cuộc. Vì vấn đề này, các Triết gia xưa nay đã làm chảy nhiều mực, phí nhiều giấy, tốn nhiều hơi sức, nhưng cuối cùng vẫn chưa đi đến đâu. Vì sao? Vì vũ trụ vốn vô biên không ngằn mé; đem một trí lượng hữu hạn, có ngằn mé để ức đạt thì làm sao ức đạt tới được! Đó là chưa nói đến phương tiện ngôn ngữ không thể ra ngoài giới hạn nhỏ hẹp của nó. Chính vì lý do sau mà ngay trong Phật giáo, cách lập ngôn để kiến giải Vũ trụ, Nhân sinh cũng có nhiều điểm dị đồng. Tuy các Tổ đều đồng ý nhau trên các yếu điểm đại cương chung về Vũ trụ quan, Nhân sinh quan, song Tiểu thừa giáo, Đại thừa thủy giáo, Đại thừa chung giáo, Đại thừa đốn giáo, Đại thừa viên giáo, mỗi mỗi đều diễn đạt sai khác nhau. Sư sai khác đó, phải chăng vì cái lý viên dung của chúng sanh vô biên, của vũ trụ vô cùng?

Nay trình bày lại vấn đề này, chúng tôi chọn lấy những phần tổng quát, tham vọng rất nhỏ hẹp của chúng tôi là giúp quý Phật tử có một khái niệm tối thiểu, dùng làm kim chỉ nam, dùng làm đuốc soi đường cho vấn đề mà thôi. Ngọn đuốc do chúng tôi cung ứng ở đây, ánh sáng tuy le lói, song nó là ngọn đuốc đúng đắn, chắc chắn sẽ rọi đường cho quý vị trong công việc suy tầm nghiên cứu ngày mai, khi bước vào rừng giáo lý của các Tôn phái.

Từ khóa VI trở lên, chúng tôi sẽ đi sâu vào Kinh Luận. Theo chương trình Phổ thông này, chúng tôi không chú trọng theo thứ tự như “Tứ thời phán giáo” của ngài Thiên Thai hay “Ngũ thời phán giáo” của ngài Hiền Thủ, mà chỉ chú trọng vào sự nhu cầu cần thiết của quý Phật tử trong thực tế. vấn đề nào nên biết trước, chúng tôi giải thích trước, vấn đề nào nên giải thích sau, chúng tôi để lại sau. Nếu cần phải nói đến một loại thứ tự trong chương trình học này thì đây là một loại thứ tự riêng, nhắm một mục đích rất thực tiễn là giúp quý Phật tử đạt được càng nhiều lợi ích càng hay trong việc học hỏi. Vì vậy mà chúng tôi chỉ tùy thời, tùy cơ cung ứng cho quý Phật tử một cây thang giáo lý thật sát với hoàn cảnh.

Đó là một việc làm, đòi hỏi nhiều sáng kiến, nhiều công sức, nhiều thời gian mà một số ít người không làm nổi. Vì vậy, chúng tôi tha thiết yêu cầu quý Thầy và quý Phật tử xa gần chung công góp sức giúp đỡ chúng tôi về mọi phương tiện tinh thần cũng như vật chất, để chúng tôi hoàn thành sứ mạng” “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự”.

 

Rất mong
Ban Hoằng Pháp

MỤC LỤC

KHÓA V

Bài Thứ nhứt : Lịch sử Phật giáo Ấn Ðộ

Bài Thứ  hai  : Lịch sử Phật giáo Trung Hoa

Bài thứ ba: Lịch sử Phật giáo Việt Nam (từ lúc du nhập đến hết đời Lý)

Bài thứ tư: Lịch sử Phật giáo Việt Nam ( từ nhà Trần đến các vị vua đầu nhà Nguyễn)

Bài Thứ năm: Phong trào chấn hưng Phật giáo trên thế giới và Việt Nam cận đại

Bài Thứ  sáu:  Mười tông phái ở Trung Hoa:
Luật tông
Tịnh độ tông
Thiền tông

Bài Thứ 7: Mười tông phái ở Trung Hoa (Tiếp theo):

Pháp-tướng tông
Mật tông
Thiên-thai tông

Bài Thứ 8: Mười tông phái ở Trung Hoa (Tiếp theo):

Hoa nghiêm tông
Tam luận tông
Câu-xá tông
Thành thật tông

Bài Thứ 9: Vũ- trụ-quan Phật Giáo

Bài Thứ 10:  Nhân-sinh quan Phật Giáo

KHÓA VI –VII: Đại cương kinh Lăng Nghiêm

Bài thứ nhất

A.- PHẦN DUYÊN KHỞI
B.- PHẦN CHÁNH ĐỀ
I.- Nguyên nhơn Phật nói kinh
II.- A Nan cầu Phật dạy phương pháp tu hành, lần thứ nhất.
III.- Phần lược giải:
1. Định danh và giải nghĩa tên kinh.
2. Nội dung kinh Lăng Nghiêm

Bài Thứ Hai: BẢY ĐOẠN PHẬT HỎI VỀ TÂM
Bài Thứ Ba: Anan cầu Phật dạy phương pháp tu hành, lần thứ hai
Bài Thứ Tư: A-Nan cầu Phật chỉ cái “điên đảo”
Bài Thứ Năm: A-Nan nghi: nếu “cái thấy” là mình, thì tâm này là ai?
Bài Thứ Sáu: A-nan không hiểu hỏi Phật
Bài Thứ Bảy: Hư không từ chơn tâm biến thiện
Bài Thứ Tám: Ông Phú Lâu Na hỏi Phật hai câu quan trọng

Bài Thứ Chín: Phật Dạy Chân Tâm phi tất cã tướng

Bài Thứ Mười: A Nan thuật lại chỗ mình ðã ngộ

Bài Thứ Mười Một: Ngài A Nan hỏi Phật: Trói cột ở chỗ nào và làm sao mở được

Bài Thứ Mười Một:  Ngài A Nan hỏi Phật pháp tu viên thông

Bài Thứ Mười Hai:  Phật bảo Ngài Văn Thù lựa pháp tu viên thông

Bài Thứ Mười Ba:  Phật dạy trì chú Lăng Nghiêm

Bài Thứ Mười Bốn:  10 món ma về thọ ấm, 10 món ma về tưởng ấm

Bài Thứ Mười Lăm: 10 món ma về hành ấm, 10 món ma về thức ấm

KHÓA VIII: Kinh Viên Giác

Bài Thứ 1: Chương Văn Thù

Bài Thứ 2: Chương Phổ Hiền

Bài Thứ 3: Chương Phổ Nhãn

Bài Thứ 4: Chương Kim Cang Tạng

Bài Thứ 5: Chương Di Lặc Bồ tát

Bài Thứ 6: Chương Thanh Tịnh Huệ

Bài Thứ 7: Chương Oai Ðức Tự Tại

Bài Thứ 8: Chương Biện Âm

Bài Thứ 9: Chương Tịnh Chư Nghiệp Chướng

Bài Thứ 10: Chương Phổ Giác

Bài Thứ 11  & Chương Viên Giác

Bài thứ 12 : Chương Hiền Thiện Thủ

Các sách khác thuộc Giảng Luận

Hương sen Vạn Đức
Hương sen Vạn Đức
7 bước yêu thương
7 bước yêu thương
Những bài giảng về HOẰNG PHÁP & TRỤ TRÌ
Những bài giảng về HOẰNG PHÁP & TRỤ TRÌ
Diệu lý Đông phương
Diệu lý Đông phương
Đại Bi Chú giảng giải
Đại Bi Chú giảng giải
Làm chủ vận mệnh
Làm chủ vận mệnh
Chứng Đạo Ca
Chứng Đạo Ca
Phật giáo nhập thế và phát triển Q2
Phật giáo nhập thế và phát triển Q2
Phật giáo nhập thế và phát triển Q1
Phật giáo nhập thế và phát triển Q1
Uyển Lăng lục Giảng giải
Uyển Lăng lục Giảng giải
Phật giáo với nhân sinh
Phật giáo với nhân sinh
Tích Truyện Đức Từ Thị Quán Thế Âm
Tích Truyện Đức Từ Thị Quán Thế Âm