Tìm Sách

Kinh Tạng >> Trường A Hàm


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Trường A Hàm
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : Tuệ Sỹ
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 1,007
  • Nhà xuất bản : NXB Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2008
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 12010000008983
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

Tiểu Tạng Thanh Văn

Trường A Hàm

Tuệ Sỹ dịch và chú

Gồm 2  tập

 Bản dịch Việt, Trường A hàm, được thực hiện theo bản Hán dịch Trường A hàm kinh 長阿含經, 22 quyển, do Phật-đà-da-xá 佛陀耶舍(Buddhayaśsa) tuyên đọc thuộc lòng (ám độc) bản Phạn, và Trúc Phật Niệm truyền dịch sang Hán văn.

 Về để bản, bản dịch Việt căn cứ trên ấn bản “Đại chánh Tân tu Đại tạng kinh” 大正新修大藏經, 100 tập, mỗi tập hơn 1000 trang chữ Hán cỡ 10pt. Trong đó, “A hàm bộ” gồm hai tập, 151 kinh (No.1- No.151). Trường A hàm kinh (No.1), thuộc “A hàm bộ” I, tập 1, từ trang 1-149.

 “Đại chánh Tân tu Đại tạng kinh”, từ No.2-No.25, là những bản Hán dịch lẻ tẻ các kinh thuộc Truờng A hàm. Đây là những bản kinh thuộc nhiều bộ phái khác nhau, do đó nội dung chứa đựng ít nhiều dị biệt. Trường A hàm hiện tại được phần đông các nhà nghiên cứu cho rằng thuộc Pháp tạng bộ (Dharmagupta), tức cùng bộ phái với Tứ phần luật 四分律(Đại chánh, tập 22, No.1428). Công trình Việt dịch trong hiện tại chỉ thực hiện trên bản Hán Trường A hàm (Đại chánh, No.1). Các bản Hán dịch lẻ tẻ khác (Đại chánh, No.2-151) được dùng làm tư liệu đối chiếu.

Về xử lý văn bản trong khi phiên dịch, phần lớn căn cứ công trình hiệu đính và đối chiếu của Đại chánh. Ngoài ra, tham khảo thêm các công trình hiệu đính và đối chiếu khác, trong đó chủ yếu:

- Phật quang Đại tạng kinh, A hàm bộ 佛光大藏經, 阿舍部; Phật quang xuất bản xã, Đài bắc, 1993.

- Trường A hàm kinh 長阿舍經, bản dịch bạch thoại, Thích Ngộ Từ (Shi Wu Ci) 釋悟慈; Đài nam, 1997.

- “Kokuyaku-issaikyoâ”,A-gom-bu,Choâ-a-gon-kyoâ,國譯一切經阿舍部, 長阿經, bản dịch tiếng Nhật của Shin-Ô Iwano 岩  野真雄; Tokyo 1969.

 Giữa các ấn bản có những điểm khác nhau, bản Việt sẽ lựa chọn hoặc hiệu đính theo nhận thức của người dịch.

Trong bản Hán, nếu chỗ nào xét thấy văn dịch hay từ ngữ không phù hợp với giáo nghĩa truyền thống phổ biến, người dịch sẽ tham khảo các Kinh, Luật, Luận cần thiết để hiệu chính. Những hiệu chính này được giải thích ở phần cước chú.

 Bản Hán dịch thực hiện căn cứ trên sự truyền khẩu. Do đó những từ phát âm tương tự dễ đưa đến ngộ nhận, như sam Pāli hay sama và samyak; cala và jala; muti và muṭṭhi,v.v…

Trong những trường hợp này, người dịch sẽ tham chiếu các kinh tương đương, các bản Hán biệt dịch, suy đoán tự dạng nguyên thủy có thể có trong Phạn bản để hiệu chính. Những hiệu chính này đều được ghi ở phần cước chú.

 Do các truyền bản khác nhau giữa các bộ phái, để có nhận thức về giáo nghĩa nguyên thuỷ, chung cho tất cả, cần có những nghiên cứu đối chiếu sâu rộng. Công việc này ngoài khả năng hiện tại của các dịch giả. Tuy nhiên, trong trường hợp có thể, những điểm dị biệt giữa các truyền bản sẽ được ghi nhận và đối chiếu. Những ghi nhận này được nêu ở phần cước chú.

 Bản Hán dịch được phân thành 22 quyển. Bản dịch Việt không chia số quyển như vậy, nhưng sẽ ghi ở phần cước chú mỗi khi bắt đầu một quyển khác.

Nội dung bản Hán dịch được xếp thành bốn phần, mỗi phần   gồm số kinh nhiều ít khác nhau. Bản dịch Việt giữ nguyên sự phân chia này.

Các bản Hán biệt dịch được dùng làm tài liệu tham chiếu đều là các ấn bản của Đại chánh Đại tạng kinh. Số quyển được dẫn sẽ ghi là “Đại” theo sau là số La-mã chỉ  thứ tự số quyển. Thí dụ: Đại XXII, nghĩa là, Đại chánh Tân tu Đại tạng kinh, tập thứ 22. Mặc dù ấn bản Đại tạng này được tái bản nhiều lần, với nhiều nhà xuất bản khác nhau, nhưng số quyển và số trang mỗi quyển được xem là cố định. Do đó, trong các trích dẫn không cần thiết ghi năm và nơi  tái bản.

Mỗi trang của ấn bản Đại chánh chia làm ba phần. Trong trích dẫn, các phần này được ghi là a, b, và c ngay sau số trang. Trường hợp cần thiết, có thể ghi cả số dòng. Thí dụ: Đại X, tr.125b, hay Đại X, tr,125b24.

Vì lý do phải thường xuyên di chuyển trú xứ, mà khi di chuyển không thể mang theo các tài liệu cần thiết, do đó, khi tham chiếu các bản Pāli tương đương, người dịch đã phải sử dụng nhiều ấn bản Pāli khác nhau. Chủ yếu là ấn bản Latinh, ấn bản Devanagari, và bản CD Rom. Số trang, số đoạn các bản không đồng nhất. Do đó các trích dẫn Pāli đối chiếu thường không thống nhất. Khi nào điều kiện thuận tiện, hoàn cảnh cho phép, những sự bất nhất này sẽ phải được chỉnh lý cho thống nhất.

 Phần lớn các từ Phật học trong bản Hán dịch này không phổ biến. Do đó có thể gây khó khăn cho việc đọc và nghiên cứu. Trong các trường hợp như vậy, tuy vẫn giữ nguyên dịch ngữ của bản Hán, nhưng dịch ngữ tương đương thông dụng hơn sẽ được ghi trong phần cước chú. Trong trường hợp có thể, sẽ ghi luôn dịch giả của những dịch ngữ này và xuất xứ của chúng từ bản dịch nào để tiện việc tham khảo.

Theo thói quen, trong các bản dịch Việt từ Hán văn, những từ   phiên âm tiếng Phạn đều được viết hoa, không phân biệt từ riêng hay từ chung. Thí dụ, do trang phục dị biệt, trong Hán văn không từ nào chính xác tương đương với uttarāsaṅga của tiếng Phạn, nên phần lớn được phiên âm là uất-đa-la-tăng, và trong các bản dịch Việt, từ phiên âm này luôn luôn viết hoa. Bản dịch Việt Trường A hàm sẽ cố gắng chuẩn hóa cách viết các từ , phiên âm, cũng như các từ dịch nghĩa, để có thể phân biệt từ riêng và từ chung.

-         Vì tiếng Phạn là ngôn ngữ đa âm tiết, trong khi Hán là ngôn ngữ đơn âm. Để phiên âm một tiếng Phạn, cần nhiều từ Hán. Những từ Hán phiên âm này sẽ được liên kết nhau bằng dấu nối. Thí dụ: Xá-lợi-phất, là phiên âm của một từ tiếng Phạn: Śāriputra (Skt) hay Sāriputta (Pāli). Nhưng nếu viết Xá-lợi Tử, đó là hai từ ghép với nhau, một từ phiên âm, và một từ dịch nghĩa. Sự phân biệt này rất cần thiết để tránh nhầm lẫn đã xảy ra như từ đàn việt, được giải thích là bố thí để siêu việt tam giới, do nhận thức rằng từ này ghép một phiên âm Phạn của dāna (bố thí) và một từ nghĩa Hán. Thực tế, nếu đàn-việt được viết với dấu nối, nhất định đó là phiên âm của dāna-pati (thí chủ).

-         Những từ phiên âm, nếu là từ riêng, không phân biệt nhân danh hay địa danh, đều được viết với chữ hoa ở đầu. Các chữ tiếp theo đều viết thường và liên kết với nhau bằng dấu nối. Nếu tên riêng do ghép nhiều từ Phạn, mỗi từ bắt đầu bằng chữ hoa ở phiên âm. Thí dụ: Ni-kiền-đà Nhã-đề Tử, cách viết cho thấy có ba từ Phạn ghép lại với nhau: Nirgrantha-Jñai-putra.

-         Những tên riêng được dịch nghĩa, nếu là địa danh, chỉ chữ đầu được viết hoa, và không có dấu nối. Thí dụ: Vương xá thành. Nhưng nếu là tên người, tất cả đều viết hoa, không có dấu nối. Thí dụ: Khánh Hỷ.

 Cuối cùng là các sách dẫn. Sách dẫn chủ yếu lá các từ Hán, bao gồm danh từ Phật học, nhân danh và địa danh. Một số từ không phải là thuật ngữ, nhưng trong Hán dịch tối nghĩa, cần suy đoán nguyên hình tiếng Phạn để xác định ngữ nghĩa. Những từ này cũng được liệt kê trong bảng sách dẫn.

Một số câu dịch Hán văn tối nghĩa, cần đối chiếu Pāli để suy đoán cú pháp Phạn bản, tìm ý nghĩa gần chính xác để chuyển thành Việt ngữ. Một số câu như vậy cũng được liệt kê trong phần sách dẫn các từ Hán.

 Mỗi từ Hán trong bảng sách dẫn đều có phụ chú Pāli và Sanskrit để tiện việc tham chiếu.

Tài liệu đối chiếu chủ yếu là Pāli, nếu có phụ chú Skt. thì phần lớn là suy đoán. Vì vậy, ở đây chỉ đưa ra một sách dẫn Pāli, xem như bổ túc cho sách dẫn từ Hán dịch.

Quảng Hương Già-lam

Mùa an cư, Pl. 2543

 Tuệ - Sỹ  Cẩn Chí

 

I. Giới Thiệu

II. Mục Lục

III. Toát yếu nội dung các kinh Trường A Hàm

01. Kinh Ðại Bản

02. Kinh Du Hành.

03. Kinh Ðiển Tôn

04. Kinh Xà-Ni-Sa

Phần II

05. Kinh Tiểu Duyên.

06. Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Tu Hành.

07. Kinh Tệ-Tú

08. Kinh Tán-Ðà-Na.

09. Kinh Chúng Tập.

10. Kinh Thập Thượng.

11. Kinh Tăng Nhất

12. Kinh Tam Tụ

13. Kinh Ðại Duyên Phương Tiện.

14. Kinh Thích Ðề Hoàn Nhân Vấn.

15. A-Nậu-Di.

16. Kinh Thiện Sanh.

17. Kinh Thanh Tịnh.

18. Kinh Tự Hoan Hỉ.

19. Kinh Ðại Hội.

Phần III

20. Kinh A-Ma-Trú.

21. Kinh Phạm Ðộng.

22. Kinh Chủng Ðức.

23. Kinh Cửu-La-Ðàn-Ðầu.

24. Kinh Kiên Cố.

25. Kinh Lõa Hình Phạm Trí.

26. Kinh Tam Minh.

27. Kinh Sa-Môn-Quả.

28. Kinh Bố-Tra-Bà-Lâu.

29. Kinh Lộ Già.

Phần IV

30. Kinh Thế Ký

Phẩm 01: Diệm Phù Ðề.

Phẩm 02: Uất-Ðan-Viết.

Phẩm 03: Chuyến Luân Thánh Vương.

Phẩm 04: Ðịa Ngục.

Phẩm 05: Long Ðiểu.

Phẩm 06: A-Tu-Luân.

Phẩm 07. Tứ Thiên Vương.

Phẩm 08: Ðao-Lợi Thiên.

Phẩm 09: Tam Tai.

Phẩm 10: Chiến Ðấu.

Phẩm 11: Ba Trung Kiếp.

Phẩm 12: Thế Bản Duyên.

IV. Thư mục đối chiếu Trường A Hàm - DIGHANIKAYA và Hán dịch đơn hành bản

V. Danh mục pháp số

Một
Hai
Ba
Bốn
Năm
Sáu
Bảy
Tám
Chín
Mười

VI. Từ Vựng Pali Hán Việt

Sách dẩn Trường A Hàm Hán - Pali - Sanskrit

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Đại Thừa Kim Cang Kinh luận
Đại Thừa Kim Cang Kinh luận
Kinh Trường A Hàm (DIRGHÀGAMA)
Kinh Trường A Hàm (DIRGHÀGAMA)
Họa Tập: Mười hai lời nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm
Họa Tập: Mười hai lời nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm
Đại Bát Niết Bàn Kinh
Đại Bát Niết Bàn Kinh
Nghi thức tụng niệm hằng ngày
Nghi thức tụng niệm hằng ngày
Kinh Lăng Nghiêm
Kinh Lăng Nghiêm
Văn cảnh sách của Tổ Qui Sơn
Văn cảnh sách của Tổ Qui Sơn