Tìm Sách

Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục >> Đức Phật và dòng sử Việt


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Đức Phật và dòng sử Việt
  • Tác giả : Đức Nhuận
  • Dịch giả :
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 751
  • Nhà xuất bản : NXB Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2009
  • Phân loại : Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục
  • MCB : 12010000008703
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

ĐỨC PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT

 ĐỨC NHUẬN

NXB PHƯƠNG ĐÔNG

 

LỜI MỞ ĐẦU

…Ngay từ buổi bình minh tự chủ của dân tộc, Đạo Phật đã có những mối liên hệ thắm thiết đến sự tồn vong của dòng sinh mệnh Việt Nam. Dân tộc Việt Nam, về nhân chủng, có nguồn gốc Mélanesien và Indodesien cùng với các nước Đông Nam Á láng giềng trực tiếp thu nhận tinh hoa Đạo Phật vốn có chung một truyền thống sinh hoạt văn hóa “nông nghiệp thảo mộc”. – Một nền VĂN HÓA NHÂN BẢN bao dung, trí tuệ khai phóng. Đượm sắc thái hiếu sinh, hiếu hòa, giải thoát.

Và như chúng ta đã biết, khi giáo lý Giác Ngộ, Giải thoát, và Tự chủ của Đạo Phật được truyền vào Việt Nam thì người Việt đã rất nồng nhiệt hân hoan đón nhận một cách chân tình, coi đó là Mạch Sống Của Dân Tộc, hợp với lối sống tình cảm, tâm linh, đạo đức, suy tư và hành xử của người bản địa.

Do những nhân duyên hội ngộ ấy, Đạo Phật có mặt tại Việt Nam, với chiều sâu và bề dày lịch sử trải qua 20 thế kỷ, đã cùng với dân tộc phấn đấu giành quyền cho một nước Việt Nam tự chủ, độc lập; đã gây dựng nên một nếp sống “dân phong quốc tục”đẹp, làm vẻ vang cho nòi giống Việt.Xuyên qua những đóng góp cho công cuộc dựng nước và giữ nước của Đạo Phật Việt, kể từ các Vương triều: Tiền và Hậu Lý Nam Đế (542-603) mở nền tự chủ cho nước nhà , đến nhà Đinh (968-980) và Tiền Lê (980-1009), Đạo Phật mặc nhiên được triều đình công nhận coi là quốc giáo của toàn dân; sang nhà Lý (1010-1225)và tiếp theo nhà Trần (1225-1400), Đạo Phật lại càng được phát triển mạnh trong đời sống xã hội…đồng thời mở mang trên khắp  mặt sinh hoạt quốc gia, đem an lành hạnh phúc đến với toàn dân; thương yêu tràn ngập…thì đồng thời nền văn hóa Đại Việt cũng vươn lên tuyệt đỉnh vinh quang!

Với những cảm nghĩ và sự thật lịch sử như đã trình bày,  tôi mạo muội đặt tên cho tập tiểu luận: ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT, xin thân tặng toàn thể Phật giáo đồ, những người biết thương yêu tổ quốc Việt Nam và phụng sự chính pháp.

Mùa Sen nở, Phật đản 2527 – TL 1984

Trí Tạng – THÍCH ĐỨC NHUẬN

 

MỤC LỤC

·        Lời nhà xuất bàn

·        Lời mở đầu

·        Đạo Phật Việt thế kỷ thứ nhất và thời kỳ Bắc thuộc (111 TTL – 542 TL)

·        Công nghiệp dựng nước thời đại Tiền và hậu Lý Nam Đế thế kỷ VI (TL 524 – 602)

·        Cuộc chống quân xâm lăng nhà Nam Hán của Ngô Quyền (939 – 967)

·        Đạo Phật thời kỳ tự chủ nhà Đinh (968 – 980) và Tiền Lê (981 – 1009)

·        Những đóng góp to lớn của đạo Phật cho dân tộc dưới triều Lý (1010- 1225)

·        Đạo Phật đời nhà Trần (1225-1400)

·        Vua Trần Nhân Tông, đệ nhất tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (1258-1308)

·        Đệ nhị tổ Tôn Giả Pháp Loa (1284-1330)

·        Đệ Tam tổ Tôn giả Huyền Quang (1254-1334)

·        Khóa Hư lục, một kiệt tác phẩm của nền văn học dân tộc Việt, thế ỷ XIII

·        Đạo Phật từ hậu bán thế kỷ XVII đến hậu bán thế kỷ XX

·        Cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam chống chính thể độc tài Ngô Đình Diệm, 1963.

 

Các sách khác thuộc Lịch sử - Tiểu sử - Ngữ Lục

50 năm nhìn lại phong trào Phật giáo miền nam1963-2013
50 năm nhìn lại phong trào Phật giáo miền nam1963-2013
Danh nhân văn hóa Phật giáo Việt Nam đương đại
Danh nhân văn hóa Phật giáo Việt Nam đương đại
Tra Am và sư Viên Thành
Tra Am và sư Viên Thành
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
Thiền Sư Tăng Hội
Thiền Sư Tăng Hội
Trí Đức Văn Lục
Trí Đức Văn Lục
Hòa THượng Tuyên Hóa Khai Thị - Quyển 1
Hòa THượng Tuyên Hóa Khai Thị - Quyển 1
Thiền sư Việt Nam
Thiền sư Việt Nam
Truyện vua A Dục
Truyện vua A Dục
Triệu Châu Ngữ Lục
Triệu Châu Ngữ Lục
Trần Nhân Tông Với Thiền Phái Trúc Lâm
Trần Nhân Tông Với Thiền Phái Trúc Lâm
Hướng về sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông
Hướng về sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông