Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ
  • Tác giả : Edward Conze
  • Dịch giả : Hạnh Viên
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 451
  • Nhà xuất bản : NXB Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2011
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 1201000009414
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Ba giai kỳ triết học Phật giáo

EDWARD CONZE – HẠNH VIÊN dịch

NXB PHƯƠNG ĐÔNG

GIỚI THIỆU

Tư tưởng  Phật giáo Ấn Độ (Buddhiist Thought in India) là công trình biên khảo công phu của Edward Conze, được xuất bản năm 1962. Trong gần 500 trang sách ông đã dựng lại toàn bộ  dòng phát triền tư tưởng Phật giáo của hầu hết  các tông phái ở Ấn Độ, trải qua bai giai kỳ phát triển  triết học, từ Phật giáo sơ kỳ đến Phật giáo thời phân chia bộ phái, và cuối cùng là Phật giáo phát triển của Đại thừa, Một  tập đại thành vô số tài liệu quý liên quan đến hầu hết các bộ phận Phật giáo chủ yếu, được sưu tập và phân tích theo tiêu chuẩn học thuật hàn lâm, được nhận định và rình bày với tinh thần trách nhiệm  và thẩm quyền đương nhiên của chính tác giả.

Edward Conze là một tên tuổi không xa lạ với độc giả học Phật VN. Ông là một học giả nổi tiếng trong giới Phật học Tây Phương . Phó chủ tịch Hội Phật giáo Anh quốc, và hơn hết, là một nhà thực chứng tu trì thiền định không khoát áo tu sĩ.

Eberhart (Edward) Julius Dietrich Conze, người Anh gốc Anglo – Đức, ra đời năm 1904 khhi cha ông đang là Phó Lãnh sự Đức tại Anh quốc. Conze thuộc một gia đỉnh hỗn hợp ba chủng tộc Đức-Pháp-Hà Lan. Ông được hưởng nền giáo dục của nhiều trường đại học Đức, và với khả năng ngoại ngữ thiên phú, ở độ tuổi 24, ông đã thành thạo 14 thứ tiếng kể cả cổ ngữ Sanskrit. Có lẽ ông là nhà biên kịch  tiên phong nổi tiếng nhất về kinh điển Phật giáo ở Tây phương.

Năm 1933, ông trở lại Anh quốc, phục hồi quốc tịch Anh để dự phòng. Bấy giờ ở tuổi 29, ông gần như vô sản và chưa có sự nghiệp gì. Ông kiếm sống bằng việc dạy tiếng Đức. theo các lớp  học buổi tối, và trở thành đảng viên đảng Lao động Anh. Ở đây ông đã gặp gỡ nhiều nhân vật sáng giá  và giới trí thức trong phong trào Lao động Anh, nhưng đã không có ấn tượng gì. Ông hoạt động rất tích cực trong phong trào XHCN ở Anh, diễn thuyết , viết sách, báo, cho đến khi cuối cùng vỡ mộng về các hoạt động chính trị. Năm 35 tuổi ông trải qua cuộc khủng hoảng trí thức và sụp đổ tinh thần toàn diện. Đến cả hôn nhân cũng bất thành. Trong hồi ký ông đã thú nhận: “tôi là một trong những người bất hạnh đó, những người không thể sống với phụ nữ mà cũng không thể sống thiếu họ”.

Khi chiến tranh kết thức, ông chuyển về Oxford và tái lập gia đình. Năm 1951 ông xuất bản cuốn  “Buddhism: Its Essence and Development”. Một tác phẩm thành công vang dội, được dịch ra nhiều thứ tiếng và đến tận nay vẫn còn hữu dụng.

Trong hai thập niên 60 và 70, ông thường xuyên được mời diễn thuyết  khắp các trường đại học Hoa Kỳ, rất quen thuộc trong giới nghiên cứu Phật học và sinh viên Mỹ. Tuy nhiên bản tính bộc trực rất hay nói thẳng, ông vấp nhiều sự phản đối  của giới thẩm quyền đại học ở Mỹ, kề cả một số đồng nghiệp, nên cuối cùng ông rời Hoa Kỳ trở về Anh quốc.

Ông mất tại quê nhà  ở Sherborne, Dorset ngày 24.9.1979, để lại một di sản  học thuật phong phú ít người sánh kịp, mà sau đây là  một số tác phẩm tiêu biểu:

1.     Buddhist Meditation, 1956. Cũng như Cầu nguyện trong đời sống một tín đồ Cơ Đốc giáo, thiền định là  trọng tâm đòi sống Phật giáo . Tác phẩm giải thích ý nghĩa và mục tiêu của thiền định.

2.     Buddhist: Its Essence and Development, 1959. Tìm hiểu các học thuyết, phương pháp hành trì và nền văn học  phát triển trong trường phái  Phật giáo như là kết quả  của những cách tiếp cận tuy khác nhau, nhưng cùng hướng về một mục tiêu: đi tìm phước lạc, chân thật.

3.     Buddhitst Scriptures, 1959. Sưu tập và biên khảo về ba tác phẩm Phật giáo: Tử thư Tây Tạng, Milinda vấn đạo, Kinh Pháp cú.

4.     The Prajnaparamita Literature, 1960.

5.     Buddhist Texts through the Ages, 1964. Hợp tuyển độc nhất các kinh văn ghi dấu dòng phát triển Phật giáo qua các thời đại, với các bản dịch từ văn tịch gốc Pali, Sanskrit, Tây Tạng, Hán và Nhật ngữ.

6.     Buddhist Thought in India, 1962 & 1967. Khảo luận về lịch sử tư tưởng Phật giáo qua 3 giai kỳ phát triền triết học…

7.     Thirty Years of Buddhist Study. Selected Essays1967.

8.     On Indian Mahayana Buddhism, đồng tác giả với D.T Suzuki. 1968.

9.     The Perfection of Wisdom in Eight Thousand Lines and Its VerseSummary ( Bát-nhã Bát thiên tụng) 1973.

10.   The Perfection of Wisdom, 1973 [Bản dịch kinh Bát-nhã ba-la-mật]

11.    Short History of Buddhism, 1980. Lược sử về mọi khía cạnh chủ yếu trong 2500 năm phát triển Phật giáo từ Tiểu thừa, Đại thừa, Mật giáo, Thiền tông…

12.    The Lage Sutra on Perfect Wisdom( with the divisions of Abhisamayalankara) [bản dịch kinh Đại phẩm Bát nhã]

13.  Perfect Wisdom: The Short Prajnaparamita Texts– Đại Bát- nhã là một hợp tuyển gồm 40 kinh, được biên soạn trong khoảng thời gian từ năm 100 ttl- 600 stl, gồm hai loại là các văn bản dài (quảng bản) và ngắn (lược bản). Đây là bản dịch các kinh ngắn, bao gồm cả một số bộ nổi tiếng như Tâm Kinh Bát nhã, kinh Kim Cang

14. The Buddhist Wisdom Books: the “Diamond Sutra” and the “ HeartSutra” [ bản dịch kinh Kim cang và Tâm kinh Bát nhã]

15.   Prajnaparamita and Related Systems: Study in honor of E.Conze, đồng biên soạn: Lewis Lancaster, Luis O Gómez và E.Conze, 1977.

16.   The Memoirs of a Modern Gnostic[tụ truyện] 1979.

                                                            Quảng Hương Già Lam

                                                               Mùa An cư PL. 2551

                                                                      Hạnh Viên

 

MỤC LỤC

PHẦN I: PHẬT GIÁO SƠ KỲ

CHƯƠNG:

1.     CÁC NGẦM ĐỊNH

2.     VẤN ĐỀ “PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

3.     BA PHÁP ÁN VÀ CÁC ĐẢO KIẾN

4.     NĂM THIỆN CĂN

5.     NHỮNG GIAI VỊ CUỐI CÙNG CỦA GIẢI THOÁT

6.     VUN BỒI ĐẠI BI TÂM

7.     PHÁP VÀ VẠN PHÁP

8.     UẨN, XỨ VÀ GIỚI

 

PHẦN II

CHƯƠNG:

1.     SỰ PHÂN HÓA BỘ PHÁI

2.     TRANH LUẬN GIÁO NGHĨA

3.     VÔ VI VÀ TIẾN TRÌNH GIẢI THOÁT

4.     MỘT SỐ VẤN ĐỀ ABHIDHARMA

 

PHẦN III

CHƯƠNG:

1.     GIÁO NGHĨA CĂN BẢN CỦA ĐẠI THỪA

2.     TRUNG QUÁN

3.     DU-GIÀ HÀNH TÔNG

4.     NHÂN MINH LUẬN

5.     MẬT TÔNG

Bảng viết tắt

Phụ lục từ vựng Pali / Phạn / Việt-Hán- [Anh]

Sách dẫn

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Ngày lễ hội truyền thống
Ngày lễ hội truyền thống
Những vấn đề lí luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam
Những vấn đề lí luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam
Pháp cú Nam tông
Pháp cú Nam tông
Các vấn đề Phật Học
Các vấn đề Phật Học
Phật giáo & Nữ giới - Nữ giới & Phật giáo
Phật giáo & Nữ giới - Nữ giới & Phật giáo
Huyết Hoa
Huyết Hoa
Thương đế thiên nhiên người tôi và ta
Thương đế thiên nhiên người tôi và ta
Hiểu về trái tim
Hiểu về trái tim
Đô thị cổ Hội An - Hội thảo Quốc tế tại Đà Nẵng
Đô thị cổ Hội An - Hội thảo Quốc tế tại Đà Nẵng
Năng đoạn Kim Cương
Năng đoạn Kim Cương
Phật Giáo Nhật Bản
Phật Giáo Nhật Bản
Tư tưởng kinh Pháp Hoa
Tư tưởng kinh Pháp Hoa