Tìm Sách

Nghiên Cứu - Khảo Luận >> Hương Hoa Vườn Giáo Pháp

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Hương Hoa Vườn Giáo Pháp
  • Tác giả : Pháp Sư Đạo Thế
  • Dịch giả : Ban Dịch Thuật Hán Tạng Pháp Âm
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 640
  • Nhà xuất bản : NXB Phương Đông
  • Năm xuất bản : 2011
  • Phân loại : Nghiên Cứu - Khảo Luận
  • MCB : 12010000009945
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

GIỚI THIỆU

Pháp uyên châu lâm một trăm quyển do pháp sư Đạo Thế tự Huyền Uẩn soạn vào đời Đường, Trung Quốc. Sư họ bàn, người Trường An, Kinh Triệu[1]Năm mười hai tuổi, sư xuất gia tại chùa Thanh Long. Sau thời gian tu tập, sư nổi tiếng tinh thông Luật học. Trong khoảng niên hiệu Hiển Khánh (556-561), sư tham gia dịch trường của ngài Huyền Trang. Sau đó, sư vâng chiếu chỉ đến trụ tại chùa Tây Minh cùng với ngài Đạo Tuyên xiển dương Luật học. Năm Hiển Khánh thứ tư (659), sư soạn xong bộ Chư kinh yếu tập hai mươi quyển. Sư lại tiếp tục dành khoảng thời gian mười năm (659-668) mở rộng bộ này thành bộ Pháp uyển châu lâm, mời Lan đài thị lang Lí Nghiễm viết lời tựa. Theo các nhà nghiên cứu Phật học, sách này có hai điểm đặc sắc:

1. Ghi chép đầy đủ về người và vật: Hoàn toàn chú trọng vào các kinh sách y cứ, không ức thuyết, suy đoán, hư cấu. Vì thế Pháp uyển đã dẫn dụng rất nhiều kinh sách. Ngoài ba tạng của nhà Phật, còn có sấm thư[2], vĩ thư[3]của Nho gia, Đạo sĩ pháp luân kinh, lão Tử thăng huyền kinh…là kinh điển của Đạo giáo. Sư lại trích dẫn cả Tạp sử, Bại sử[4], như Nguy lược, Tề xuân thu, Liệt dị truyện, Tinh dị truyện… Nếu việc gì không có điển cứ thì y theo lời của người thời bây giờ kể, như Vương Đồng Nhân, Vương Huyền Sách tuyển sư, Pháp Vân, tì nữ của Thôi Nghĩa Khởi(vì thấy không cần thiết nên n~ưừi dịch lược bỏ những đoạn này).

2. Bảo tồn được những văn hiến và sử liệu quí báu: Về Phật điển, Pháp uyển trích dẫn văn của năm mươi hai loại kinh sách đã thất lạc mà từ lúc soạn Khai Nguyên Thích giáo lục đến nay chưa tìm thấy, như kinh Thiện quyền, Quán Phật tam-muội, Tinh độ tam-muội…cùng rất nhiều bản kinh thuộc loại Nghi ngụy[5]bị thất lạc. Về ngoại thư thì dẫn những đoạn văn trong Minh tường kí, Trung Thiên Trúc hành của Vương Huyền Sách…nay đã thất truyền.

Pháp uyển châu lâm, “pháp uyển” tức sự hội tụ Phật pháp; “châu” là báu vật, dụ cho giáo pháp Phật-đà quí giá và dung thông vô ngại; “lâm” nghĩa là nhóm họp. Như vậy Pháp uyển châu lâm là một bộ sách trọng yếu. gom tập tất cả những giáo nghĩa tinh hoa của Phật pháp.

Bộ sách này có đầy đủ tính chất của một bộ Bách khoa toàn thư Phật giáo. Toàn sách gồm một trăm chương từ chương Kiếp lượng đến chương Truyện kí. Tùy theo nội dung đặc tính của mỗi chương mà phân chia thành sáu trăm sáu mươi tám bộ. Trong mỗi chương hoặc bộ, ngoài việc dẫn dụng ba tạng, truyện kí, còn có riêng phần Cảm ứng. Phần này trích dẫn người, vật, sự việc trong một trăm tám mươi bảy bộ sách nội ngoại giáo để minh chứng. Trong đó bao gồm các sách về sử kí, bút kí, Chư tử[6]chưởng cố[7], tiểu thuyết.Đặc biệt, những dẫn chứng đều chú trọng đến xuất xứ, nếu là sự việc đương thời thì mỗi mỗi đều ghi là do người nào ở đâu kể lại (Vềphần này, khi gặp những chương dài, mà trong đó có nhiều nội dung khác nhau Ban dịch thuật mạo muội chia thành một hoặc hai bộ loại, hoặc chia ra thành nhiều mục nhỏ. Do đó so với nguyên bản có thể hơn sáu trăm sáu mươi tám bộ loại).

Vì sách trích dẫn rất nhiều nội ngoại điển, lại được sắp xếp có hệ thống, tùy theo nội dung mà phân ra chương mục riêng biệt, nên rất dễ đàng tra cứu và xem tiếc, không thể thiếu đối với hành giả nghiên cứu tu tập. Hơn nữa những đoạn kinh văn dẫn dụng không phải sao chép nguyên bản mà trích chọn những yếu nghĩa liên quan đến đề tài muốn nói. đây thật một bộ sách cực kì quí báu trong kho tàng văn hiến Phật giáo.

Tiện đây, Ban dịch thuật xỉn lược nêu đại ý mỗi chương.

1 Chương Kiếp lượng: Nội dung nói về bốn giai đoạn: Thành, trụ. hoại, không của quá trình thế giới từ hình thành đến hoại diệt. trong đó đặc biệt nêu ra hai tai kiếp là đại và tiểu tam tai. Đây chính là thuyết về chu kỳ lịch sử thế giới của Phật giáo.

2. Chương Tam giới: Nội dung nói về việc thế giới được hình thành bởi ba cõi Dục. Sắc và Vô Sắc. Trung tâm của thế giới là núi Tu-di chung quanh là biển lớn, trong biển có bốn châu lớn. Từ lưng chừng núi Tu~di trở lên là trụ xứ Của chư thiên. Đây là dạng thức kết cấu của vụ trụ theo thuyết của Phật giáo. Nội dung chương này còn nói về các hình thái thụ sinh, trụ xứ lớn nhỏ, thân lượng thọ mạng cho đến việc kếthôn sống chung và phương thức sinh hoạt của tất cả các loài chúng sinh.

3. Chương Nhật nguyệt: Nội dung chương này nói về sự vận hành của mặt trời, mà năng và các vì sao, nguyên nhân phát sinh mây mưa, sấm chớp. Đây cũng là quan niệm về thiên văn của Phật giáo.

4. Chương Sáu đường: Nội dung chương này nói về việc chúng sinh trong ba cõi do hành vi thiện ác khác nhau mà chiêu cảm quả báo sinh vào sáu đường: trời người, a-tu-la, ngạ quỷ, súc sinh, đại ngục. Đây chính là quan niệm về hữu tình của Phật giáo.

5. Chương Thiên Phật: Nội dung thuật vê việc thành Phật, thuyết pháp, niết-bàn của các Đức Phật quá khứ cho đến Đức Phật Thích-ca Mâu-ni và tình hình các Thánh đệ tử kết tập ba tạng.

6. Chương Kính Phật: Nội dung nói về tín ngưỡng A-di-đà và tín ngưỡng Di-lặc. Đồng thời dẫn chứng rộng các thí dụ trong kinh điển để nêu rõ điểm ưu việt của pháp môn Niệm Phật. Sau cùng là các câu chuyện cảm ứng.

7. Chương Kính Pháp: Nội dung nói về công đức tụng kinh, giảng nghĩa, truyền bá Phật pháp.

8. Chương Kính Tăng: Nội dung nói về công đức và phúc báo kính lễ chúng Tăng.

9. Chương Kính lễ: Nội dung nói về công đức lễ lạy mười phương và cách thức lễ lạy.

10. Chương Phúc điền: Nội dung nói về công đức và lợi ích của việc bố thí cúng dường.

11.Chương Qui y và thành tín: Nội đung nói vê việc qui y Tam bảo, đó là phép tắc trọng yếu của tín ngưỡng Phật pháp.

12. Chương Nam nữ thế gian: Nội dung nói về các hành vi buông lung thân tâm của nam nữ thế gian, như cậy thế hiếp người…

13. Chương Nhập đạo: Nội dung nói về ý nghĩa và phép tắc cạo tóc xuất gia.

14. Chương Tàm quí: Nội dung nói về tâm hổ thẹn là biểu hiện cho tính thiện của con người. Người có lòng hổ thẹn, không chỉ bản thân không tạo ác mà còn dạy người khác không tạo ác.

15. Chương Khuyên dạy: Nội dung nói về những tội lỗi trong cuộc sống thế gian. Từ đó khuyên dạy mọi người siêng năng, dõng mãnh tu tập Phật pháp để có thế đạt được vô lượng phúc đức.

16. Chương Nghe pháp và giảng pháp: Nội dung nói về nghi thức và ý nghĩa của việc thuyết pháp và nghe pháp.

17. Chương Kiến giải: .Nội dung nói về những sở trường khác nhau của các đệ tử ưu tú Đức Phật Thích-ca. Như A-na-luật đệ nhất về thiên nhãn…

18. Chương Túc mạng: Nội dung nói về việc chúng sinh đều có khả năng nhớ lại các hành vi của đời trước.

19. Chương Chí thành: Nội dung nói người có tâm chí thành cầu đạo, nhất định sẽ cảm ứng và đạt được đạo quả.

20. Chương Thần dị: Nội dung nói thần thông linh dị, là công dụng trọng yếu trong quá trình truyền bá Phật pháp.

21. Chương Cảm thông: Nội dung nói về các thánh tích Phật giáo mà ngài Huyền Trang đã gặp trong hành trình sang ăn Độ thỉnh kinh.

22. Chương Tam bảo trụ trì: Nội dung nói về đức hạnh và các điều kiện mà người truyền giáo và hộ pháp cần có.

23. Chương Ẩn tích: Nội dung nói về các bậc cao sĩ ẩn giấu đức hạnh, sống đồng thế tục.

24. Chương Yêu quái: Nội dung nói về các loại yêu mị, quỷ quái xúc phạm loài người.

25. Chương Biến hóa: Nội dung nói về thần thông biến hóa.

26. Chương Ngủ mộng: Nội dung nói về nguyên nhân ngủ mộng là do tâm thức phát động. Lại căn cứ vào trạng thái mà chia mộng thành bốn loại: Mộng do bốn đại không điều hòa, mộng do đã thấy từ trước, mộng do chư thiên gá vào, mộng do tưởng. Căn cứ vào đặc tính mà chia mộng thành ba loại: Thiện, ác, vô kí.

27. Chương Tạo phúc: Nội dung nói về các loại phúc như phúc tạo chùa tháp, khắc họa tượng Phật, cúng dường chúng tăng, trồng cây, tu sửa cầu cống, đắp đường đào giếng, cấp thuốc cho người bệnh, xây phòng ốc, nhà vệ sinh… Kế đó là nói về các vật dùng cho tắm Tăng và phòng tắm tốt.

28. Chương Nhiếp niệm: Nội dung nói về các phương pháp chế ngự vọng niệm tán loạn.

29. Chương Phát nguyện: Nội dung nói về việc lập thệ phát nguyện tu tập Phật đạo.

30. Chương Pháp phục: Nội đung nói về công đức của ca-sa, ý nghĩa Tăng chúng đắp pháp phục.

31 . Chương Đốt đèn: Nội dung nói về ý nghĩa và công đức đốt đèn trước tượng Phật.

32. Chương Treo tràng phan: Nội dung nói về ý nghĩa và công đức treo tràng phan trong chùa tháp.

33. Chương Hương hoa: Nội dung nói về ý nghĩa và công đức đốt hương, cúng hoa trước Phật.

34. Chương Tán tụng: Nội dung giới thiệu các loại hình và công đức tán tụng thù thắng của Phật giáo. Theo đó cũng nêu lên tình hình lưu truyền môn này.

35. Chương Kính tháp: Nội dung nói về nguồn gốc, qui cách, ý nghĩa, tu sửa và quản lí tháp Phật.

36: Chương Già-lam: Nội dung nói về nguồn gốc của già-lam, nghi thức và qui củ vào chùa lễ lạy.

37. Chương Xá-/ợi: Nội dung nói về tình hình tám nước xây tháp tôn thờ xá-lợi Phật Thích-ca sau khi Ngài vào niết-bàn. Đồng thời cũng nói đến công đức cúng dường xá-lợì Phật.

38. Chương Cúng dường: Nội dung nói về phúc đức cúng dường và các đối tượng cần cúng dường trong Phật giáo như Phật, Bồ-tát, A-la-hán, Tăng chúng, Cha Mẹ, Thầy tổ…

39. Chương Thụ thỉnh: Nội dung nói về phúc đức và lợi ích của việc thí chủ tổ chức trai hội cúng dường chư Tăng, những qui củ và nghi thức cụ thể khi chúng Tăng thụ thực.

40. Chương Luân vương: Nội dung nói về đức hạnh của các Chuyển luân vương như vua A-dục…

41. Chương Quân thần: Nội dung nói tầm ảnh hưởng của việc Quốc vương và đại thần hộ trì Phật pháp và đức hạnh phải có của các vị này.

42. Chương Nghe lời khuyên can: Nội đung nói về việc Quốc vương cai trị, hành giả tu đạo cần phải nghe những lời khuyên can bổ ích, để tránh những sai lầm đáng tiếc.

43. Chương Suy xét kĩ. Nội dung nói về việc làm người ở đời nên dùng trí tuệ để suy xét, phân biệt rõ chính tà, thiện ác.

44. Chương Suy nghĩ thận trọng: Nội dung nói về việc làm người nên suy nghĩ thận trọng để phòng tránh lỗi lầm, lại cũng nên ít nói và bặt lo nghĩ.

45. Chương Kiệm ước: Nội dung nói kiệm ước tri túc là căn bản của việc tu đạo.

46. Chương Trừng phạt lỗi lầm: Nội dung nói về nghĩa “ý là gốc của nghiệp, thân miệng từ đây khởi”. Nếu người muốn ngăn chặn hành vi ác của thân, phòng ngừa lời ác của miệng thì trước phải làm trong sạch ý niệm.

47. Chương Hòa thuận: Nội dung nói về người có tính tình nhu thuận thì bậc hiền kẻ ngu đều nương tựa, người có tính tham ác thì chúng bạn đều lánh xa.

48. Chương Khuyên răn: Nội dung trình bày những điều liên quan đến việc dứt ác hành thiện.

49. Chương Trung hiếu: Nội dung trích dẫn nhiều kinh luận để giải thích về ý nghĩa hiếu kính trong Phật giáo.

50. Chương Bất hiếu: Nội dung nêu các quả báo do bất hiếu với cha mẹ, như đọa địa ngục…

51. Chương Báo ân: Nội dung nói đệ tử Phật làm thế nào để báo đáp ân sâu nghĩa nặng của cha mẹ và Như Lai.

52. Chương Quên ân và trái ân: Nội dung nói các quả báo của hành vi bội ân.

53. Chương Bạn tốt: Nội dung nói về việc kết giao với bạn tốt thì dần dần sẽ thành người hiền minh.

54. Chương Bạn xấu: Nội dung nói về việc kết giao với người vô đức thì sẽ tổn hại mình và tổn hại người.

55. Chương Chọn bạn: Nội dung dẫn chứng kinh luận để nói về việc chọn bạn kết giao, theo đó nên chọn bạn lành, xa lánh bạn xâu

56. Chương Quyến thuộc: Nội dung nói về tình thân quyến thuộc, ái ân vợ chồng là hư giả không chân thật và bền lâu.

57. Chương So sánh hơn kém: Nội dung nói về nghiệp hạnh thiện ác chiêu cảm quả báo lên xuống sáu đường sai biệt.

58. Chương Thông minh cơ trí: Nội dung luận thuật các cuộc tranh biện thông minh cơ trí của ngài Xá-lợi-phất, A-nan, Mã Minh, Long Thọ… với các ngoại đạo.

59. Chương Ngu độn: Nội dung thuật lại các câu chuyện ngụ ngôn như kẻ ngu đánh rắn, đập ruồi, chữa mắt, chia y, ghét bóng…

60. Chương Trá ngụy: Nội dung nói về các câu chuyện khinh khi, dối gạt của những kẻ trá ngụy.

61.Chương Lười biếng: Nội dung trình bày các nhân duyên khiến người tu hành không thể đắc đạo.

62. Chương Phá tà: Nội dung nửa chương trước trích dẫn những đoạn kinh luận trên quan đến phá tà, lấp bít các dị kiến. Nửa chương sau nói về sự tích Tăng chúng hộ giáo.

 

63. Chương Phú quí: Nội dung nói đời nước hành thiện, hào phóng bố thí thì đời này giàu sang.

64. Chương Bần tiện: Nội dung nói đời trước tạo ác, bỏn xẻn không thí xả thì đời này nghèo hèn

65. Chương Mắc nợ: Nội dung nói về lí nhân quà báo ứng như bóng theo hình, như mắc nợ thì phải trả. Dù mảy may cũng phải chịu quả quả báo.

66. Chương Tranh tụng: Nội dung nói về đạo lí “dùng tranh cãi để dứt tranh cãi, thì tranh cãi không bao giờ dứt; dùng nhẫn dứt tranh cải là pháp tối tôn”.

67. Chương Mưu hại phỉ báng: Nội dung nói về các nhân duyên cố sự nguyền rủa và phỉ báng Thánh hiền. Đặc biệt chương này còn nêu lên mười nạn của Đức Phật Thích-ca

68. Chương Chú thuật: Nội dung nêu ra các bài thần chú trong kinh, phương pháp trì tụng các điều cần chú ývà các linh ứng thần diệu khi trì tụng thần chú.

69. Chương Cúng tế: Nội dung nói về công đức dâng hoa quả thức ăn ngon ccng dường Phật Tăng, phúc đức cúng tế quỷ thần.

70. Chương Xem tướng: Nội dung trình bày tướng trạng của chúng sinh trong sáu đường. Nếu quan sát kỷ tướng ấy có thể biết được nghiệp nhân quá khứ.

71. Chương Cầu mưa:Nội dung nói về cách thức cầu thỉnh rồng tuôn mưa, dứt mưa.

72. Chương Vườn cây: Nội dung nói vê công đức cúng dường vườn cây ăn quả và rừng Trúc, nguồn gốc các loại hạt giống ở thế gian, các qui định rồng cây và chặt cây.

73. Chương Săn bắn: Nội dung nói về quả báo của việc săn bắn sát sinh.

74. Chương Từ bi: Nội dung nói về tinh thần “Cứu tế làm đầu, từ bi làm gốc” của Phật và Bồ-tát. Đồng thời cũng thuật rõ các hạnh Bồ-tát của Phật trong đời quá khứ.

75. Chương Phóng sinh: Nội dung nói phóng sinh, không giết hại là hành vi nhân từ, cũng nói rõ những phúc báo của việc làm này.

76. Chương Cứu nguy: Nội dung nói về công đức và ý nghĩa xả thân cứu nạn.

77. Chương Oán khổ: Nội dung nói về các khổ nạn mà chúng sinh phải chịu.

78. Chương Nghiệp nhân: Nội dung nói về các ý niệm và hành vi thiện ác của chúng sinh.

79. Chương Thụ báo: Nội dung nói về việc chúng sinh do ba nghiệp thân miệng ý mà chiêu cảm các quả báo lành dữ.

80. Chương Tội phúc: Nội dung nói về việc tạo tội và tu phúc của chúng sinh.

81. Chương Dục cái: Nội dung nói về năm dục: sắc, thanh, hương, vị, xúc; năm món ngăn che: Tham dục, sân khuế, thùy miên, điệu hối, nghi là mối nguy hại cho thân tâm hữu tình.

82. Chương Bốn loài: Nói về bốn hình thái sinh của hữu tình: thai sinh, noãn sinh, thấp sinh và hóa sinh.

83. Chương Mười kiết sử: Nội dung nêu lên năm độn sử và năm lợi sử là mười loại phiền não trói buộc chúng sinh.

84. Chương Mười nghiệp ác: Nội dung nói mười nghiệp ác chính là mười hành vi tội khiến chúng sinh tự chuốc lấy ác báo, đắm chìm trong biển khổ.

85. Chương Lục độ: Nội dung nói sáu độ là sáu phương thức tu hành giúp chúng sinh thoát luân hồi sinh tử, đạt đến Niết-bàn.

86. Chương Sám hối: Nội dung nói về nghi thức, nội dung và phương pháp sám hối diệt tội

87. Chương Thụ giới: Nội dung nói về việc đệ tử Phật làm thế nào để thụ trì ba qui y, năm giới, tám giới, mười thiện, ba tụ tịnh

88. Chương Phá giới: Nội dung nói về đệ tử Phật bị quả báo rơi vào các đường ác do phạm giới và phá giới.

89. Chương Thụ trai: Nội dung nói về các loại trai pháp, nghi thức và công đức trì trai.

90. Chương Phá trai: Nội dung nói về thụ thực phi thời là phá trai. Phi thời thực là sau giờ Ngọ không được ăn.

91. Chương Thưởng phạt: Nội dung nói về việc thưởng thiện phạt ác không được sai lầm.

92. Chương Lợi hại: Nội dung nói tài sắc, danh lợi như huyễn hóa, là nhân duyên chướng ngại việc tu đạo. Một khi đắm chìm vào đó, thì mai sau chịu tội không cùng.

93. Chương Uống rượu và ăn thịt: Nội dung nói về những mối nguy hại của việc uống rượu và ăn thịt.

94. Chương Uế trược: Nội dung dẫn chứng các đoạn kinh luận nói về những qui định trong sinh hoạt hằng ngày cho đệ tử Phật, như: không được uống rượu, ăn thịt, hành, hẹ, tỏi, ném, không được tùy tiện hắt hơi, đại tiểu tiện bừa bãi trên đất già-lam.

95. Chương Bệnh khổ: Nội dung nói về nguyên nhân sinh bệnh, làm thế nào để chăm sóc người bệnh cho đến phương pháp chữa trị.

96. Chương Xả thân: Nội dung nêu lên các phúc đức của hạnh xả thân cứu vật.

97. Chương Tống chung: Nội dung nói về cách xử lí tử thi, nghi lễ ai điếu và các tướng trạng thần thức thụ sinh.

98. Chương Pháp diệt: Nội dung nêu lên những sự suy đồi của Tăng đoàn và những nguy hại của xã hội sẽ xảy ra khi Phật pháp suy vi.

99. Chương Tạp yếu: Nội dung nói về giáo pháp Tứ y, bốn quả vị của Thanh Văn thừa, bốn loại thức ăn duy trì sinh mạng hữu tình, phương pháp làm sạch miệng và lợi ích của việc này, khởi nguyên của việc hô chuông dứt khổ, oai nghi nhập chúng của tăng nhân, phương pháp xua đuổi các loài rắn rết, chim chuột…

100. Chương Truyện kí: Nội dung nêu lên những câu chuyện lịch sử liên quan đến công tác phiên dịch kinh luận, các Đế vương tạo phúc và hộ trì Phật pháp.

Như vậy nội dung một trăm chương của Pháp uyển châu lâm đã bao quát tất cả giáo nghĩa cơ bản Phật giáo. Về hình thức, sách cũng đã phân chia, sắp xếp theo thứ tự từng bộ loại riêng biệt để giới thiệu đến người đọc về giáo lí và tri thúc Phật giáo như: quan niệm về không gian và thời gian, quan niệm về vũ trụ và hữu tình, phương thức truyền giáo, nhân quả nghiệp lực, thiện ác báo ứng, việc tu tập và đức hạnh phải có của hai chúng tăng tục, phân loại Thánh phàm, giới luật và thiền quán, thần thông và chú ngữ, danh tướng pháp số, chùa tháp và pháp khí, âm nhạc và hình tượng, nghi lễ và phép tắc oai nghi, vệ sinh giữ gìn sức khóe… Nhưng quan trọng hơn, sách này đã luận bàn rộng đến những hiện tưọng xã hội và quan niệm đúng sai về luân lí thế gian. Vì thế có thể nói đây là một bộ sách lớn gom tập tất cả tư tưởng xuất thế và nhập thế.

 

 



[1]
Kinh Triệu: Tức Kinh Triệu Doãn, một địa khu hành chính của kinh đô thời Hán, nay là vùng từ Tây An trở vê đông đến huyện Hoa, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

[2]Sấm thư: Những bộ sách ghi các lời dự đoán.

[3]Vĩ thư: Những loại sách mượn lời trong kinh điển Nho gia để nói về phù chú, bói toán.

[4]Bại sử: Loại sách ghi chép những truyền thuyết, những lời đồn đoán, những việc vụn vặt trong nhân gian, trái với chính sử.

[5]

[6]Chư tử:Tất cả những học giả của các học phái xuất hiện từ thời Tiền Trần đến đâu đời Hán, hoặc chi cho nhữg trước tác của họ.

[7]Chưởng cố: Những thể chế, luật lệ xưa, hoặc chỉ cho chuyện xưa, hoặc sự thật lịch sử.

 

Các sách khác thuộc Nghiên Cứu - Khảo Luận

Lối về Sen nở
Lối về Sen nở
Phật giáo dưới mắt các nhà trí thức
Phật giáo dưới mắt các nhà trí thức
Giáo trình Phật Học
Giáo trình  Phật Học
Tìm hiểu Phật giáo
Tìm hiểu Phật giáo
Tâm lý Phật giáo trong Tây Du ký
Tâm lý Phật giáo trong Tây Du ký
Nghiên cứu Phật giáo Tây Vực
Nghiên cứu Phật giáo Tây Vực
Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ
Tư tưởng  Phật giáo Ấn Độ
Thơ Nguyễn Văn Tường 1824 -1886
Thơ Nguyễn Văn Tường 1824 -1886
Ra Khỏi Bóng Tối
Ra Khỏi Bóng Tối
Phật giáo nhập thế và phát triển
Phật giáo nhập thế và phát triển
Giáo dục Phật Giáo Sự Kế Thừa và Phát Huy
Giáo dục Phật Giáo  Sự Kế Thừa và Phát Huy
Đạo Phật và thế gian
Đạo Phật và thế gian