Tìm Sách

Kinh Tạng >> Kinh Duy Ma Cật lược giải


Xem tại thư viện

Thông tin tra cứu

  • Tên sách : Kinh Duy Ma Cật lược giải
  • Tác giả : .
  • Dịch giả : Thích Nữ Diệu Không
  • Ngôn ngữ : Việt
  • Số trang : 235
  • Nhà xuất bản : Liên Hoa - Huế
  • Năm xuất bản : 2517
  • Phân loại : Kinh Tạng
  • MCB : 12010000001697
  • OPAC :
  • Tóm tắt :

 KINH DUY MA CẬT lược giải

(Duy Ma Cật sở thuyết bất khả tư nghì giải thoát kinh)

Dịch giả THÍCH NỮ DIỆU KHÔNG

Phật Lịch 2517

 

LỜI GIỚI THIỆU

Kinh Duy-Ma-Cật còn gọi là “Kinh Bất Khả tư nghì giải thoát do cư sĩ Duy-Ma-Cật tuyên thuyết” là một bộ kinh xiển dương giáo lý Tối-Thượng-Thừa, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật. Toàn bộ Kinh thuật lại cuộc đời đối thọai giữa Cư sĩ Duy-Ma- Cật và Bồ Tát Văn Thù.

Mổ đầu, đức Phật hỏi đại chúng: ai kham lãnh đi thăm bệnh ông Duy-Ma-Cật? Hết thảy hàng Thanh Văn Bồ Tát trong đại chúng đều thối thác chỉ có Văn Thù Bồ-tát là nhận lời. Ý thú của toàn bộ kinh được gói trọn trong tiều tiết này, xin được nêu ra đây để người đọc lưu ý, khỏi sa vào lưới thiên chấp, lạc vào danh tướng.

Duy-Ma-Cật còn gọi là Tịnh Danh Trưởng Giả là 1 vị Bồ tát thị hiện thân Cư sĩ để phá cái chấp tướng của hàng Thanh văn: Thân tuy còn trong trần lao phiền não mà vẫn đầy đủ các hạnh Ba-la-mật, không lìa sanh tử mà vẫn chứng Niết Bàn . Tịnh-Danh có nghĩa là chơn tịnh, danh tướng, là thể tánh Thường trú, là Phật tánh, Pháp tánh, chân như, Thế tánh ấy sẳn đủ nơi mọi người. Ở bậc Thánh không thêm, ở kẻ phàm không bớt. Ai chứng được Thế tánh ấy, thì dù thân còn trong triền phược nhiểm ô của thế tục mà vẫn hằng an trú trong Niết bàn đáng gọi là người thanh tịnh bậc nhất.

Chỉ có Ngài Văn Thù kham lãnh thăm bệnh Duy-Ma-Cật, đây là tiêu biểu ý nghĩa: Chỉ có đại trí của Văn Thù Bồ tát mới tương ưng, xứng hợp với đại hạnh của Tịnh Danh cư sĩ, Đại hạnh vốn không rời căn bản trí, trí và hành không hai, chính đây là Pháp môn bất nhị của Phật giáo.

Tôi xin tùy hỉ đôi lời giới thiệu trên đây, rất mong Phật tử hãy vận dụng Đại Trí có sẵn nơi mình để lãnh hội được những ý thú sâu xa khác trong kinh, ngõ hầu đạt đến chỗ ly ngôn thuyết tướng, ly danh tự tướng, tức là bất tư nghi giải thoát vậy.

                                       Trúc Lâm, mùa an cư Quý Sửu

                                         Sa – môn: Thích Mật Hiển

 

MỤC LỤC

Lời giới thiệu của HT, Trúc Lâm

Định Danh

Mục đích

Phân đoạn

Phẩm I: Phật quốc

Lược giải Phầm I Lược quốc

Phật quốc Phẩm I (tt)

Lược giải phẩm I Phật quốc (tt)

Tâm tịnh độ tịnh

Vị chứng đoạn nghi

Tùy cơ được lợi ích

Phẩm:

II       Phương tiện

III     Đệ từ

IV     Bồ tát đệ tử

V      Văn Thù Bồ tát đi thăm bệnh

VI     Bất Tư nghị pháp môn

VII   Quán chúng sanh

VIII  Phật đạo

IX    Nhập bất nhị môn

X     Hương Tích Phật quốc

XI   Bồ tát hạnh

XII  Quán Phật A-súc

XIII Pháp cúng dường

XIV Phú chúc lưu thông

Vài lời của người dịch

Mục lục

Danh sách ấn tống

Tượng Hộ pháp

Các sách khác thuộc Kinh Tạng

Đại Thừa Kim Cang Kinh luận
Đại Thừa Kim Cang Kinh luận
Kinh Trường A Hàm (DIRGHÀGAMA)
Kinh Trường A Hàm (DIRGHÀGAMA)
Họa Tập: Mười hai lời nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm
Họa Tập: Mười hai lời nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm
Đại Bát Niết Bàn Kinh
Đại Bát Niết Bàn Kinh
Nghi thức tụng niệm hằng ngày
Nghi thức tụng niệm hằng ngày
Kinh Lăng Nghiêm
Kinh Lăng Nghiêm
Văn cảnh sách của Tổ Qui Sơn
Văn cảnh sách của Tổ Qui Sơn